Tiến Sĩ Cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Sóc T

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn ii
    Tóm tắt .iii
    Abstract v
    Mục lục . vii
    Danh mục các chữ viết tắt . x
    Danh mục các bảng .xiii
    Danh mục các hình xiv

    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU . 1
    1.1 Giới thiệu . 1
    1.2 Mục tiêu tổng quát . 2
    1.3 Mục tiêu cụ thể 2
    1.4 Nội dung nghiên cứu . 2
    1.5 Những điểm mới và ý nghĩa thực tiễn của luận án 3

    CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 4
    2.1 Vị trí địa lý và đặc điểm hình thái vùng biển Việt Nam 4
    2.2 Đặc điểm môi trường vùng ven biển Việt Nam . 5
    2.3 Tình hình nghiên cứu môi trường ven biển ĐBSCL và vùng nghiên cứu 10
    2.4 Nguồn lợi phiêu sinh vật biển Việt Nam và vùng nghiên cứu 11
    2.4.1 Thực vật phù du (Phytoplankton) . 11
    2.4.2 Động vật phù du (Zooplankton) . 16
    2.5 Nguồn lợi cá, tôm phân bố ở biển Việt Nam và vùng nghiên cứu 21
    2.5.1 Khu hệ cá biển Việt Nam và vùng nghiên cứu . 21
    2.5.2 Khu hệ tôm ở biển Việt Nam và vùng nghiên cứu . 27
    2.6 Tình hình khai thác nhóm cá nổi nhỏ ở các vùng biển Việt Nam . 29
    2.6.1 Vùng biển vịnh Bắc Bộ . 29
    2.6.2 Vùng biển miền Trung 30
    2.6.3 Vùng biển Đông Nam Bộ . 31
    2.6.4 Vùng biển Tây Nam Bộ 32
    2.7 Tình hình nghiên cứu về đặc điểm sinh học một số loài cá biển . 34
    2.7.1 Đặc điểm phân bố của một số loài cá thường gặp 34
    2.7.2 Đặc tính dinh dưỡng của một số loài cá biển . 36
    2.7.3 Đặc tính sinh trưởng của một số loài cá biển . 37
    2.7.4 Đặc điểm sinh học sinh sản của một số loài cá biển . 40
    2.8 Tổng quan về phương pháp luận mô hình Ecopath/Ecosim 43
    2.8.1 Mô hình Ecopath 43
    2.8.2. Mô hình Ecosim . 47
    2.8.3 Một số hạn chế trong ứng dụng mô hình Ecopath/Ecosim . 51
    2.8.4 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng Ecopath/Ecosim trên thế giới . 52
    2.8.5 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng Ecopath/Ecosim ở Việt Nam 58

    CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 60
    3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 60
    3.1.1 Thời gian 60
    3.1.2 Địa điểm nghiên cứu . 60
    3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu . 61
    3.2.1 Khảo sát đặc tính môi trường nước và biến động thành phần phiêu sinh vật
    ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc liêu . 61
    3.2.2 Khảo sát thành phần loài cá, tôm phân bố ở vùng nghiên cứu 64
    3.2.3 Phân tích đặc điểm sinh học một số loài cá kinh tế . 65
    3.2.4 Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật (Ecopath) . 68
    3.3. Phương pháp xử lý số liệu 74

    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 76
    4.1 Đặc tính môi trường nước và sinh vật phù du vùng ven biển từ Sóc Trăng đếnBạc Liêu . 76
    4.1.1 Đặc tính môi trường nước . 76
    4.1.2 Đặc tính sinh vật phù du vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu . 89
    4.2 Đặc điểm thành phần loài và tính chất khu hệ cá, tôm phân bố vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu 103
    4.2.1 Cấu trúc thành phần loài cá, tôm ở vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu 103
    4.2.2 So sánh thành phần loài của khu hệ cá, tôm phân bố vùng ven biển Sóc
    Trăng-Bạc Liêu và các vùng nghiên cứu khác . 105
    4.2.3 Thành phần loài cá, tôm có giá trị kinh tế 107
    4.2.4 Thành phần các loài quý hiếm . 108
    4.3 Đặc điểm sinh trưởng và mùa vụ sinh sản của một số loài cá kinh tế quan trọng ở vùng nghiên cứu . 108
    4.3.1 Đặc điểm sinh học cá chỉ vàng 109
    4.3.2 Đặc điểm sinh học cá đù bạc 115
    4.3.3 Đặc điểm sinh học cá nục sò . 120
    4.3.4 Đặc điểm sinh học cá ngân 126
    4.3.5 Đặc điểm sinh học cá tráo mắt to 131
    4.4 Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật, đánh giá tình hình khai thác nguồn lợi thủy
    sản vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu . 137
    4.4.1 Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật . 137
    4.4.2 Đánh giá tình hình khai thác nguồn lợi thủy sản vùng ven biển từ Sóc Trăng
    đến Bạc Liêu giai đoạn 2000-2012 . 141
    4.4.3 Phân tích những hạn chế và giải pháp điều chỉnh chương trình thu thập số
    liệu quản lý nghề cá để phục vụ cho mô hình Ecopath 150

    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 152
    5.1 Kết luận 152
    5.2 Đề xuất . 153

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 155
    PHỤ LỤC 179


    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU


    1.1 Giới thiệu
    Vùng cửa sông là nơi chuyển tiếp giữa sông-biển và trở thành hệ sinh thái rất độc đáo và phức tạp nhưng giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Bờ biển nước ta kéo dài 3.260 km cùng với hàng loạt hệ thống sông, rạch đổ nước ra biển đã tạo nên một vùng cửa sông rộng lớn có giá trị quan trọng không những về phương diện sinh thái mà còn quan trọng đối với sự phát triển thủy sản và kinh tế nước nhà (Vũ Trung Tạng, 1994; Võ Sĩ Tuấn, 2002).
    Hệ sinh thái cửa sông từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu thuộc vùng biển Đông Nam Bộ. Dọc theo vùng ven bờ có 4 cửa sông chính chảy ra biển Đông là cửa Định An, cửa Trần Đề (2 cửa này thuộc sông Hậu, khu vực huyện Long Phú) và cửa Mỹ Thanh (thuộc sông Mỹ Thanh, khu vực huyện Long Phú và Vĩnh Châu) và cửa Gành Hào (thuộc huyện Đông Hải) với hệ thống sông ngòi chằng chịt, nên vùng này chịu ảnh hưởng của nước ngọt nội đồng và sông Mê- Kông đổ ra, độ mặn giảm xuống dưới 5 ppt vào mùa mưa và tăng lên 33 ppt vào mùa khô (Nguyễn Minh Niên, 2009).
    Trong khi đó, vùng biển gần bờ thì nằm trong giới hạn của đường đẳng sâu 30m, ít chịu ảnh hưởng của khối nước ngọt từ sông Mê-Kông đổ ra nên có nồng độ muối tương đối ổn định, trung bình trong mùa khô 33-34 ppt, mùa mưa 30-33 ppt ở tầng mặt. Nhiệt độ nước trung bình ở tầng mặt 27-29oC. Vùng này chịu ảnh hưởng rõ rệt của dòng chảy từ phía Nam đi lên trong mùa gió mùa Tây Nam và dòng chảy theo hướng Bắc-Nam trong mùa gió Đông
    Bắc (Lê Đức Tố và ctv,. 2003). Vì vậy, động thực vật thủy sinh không những phong phú về thành phần loài mà cả về cấu trúc nhóm loài cũng thể hiện được sự thích nghi của thủy sinh vật đối với thủy vực nước chảy (Sở Thuỷ Sản Sóc Trăng, 2002).
    Thời gian gần đây, tại ngư trường vùng biển ven bờ từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu số lượng tàu thuyền trong và ngoài tỉnh đến khai thác thủy sản tăng đột biến. Diễn biến sản lượng khai thác ở vùng biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu biến động theo xu hướng tăng mạnh từ 2005 đến 2012 (tăng từ 91.269 tấn đến 144.811 tấn). Trong khi đó, năng suất khai thác ở vùng nghiên cứu thì có xu hướng giảm từ năm 2008 (0,48 tấn/CV) đến năm 2012 (0,51 tấn/CV). Phương tiện tham gia khai thác cũng tăng nhanh liên tục cả về số lượng lẫn tổng công suất máy tàu (năm 2000 có 1568 tàu đến năm 2012 có 2260 tàu. Trong đó, số lượng tàu khai thác xa bờ (>90 CV) chiếm tỷ lệ khoảng 26,04-35,05% so với tổng số tàu khai thác của hai tỉnh. Điều đó, cho thấy số lượng tàu thuyền khai thác có công suất nhỏ hơn 90 CV ngày càng tăng, hoạt động chủ yếu của các tàu này tập trung ở vùng ven bờ với các loại ngư cụ khai thác bằng lưới kéo, lưới rê và đóng đáy với kích cở mắt lưới khai thác tương đối nhỏ.
    Sự suy giảm nghiêm trọng của nguồn lợi thủy sản ven biển đã tác động mạnh mang tính tiêu cực đến năng suất và hiệu quả khai thác cũng như hiệu quả của các mô hình nuôi thủy sản ven biển có liên quan tới nguồn lợi và hậu quả là gây ra những tác động lớn về kinh tế -xã hội đối với các cộng đồng ven biển (Lê Xuân Sinh, 2006). Để nâng cao được hiệu quả sử dụng các đặc trưng sinh thái và kinh tế trong quá trình khai thác các nguồn lợi ở vùng biển ven bờ, cần nghiên cứu một cách cơ bản và đồng bộ những đặc trưng, cấu trúc và chức năng của mỗi thành phần (Nguyễn Tác An và ctv., 2003).
    Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài “Cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật để quản lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu” đã được thực hiện.

    1.2 Mục tiêu tổng quát

    Mục tiêu của đề tài này nhằm cung cấp cơ sở khoa học về môi trường nước và thủy sinh vật phục vụ cho việc bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi hải sản ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu.

    1.3 Mục tiêu cụ thể

    Đánh giá sự biến động của một số chỉ tiêu môi trường và hiện trạng nguồn lợi phiêu sinh vật, cá, tôm phân bố ở vùng ven biển từ Sóc trăng đến Bạc Liêu, làm cơ sở khoa học để quản lý môi trường, nguồn lợi và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản.
    Xác định một số đặc điểm sinh học và mùa vụ sinh sản của một số loài cá có sản lượng khai thác chiếm ưu thế tại vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu, làm cơ sở khoa học cho việc quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản ở địa phương.
    Xây dựng các kịch bản quản lý nghề cá dựa trên cơ sở cân bằng các mắc xích nguồn lợi thủy sinh vật bằng mô hình Ecopath with Ecosim.

    1.4 Nội dung nghiên cứu

    Xác định đặc tính môi trường nước và sinh vật phù du phân bố ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu;
    Xác định thành phần loài cá, tôm phân bố ở vùng ven biển từ Sóc Trăng
    đến Bạc Liêu;
    Phân tích đặc điểm sinh trưởng, phát triển tuyến sinh dục và mùa vụ sinh sản của một số loài cá phân bố vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu;
    Xây dựng mô hình cân bằng sinh khối thủy sinh vật vùng ven biển từ
    Sóc Trăng đến Bạc Liêu.

    1.5 Những điểm mới và ý nghĩa thực tiễn của luận án

    Luận án đã đúc kết tương quan biến động các yếu tố môi trường nước, qua đó ghi nhận các thời điểm cần quan tâm quản lý trong năm ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu, làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá chất lượng môi trường phục vụ bảo vệ đời sống thủy sinh vùng ven biển.
    Luận án đã nghiên cứu và phân tích được chuỗi mắc xích thức ăn tự nhiên từ sinh vật phù du đến nguồn lợi cá, tôm ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu, cung cấp một số thông tin mới về đời sống quần xã thủy sinh vật, làm cơ sở khoa học để quy hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Luận án đã nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh trưởng, đặc điểm phát triển tuyến sinh dục và mùa vụ sinh sản của một số loài cá biển nhằm phục vụ cho công tác phát triển đối tượng nuôi trồng thủy sản nước lợ ở tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
    Luận án đã tổng hợp, phân tích cơ sở phương pháp luận mô hình cân bằng sinh khối (Ecopath) và mô hình mô phỏng biến động sản lượng theo nỗ lực khai thác (Ecosim), từ đó thiết kế mô hình Ecopath with Ecosim cho vùng biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu, mở ra một hướng mới trong quản lý nghề cá theo cách tiếp cận hệ sinh thái.
     
Đang tải...