Tiến Sĩ Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hộ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 11
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 1
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . 12
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 12
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC . 13
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU . 13
    6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 13
    7. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 14
    7.1. Phương pháp tiếp cận 14
    7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 15
    8. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ . 16
    9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 16
    10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN . 16
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC
    BỘ CHỦ QUẢN THEO HƯỚNG TỰ CHỦ, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI . 18
    1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ . 18
    1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước 18
    1.1.2. Nghiên cứu trong nước . 19
    1.2. GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC 24
    1.2.1. Vai trò của giáo dục đại học . 24
    1.2.2. Trường đại học và quản lý trường đại học . 25
    1.2.3. Tự chủ và trách nhiệm xã hội là thuộc tính của trường đại học . 26
    1.3. TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
    TRONG PHÂN CẤP QUẢN LÝ . 28
    1.3.1. Phân cấp quản lý và phân cấp quản lý đại học . 28
    1.3.2. Tự chủ của trường đại học và các nội dung cơ bản 31
    1.3.3. Trách nhiệm xã hội của trường đại học và các nội dung cơ bản 39


    v
    1.3.4. Mối quan hệ giữa tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học 43
    1.3.5. Nhân tố chính sách, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quyền tự chủ và trách
    nhiệm xã hội của trường đại học 45
    1.3.6. Nội dung quản lý trường đại học đảm bảo thực hiện quyền tự chủ và trách
    nhiệm xã hội . 48
    1.4. ĐẶC TRƯNG QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ NGÀNH (BỘ
    CHỦ QUẢN) THEO HƯỚNG TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 55
    1.4.1. Quản lý nhà nước đối với trường đại học thuộc Bộ ngành 55
    1.4.2. Quản lý theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học
    thuộc Bộ ngành . 57
    1.4.3. Các điều kiện đảm bảo quản lý trường đại học thuộc Bộ ngành theo hướng
    tự chủ và trách nhiệm xã hội 57
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 59
    Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC
    BỘ CHỦ QUẢN THEO HƯỚNG TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI . 60
    2.1. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ
    CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI
    HỌC 60
    2.1.1. Kinh nghiệm của Singapore . 60
    2.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 60
    2.1.3. Kinh nghiệm của Mỹ 61
    2.2. KHÁI QUÁT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG 61
    2.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ CỦA TRƯỜNG ĐẠI
    HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG 67
    2.3.1. Khung pháp lý về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại
    học Việt Nam 67
    2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện quyền tự chủ của trường đại học
    thuộc Bộ Công Thương 69
    2.3.3. Đánh giá mức độ tự chủ và trách nhiệm xã hội của 4 trường đại học được
    nghiên cứu qua các tiêu chí cơ bản . 93


    vi
    2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG
    THƯƠNG THỰC HIỆN TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 98
    2.4.1. Về năng lực đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của các trường 98
    2.4.2. Về việc thành lập Hội đồng trường 99
    2.4.3. Về việc hình thành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong 99
    2.4.4. Về việc xây dựng văn hóa tự chủ và trách nhiệm xã hội 100
    2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG QUẢN LÝ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC
    BỘ CÔNG THƯƠNG THEO HƯỚNG TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM
    XÃ HỘI . 101
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 108
    Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
    THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG THEO HƯỚNG TỰ CHỦ VÀ TRÁCH
    NHIỆM XÃ HỘI 110
    3.1. CÁC NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN GIẢI PHÁP 110
    3.1.1. Nguyên tắc kế thừa . 110
    3.1.2. Nguyên tắc thực tiễn . 111
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 111
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC
    BỘ CÔNG THƯƠNG 112
    3.2.1. Nâng cao nhận thức về thực hiện tự chủ và TNXH trong quản lý của nhà
    trường 112
    3.2.2. Nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lý các
    khoa, phòng, trung tâm . 115
    3.2.3. Thành lập Hội đồng trường; củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý, quy
    trình quản lý của nhà trường . 117
    3.2.4. Phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường 121
    3.2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện
    công khai . 122
    3.2.6. Thực hiện việc công khai minh bạch các hoạt động quản lý, chất lượng
    đào tạo, tài chính tới khách hàng và các bên liên đới . 124


    vii
    3.2.7. Đa dạng hóa nguồn thu trên cơ sở phát huy sự năng động sáng tạo của các
    đơn vị và cá nhân trong trường . 126
    3.2.8. Xây dựng văn hóa tự chủ và trách nhiệm xã hội trong mỗi nhà trường . 128
    3.2.9. Tạo lập mạng lưới liên kết giữa các trường đại học thuộc Bộ Công
    Thương 136
    3.2.10. Mối quan hệ giữa các giải pháp 138
    3.3. KHẢO SÁT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP . 138
    3.3.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất 139
    3.3.2. Thử nghiệm giải pháp đa dạng hóa nguồn thu . 140
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 145
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 146
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
    TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI . 157
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 159



    viii

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    AUN ASEAN University Network
    CB, VC Cán bộ, viên chức
    CĐ Cao đẳng
    CLGD Chất lượng giáo dục
    CSGD Cơ sở giáo dục
    CTĐT Chương trình đào tạo
    ĐH Đại học
    EUA European University Association
    GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
    GDĐH Giáo dục đại học
    HCSN Hành chính sự nghiệp
    HSSV Học sinh, sinh viên
    HĐT Hội đồng trường
    KHCN Khoa học công nghệ
    KTTT Kinh tế thị trường
    KT-XH Kinh tế, xã hội
    MTCL Mục tiêu chất lượng
    NĐ-CP Nghị định Chính phủ
    NNS Nguồn ngân sách
    NSNN Ngân sách Nhà nước
    NCKH Nghiên cứu khoa học
    SP Sản phẩm
    SX Sản xuất
    TN-TH Thí nghiệm - Thực hành
    TNXH Trách nhiệm xã hội
    TTQT Thủ tục quy trình
    XDCB Xây dựng cơ bản
    QLNN Quản lý Nhà nước
    QLGD Quản lý giáo dục
    UBND Ủy ban nhân dân


    ix

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1: Các nội dung chính của tự chủ đại học . 38
    Bảng 2.1: Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tính đến
    31/12/2012 63
    Bảng 2.2: Quy mô học sinh, sinh viên các trường đại học 65
    Bảng 2.3: Thực trạng nguồn thu của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, trong 4
    năm từ năm 2009 - 2012 . 74
    Bảng 2.4: Thực trạng nguồn thu sự nghiệp của trường Đại học Công nghiệp Việt
    Trì, trong 4 năm từ năm 2009 - 2012 75
    Bảng 2.5: Thực trạng nguồn thu của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong 4
    năm, từ năm 2009 - 2012 76
    Bảng 2.6: Thực trạng nguồn thu sự nghiệp của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
    trong 4 năm, từ năm 2009 - 2012 77
    Bảng 2.7: Thực trạng nguồn thu của trường Đại học Công nghiệpViệt ư Hung, trong
    4 năm từ năm 2009 - 2012 78
    Bảng 2.8: Thực trạng nguồn thu sự nghiệp của trường Đại học Công nghiệp Viêt -
    Hung, trong 4 năm từ năm 2009 - 2012 . 79
    Bảng 2.9: Thực trạng nguồn thu của trường Đại học Sao Đỏ trong 4 năm, từ năm
    2009 - 2012 80
    Bảng 2.10: Thực trạng nguồn thu sự nghiệp của trường Đại học Sao Đỏ, trong 4
    năm từ năm 2009 - 2012 . 81
    Bảng 2.11: Quy mô đào tạo giai đoạn 2009 – 2012 ( tính đến 30/6/2012) 88
    Bảng 2.12: Quy mô đào tạo giai đoạn 2009 – 2012 89
    Bảng 2.13: Quy mô đào tạo giai đoạn 2009 – 2012 90
    Bảng 2.14: Quy mô đào tạo giai đoạn 2009 – 2012 91
    Bảng 3.2: Nguồn thu sự nghiệp của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì trước và
    sau thử nghiệm . 143


    x

    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


    Biểu đồ 2.1: Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tính
    đến 31/12/2012 . 63
    Biểu đồ 2.2: Thực trạng nguồn thu tại Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
    trong 4 năm, giai đoạn 2009 – 2012 75
    Biểu đồ 2.3: Nguồn thu sự nghiệp của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì,
    trong 4 năm từ năm 2009 - 2012 . 76
    Biểu đồ 2.4: Thực trạng nguồn tài chính tại Trường Đại học Công nghiệp Hà
    Nội trong 4 năm, giai đoạn 2009 – 2012 . 77
    Biểu đồ 2.5: Nguồn thu sự nghiệp của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội,
    trong 4 năm từ năm 2009 - 2012 . 78
    Biểu đồ 2.6: Thực trạng nguồn tài chính tại Trường Đại học Công nghiệp Việt
    ư Hung trong 4 năm, giai đoạn 2009 – 2012 . 79
    Biểu đồ 2.7: Nguồn thu sự nghiệp của trường Đại học Công nghiệp Việt Hung
    trong 4 năm, từ năm 2009 - 2012 80
    Biểu đồ 2.8: Thực trạng nguồn tài chính tại Trường Đại học Sao Đỏ trong 4
    năm, giai đoạn 2009 - 2012 . 81
    Biểu đồ 2.9: Nguồn thu sự nghiệp của trường Đại học Công nghiệp Sao Đỏ,
    trong 4 năm từ năm 2009 - 2012 . 82
    Biểu đồ 3.1: Nguồn thu sự nghiệp của Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
    2 năm 2012, 2013 . 144


    11
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và hội
    nhập quốc tế, giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng ngày càng giữ vị trí quan
    trọng. Sự cạnh tranh giữa các nước trên thế giới hiện nay chủ yếu biển hiện là cạnh
    tranh kinh tế, thực chất là cạnh tranh về khoa học kỹ thuật, cạnh tranh về nhân tài mà
    nền tảng của nó lại là cạnh tranh về giáo dục. Giáo dục hiện đại được xem là đòn bẩy
    quan trọng của tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng suất lao động sản xuất.
    Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công
    tác giáo dục và đào tạo. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, X đã khẳng định:
    Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; phát triển giáo dục và đào tạo là một
    động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH; là điều kiện để phát huy nguồn
    lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững.
    Đối với giáo dục đại học tại Điều 3, Luật giáo dục đại học năm 2012, xác định
    mục tiêu chung là: “Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên
    cứu khoa học, công nghệ tạo ra trí thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển
    kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; đào tạo người
    học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp,
    năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với
    trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp,
    thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân” [83].
    Việt Nam, sau gần 30 năm thực hiện đổi mới, hội nhập quốc tế; kinh tế - xã
    hội nói chung và giáo dục nói riêng, trong đó có GDĐH đã đạt những thành tựu
    quan trọng. Hiện tại, GDĐH đang có nhiều cơ hội, song cũng đứng trước nhiều
    thách thức, đó là sự bất cập về khả năng đáp ứng của hệ thống GDĐH đối với yêu
    cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và hội
    nhập quốc tế. Tư duy giáo dục chậm đổi mới chưa thích ứng với nền kinh tế thị
    trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơ sở GDĐH nặng về dạy những gì mình
    có, chưa quan tâm đúng mức, kịp thời đến nhu cầu của xã hội.
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của GDĐH Việt Nam, tính tự
    chủ và chịu trách nhiệm xã hội của các thiết chế GDĐH trở nên cấp thiết hơn bao
    giờ hết, là phương thức hoạt động có tính quyết định sự thành bại của đổi mới
    GDĐH Việt Nam.
    Vì vậy, để chóng đáp ứng yêu cầu của đất nước về đào tạo nguồn nhân lực
    trình độ cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, GDĐH nước ta
    phải tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ, cơ bản và toàn diện, trong đó yêu cầu đổi
    mới quản lý nhà trường đại học là một yêu cầu cấp bách.
    Điều 32 của Luật GDĐH quy định: nhà trường được tự chủ về tổ chức,
    nhân sự, tài chính, tài sản, đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ, đảm bảo
    chất lượng, hợp tác quốc tế. Mức độ tự chủ phù hợp với năng lực, kết quả xếp
    hạng và kiểm định.

    12
    Tự chủ đại học bản thân nó đã là tâm điểm của mối quan hệ giữa nhà nước,
    nhà trường và xã hội. Mức độ và năng lực thực hiện tự chủ và trách nhiệm xã hội
    nói lên trình độ trưởng thành của mỗi trường đại học và cả hệ thống đại học. Sự
    phân cấp về thẩm quyền ra quyết định và trách nhiệm xã hội trong học thuật cũng
    như trong các lĩnh vực của quản lý GDĐH được tiến hành đồng thời là điều thiết
    yếu để đảm bảo sự thành công trong tự chủ của cơ sở đại học.
    Trên thực tế GDĐH ở nước ta vẫn có một sự khó hiểu, đó là sự do dự rất lớn
    của một bộ phận quan chức cấp cao trong việc phân chia trách nhiệm cho các đơn vị
    trực thuộc, dẫn tới từ Luật đến văn bản dưới Luật, cánh cửa tự chủ dường như vẫn
    bị hẹp. Về phía các trường đại học, đã có những cơ sở thực hiện tự chủ thành công
    nhờ vào năng lực lãnh đạo thiết lập được các nền tảng vững chắc và hoạch định
    được lộ trình. Tuy nhiên, cũng còn không ít cơ sở đại học có sự do dự ở một số bộ
    phận chức năng trong việc nhận lãnh trách nhiệm đã được phân cấp và không dám
    dấn thân vào cuộc thử nghiệm. Có một kết luận rút ra ở đây là bắt tay vào việc giải
    quyết vấn đề ngay lập tức thì tốt hơn là đợi đến khi đã muộn. Bên cạnh đó khi được
    trao quyền tự chủ, các trường thường lại không thực hiện trách nhiệm xã hội tương
    ứng với quyền tự chủ được trao.
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đề cập đến quyền
    tự chủ và TNXH của đại học và đã đặt nền tảng về mặt lý luận và thực tiễn cho vấn
    đề này. Tuy nhiên, vấn đề tự chủ và TNXH của đại học ở nước ta vẫn còn là vấn để
    mới cả về cả phương diện lý luận và thực tiễn. Các nghiên cứu đã có mới chỉ dừng
    lại nghiên cứu ở cấp hệ thống hoặc ở các trường đại học lớn, tại các thành phố lớn
    và các khu vực phát triển; chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến cơ sở khoa học
    quản lý trường đại học theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường ĐH
    thuộc bộ ngành (Bộ chủ quản).
    Bộ Công Thương, hiện nay quản lý 51 trường đào tạo; trong đó có 8 trường
    ĐH công lập, nhiều trường ĐH mới được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường
    cao đẳng. Theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, các trường ĐH thuộc
    Bộ Công Thương đã được giao quyền tự chủ trong ba lĩnh vực: tổ chức, nhân sự,
    tài chính; tuy nhiên trên thực tế quyền tự chủ của các trường còn thấp; phân cấp
    quản lý chưa đi đôi với nâng cao năng lực quản lý phù hợp. Thực hiện quyền tự chủ
    còn chưa gắn kết đầy đủ với nghĩa vụ và TNXH.
    Để các trường ĐH thuộc Bộ Công Thương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đào
    tạo nhân lực trình độ cao và nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển
    kinh tế - xã hội đất nước và của ngành, cần tìm kiếm các giải pháp thực hiện quản lý dựa
    trên cơ sở lý luận và thực tiễn của tự chủ và TNXH. Đó là những lý do chính để nghiên
    cứu sinh lựa chọn vấn đề “Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công
    Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội” làm đề tài nghiên cứu.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp thực hiện quản lý trường
    đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và TNXH.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    13
    - Khách thể nghiên cứu: Quản lý các trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
    - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo
    hướng tự chủ và TNXH.
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Việc thực hiện tự chủ và TNXH trong quản lý trường đại học là một yếu tố quan
    trọng để cho phép các cơ sở GDĐH đáp ứng tốt nhất nhu cầu mới đang được đặt ra cho
    mỗi nhà trường. Tuy nhiên nhận thức về thực hiện quyền tự chủ, TNXH và thực hiện
    tự chủ, TNXH của các cơ sở GDĐH còn rất khác nhau ở nước ta; nếu cụ thể hóa được
    nội dung và mức độ tự chủ, cũng như nội dung TNXH và các điều kiện cơ bản để thực
    hiện quyền tự chủ và TNXH trong quản lý cơ sở GDĐH, thì quá trình thực hiện tự chủ
    và TNXH ở các trường ĐH sẽ có căn cứ khoa học và có tính khả thi hơn.
    Quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và trách
    nhiệm xã hội còn hạn chế, mức độ tự chủ và năng lực thực hiện TNXH còn thấp
    gây cản trở đáng kể cho phát triển mỗi trường; nếu đề xuất được các giải pháp quản
    lý thực hiện tốt hơn quyền tự chủ và TNXH sẽ giúp các trường nâng được chất
    lượng và hiệu quả đào tạo, và điều này trực tiếp đáp ứng yêu cầu cấp thiết của người
    học, của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế của ngành và kinh tế - xã hội của
    cộng đồng mà trường phục vụ
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    - Xác lập cơ sở lý luận về quản lý trường đại học thuộc Bộ chủ quản theo
    hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội;
    - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý theo cơ chế thực hiện quyền
    tự chủ và TNXH của các trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương khu vực vùng
    Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng - Các trường đại học
    được quản lý theo phương thức song bộ (Bộ chủ quản và Bộ Giáo dục & Đào tạo);
    - Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quản lý trường đại học thuộc Bộ Công
    Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội.
    - Tổ chức khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất; thử
    nghiệm giải pháp đề xuất.
    6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    Do điều kiện có hạn, Luận án tập trung nghiên cứu khảo sát 4 trên tổng số 8
    trường đại học công lập thuộc Bộ Công Thương: ĐH Công nghiệp Việt Trì, ĐH
    Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công nghiệp Việt – Hung, ĐH Sao Đỏ và tiến hành thử

    14
    nghiệm một giải pháp tại trường Đại học Công nghiệp Việt trì. Do điều kiện có hạn,
    Luận án tiến hành thử nghiệm một giải pháp “Đa dạng hóa nguồn thu trên cơ sở
    phát huy sự năng động sáng tạo của các đơn vị và cá nhân trong trường”
    7. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. Phương pháp tiếp cận
    Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, Luận án sử dụng các phương pháp tiếp
    cận sau:
    Phương pháp tiếp cận duy vật biện chứng: Đặt đối tượng nghiên cứu trong mối
    liên hệ với nhau, ảnh hưởng và ràng buộc lẫn nhau. Đối tượng ở trạng thái vận
    động, biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển, đây là quá trình thay
    đổi về chất của các sự vật hiện tượng. Phương pháp tiếp cận duy vật biện chứng
    giúp Luận án vận dụng, thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt, xem xét sự vật hiện
    tượng trong mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Sự phản ánh hiện
    thực, đúng thực trạng trở thành công cụ hữu hiệu giúp Luận án lựa chọn đề xuất các
    giải pháp hiệu quả trong quản lý trường đại học theo hướng tự chủ và TNXH
    - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Việc quản lý nhà trường theo hướng tự chủ
    và TNXH hiệu quả hay không hiệu quả liên quan đến một hệ thống gồm nhiều nhân
    tố tham gia từ Nhà nước xuống đến các đơn vị trong nhà trường. Phương pháp tiếp
    cận hệ thống giúp Luận án lựa chọn được những chỉ tiêu sát thực trong quá trình
    xây dựng các tiêu chí đánh giá.
    - Phương pháp tiếp cận tổng hợp: Quản lý trường đại học thuộc Bộ chủ quản
    theo hướng tự chủ và TNXH, không phải là hoạt động hoàn toàn độc lập của từng
    đối tượng nghiên cứu mà nó chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau như lịch
    sử phát triển của nhà trường, kinh nghiệm quản lý, cơ sở vật chất, đội ngũ, quy mô,
    ngành đào tạo Do vậy, sử dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp giúp Luận án có
    những nhận định khái quát sâu rộng, đầy đủ hơn trong quá trình nghiên cứu.
    - Phương pháp tiếp cận quản lý sự thay đổi: Ngày nay với sự phát triển như
    vũ bão của Công nghệ thông tin và truyền thông; môi trường kinh tế - xã hội, khoa
    học, công nghệ thay đổi một cách nhanh chóng, đã tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như
    phải đối mặt với không ít thách thức, khó khăn đối với các nhà quản lý các cơ sở

    15
    GDĐH. Do đó, thay đổi là một yếu tố quan trọng liên quan đến việc quản lý của các
    cơ sở GDĐH. Nếu không mau chóng thích ứng với sự thay đổi, nhà trường khó có
    thể giữ được vị trí, thương hiệu trong việc đáp ứng những đòi hỏi của xã hội. Ở
    nước ta, quyền thực hiện tự chủ của các trường đại học đã được nới rộng dần, đồng
    thời với việc thực hiện TNXH cũng đang đòi hỏi tương ứng với quyền tự chủ được
    trao. Do vậy, các nhà quản lý các cơ sở GDĐH cần nhận thức rõ sự cần thiết của
    việc thay đổi, những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực của sự thay đổi, xây dựng
    kế hoạch hành động và quản lý sự thay đổi.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
     Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Thông qua hồi cứu tư liệu khoa học đã tiến hành nghiên cứu phân tích, tổng
    hợp, khái quát hóa các tài liệu, tư liệu từ các nguồn khác nhau đã công bố có liên
    quan đến nội dung nghiên cứu lý luận của đề tài: các văn kiện của Đảng, Nhà nước
    về giáo dục – đào tạo; các tài liệu của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Công Thương;
    các công trình nghiên cứu khoa học, Luận án và những tài liệu, sách báo có liên
    quan trong và ngoài nước nhằm xây dựng cơ sở lý luận về phân cấp quản lý giáo
    dục, thực hiện quyền tự chủ và TNXH trong quản lý của các trường đại học được
    xác lập tạo cơ sở để thiết lập công cụ khảo sát và định hướng tổ chức khảo sát, đánh
    giá việc thực hiện quyền tự chủ và TNXH trong quản lý của các trường đại
    học.Việc đánh giá có thể thực hiện thông qua đánh giá định lượng hoặc đánh giá
    định tính, trong đó đánh giá định lượng được thể hiện trên các số liệu cụ thể, còn
    đánh giá định tính là đưa ra được những nhận định về mặt tính chất của sự vật và
    hiện tượng. Luận án sử dụng đồng thời cả hai cách tiếp cận : Dựa vào phân tích kết
    quả điều tra theo phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp và dựa vào phân tích số liệu hoạt
    động quản lý của các trường ĐH thuộc đối tượng khảo sát.
     Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Xây dựng phiếu hỏi và phỏng vấn cán bộ, viên chức, những người làm công
    tác quản lý của các trường. Tổ chức khảo sát thực tế tại các trường thuộc đối tượng
    nghiên cứu.
    - Thu thập, xử lý và phân tích số liệu thu được thông qua khảo sát của 4
    trường đại học trực thuộc Bộ Công Thương từ năm 2009 đến năm 2012.
    - Thử nghiệm một số giải pháp đã đề xuất trong Luận án nhằm kiểm chứng
    bước đầu tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp.
     Các phương pháp bổ trợ khác
    Là phương pháp thực hiện sau khi đã tiến hành điều tra, khảo sát và thu thập
    tài liệu; thống kê toán học, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý kết quả điều tra và
    thử nghiệm; trao đổi trực tiếp với các chuyên gia quản lý trong các cơ sở GDĐH,

    16
    các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục, các nhà khoa học khác về những vấn đề
    liên quan đến quản lý trường đại học theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội.
    8. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
    Luận điểm 1: Quyền tự chủ của các trường ĐH đi đôi với TNXH. Quản lý
    trường ĐH theo hướng tự chủ và TNXH liên quan đến các khía cạnh cơ bản: Năng lực
    đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của nhà trường; hội đồng trường và cơ cấu tổ chức,
    các quy trình quản lý; hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong; công khai; văn hóa
    tự chủ và TNXH của mỗi trường.
    Luận điểm 2: Quản lý trường ĐH thuộc Bộ Công Thương nói riêng, các
    trường ĐH trực thuộc quản lý song bộ nói chung theo hướng tự chủ và TNXH có
    những đặc thù: Cơ chế phối hợp /điều phối quản lý giữa Bộ chủ quản (Bộ Công
    Thương) và Bộ GD&ĐT chưa được hợp lý: Vấn đề chỉ đạo chuyên môn và các điều
    kiện thực hiện; vấn đề nhu cầu nhân lực của ngành và chỉ tiêu đào tạo; vấn đề quan
    điểm và triển khai phân cấp tự chủ và TNXH của hai Bộ đối với các trường còn
    chưa được thống nhất; Bản thân các trường ĐH thuộc Bộ chủ quản đa số mới được
    nâng cấp từ Cao đẳng nên năng lực tự chủ và thực hiện TNXH cũng còn thấp; Đầu
    tư nguồn lực cho công tác quản lý nhà trường theo hướng tự chủ và TNXH của Bộ
    chủ quản đã có sự quan tâm hơn, nhưng vẫn còn ở mức thấp so với yêu cầu thực tế.
    Luận điểm 3: Các giải pháp thực hiện quản lý trường ĐH thuộc Bộ Công
    Thương theo hướng tự chủ và TNXH mà Luận án đã xây dựng là hữu hiệu và có
    tính đến các yếu tố đặc thù của các trường ĐH thuộc quản lý song Bộ: Hình thành
    nhận thức đúng đắn về quản lý theo hướng tự chủ và TNXH, hình thành kỹ năng
    quản lý theo hướng tự chủ và TNXH; xây dựng môi trường văn hóa quản lý theo
    hướng tự chủ và TNXH.
    9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    - Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về quản lý trường đại học theo
    hướng thực hiện tự chủ và TNXH; trên cơ sở đó đề xuất các nội dung cơ bản của
    quản lý trường đại học theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội.
    - Đưa ra được bức tranh thực trạng về quản lý trường đại học thuộc Bộ Công
    Thương theo hướng tự chủ và TNXH.
    - Đề xuất được hệ thống các giải pháp quản lý thực hiện tự chủ và TNXH ở
    trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
    10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

    17
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo,
    Danh mục các công trình khoa học nghiên cứu sinh đã công bố liên quan đến Luận
    án, Luận án gồm ba chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý trường đại học thuộc Bộ chủ quản theo
    hướng tự chủ, trách nhiệm xã hội
    Chương 2. Cơ sở thực tiễn về quản lý trường đại học thuộc Bộ chủ quản theo
    hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội
    Chương 3. Các giải pháp thực hiện quản lý trường đại học thuộc Bộ Công
    Thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...