Luận Văn Cơ sở khoa học về tổ chức bộ máy quản lý đất đai

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở khoa học về tổ chức bộ máy quản lý đất đai
    Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như không thể nào có sự tồn tại của loài người.
    Bởi vì, đất là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp. Đất đai là địa điểm để đặt máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, tạo chỗ đứng cho công nhân trong sản xuất công nghiệp.
    Vì thế quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả là mục tiêu cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
    ở nước ta, vấn đề về sử dụng và quản lý đất đai luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Để phù hợp với bước chuyển đổi từ cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có định hướng XHCN. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, đồng thời khuyến khích được các tổ chức và các cá nhân sử dụng đất đai cho mục đích phát triển kinh tế trong khuôn khổ của pháp luật.
    Tuy nhiên, quản lý và sử dụng đất đai trong thực tế đời sống xã hội còn nảy sinh ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Do đó, để quản lý tốt tình hình sử dụng đất đai phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống và phát triển kinh tế đất nước là một việc khó khăn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý khoa học và hiện đại, phù hợp với thực tế phát triển của xã hội. Đó là một bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, những người tổ chức và điều hành bộ máy có đầy đủ năng lực về chuyên môn và phẩm chất của người cán bộ quản lý.
    Từ năm 1986 đến nay, bộ máy quản lý đất đai nước ta có nhiều thay đổi, nhưng mốc quan trọng nhất là năm 1994, khi Chính phủ ra Nghị định 34/CP về việc thành lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản lý Ruộng đất và Cục Đo đạc - Bản đồ. Từ đó đến nay công tác quản lý đất đai nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên nước ta mới chuyển đổi nền kinh tế hơn nữa công tác quản lý đất đai là một công tác phức tạp và khó khăn nên trong một thời gian ngắn Chính phủ Việt Nam chưa thể tổ chức được bộ máy quản lý đất đai đáp ứng được hết những nảy sinh trong thực tế các hoạt động xã hội, kinh tế và đời sống của nhân dân ngay được.
     
Đang tải...