Tiểu Luận Cơ sở khoa học và kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất Sắn bền vững

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I :
    MỞ ĐẦU
    Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung tâm phân hóa phụ có thể tại Mexico ở Trung Mỹ và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên (Rogers 1963, 1965).
    Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ (CIAT, 1993).
    Sắn là cây lương thực, thực phẩm chính của hơn 500 triệu người trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Phi, nơi cây sắn được coi là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu để chống tình trạng suy dinh dưỡng. Sắn đồng thời cũng là cây dùng làm thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên toàn thế giới, sắn cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến thức ăn gia súc, bột ngọt, rượu cồn, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm. Năm 2005, toàn thế giới có 100 nước trồng sắn với tổng diện tích sắn đạt 18,69 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân 10,87 tấn/ ha, sản lượng 203,34 triệu tấn. Tiêu thụ sắn trên thế giới năm 2006 ước đạt 6,9 triệu tấn sản phẩm, tăng 11% so với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,81% so với năm 2004 (8,1 triệu tấn). (FAO, 2007).
    Ở Việt Nam, cây sắn đã và đang chuyển đổi nhanh chóng vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ phát triển cao ở những năm đầu thế kỷ XXI. Việt Nam hiện đã trở thành nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Tinh bột sắn Việt Nam đã trở thành một trong bảy mặt hàng xuất khẩu mới có triển vọng, được Chính phủ và các địa phương quan tâm phát triển. Cả nước hiện có 53 nhà máy chế biến tinh bột sắn đã đi vào hoạt động với tổng công suất chế biến 2,2 - 3,8 triệu tấn sắn củ tươi/ năm và 7 nhà máy đang được xây dựng. Hướng sử dụng nguyên liệu sắn để làm cồn sinh học (bio ethanol) đang được quan tâm. Năm 2006, diện tích sắn toàn quốc đạt 474,8 ngàn ha, năng suất củ tươi bình quân 16,25 tấn/ha, sản lượng 7,7 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2007).
    Sắn không chỉ là một loại cây lương thực, thực phẩm mà còn là cây công nghiệp để tạo ra các sản phẩm như: cồn, đường, bột ngọt, tinh bột, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, chất hồ vải, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học (bioplastic). Thích hợp trồng trên nhiều loại chân đất. Nhưng trái lại cây sắn là cây trồng khai thác tối đa dinh dưỡng ở trong đất và giá trị dinh dưỡng không cao, củ và lá sắn có độc tố HCN, chế biến sắn thì gây ô nhiễm môi trường. Nên trong thời gian qua cây sắn ít được chú ý để mở rộng diện tích.
    Mặc dù cây sắn trồng khá phổ biến từ Bắc đến Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Nhưng trong sản xuất nông nghiệp cây sắn chỉ trồng rải rát không tập trung và nông dân chỉ xác định để dùng trong chăn nuôi, nên cây sắn trong nông nghiệp chỉ là cây trồng thứ yếu. Trong những năm trở lại đây với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo ra nhiều giống sắn cho năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi trên nhiều chân đất và sắn có thể xem là cây trồng chủ lực ở một số vùng nhằm làm nguyên liệu cho các nhà máy tinh bột sắn và đã đem lại lợi ích đáng kể cho nông dân và có thể xem đây là cây trồng xoá đói giảm nghèo cho một số vùng.
    Vì vậy, trong khuôn khổ cuốn tiểu luận nay chúng tôi tìm hiểu: "Cơ sở khoa học và kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất sắn bền vững"

    PHÂN II
    NỘI DUNG
    2.1. Một số nguyên nhân trồng sắn có năng suất thấp và hiệu quả kinh tế không cao.
    2.1.1. Trồng các giống địa phương đã bị thoái hoá và cho năng suất thấp.
    Trong những năm trước đây các vùng trồng sắn ở nước ta chỉ trồng các giống địa phương: Canh nông, sắn chuối, sắn xanh, nghệ, sắn quảng, sắn Đồng Nai, sắn mán .Các giống này đã trồng từ rất lâu nên đã bị thoái hoá, năng suất không cao, tinh bột ít và không chịu trình độ thâm canh cao. Vì vậy, người dân chỉ sử dụng sắn phục vụ cho chăn nuôi trong gia đình. Khi sắn được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp để chế biến cồn, đường, bột ngọt, tinh bột, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, chất hồ vải, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học (bioplastic) .thì các giống này không còn phù hợp nữa.
    2.1.2. Trồng rải rát, manh mún và không có quy hoạch.
    Trước thời kỳ cây sắn trở thành cây công nghiệp, thì cây sắn chỉ được trồng rãi rác ở các vùng và chủ yếu nông dân dùng để phục vụ chăn nuôi trong gia đình. Với việc phát triển không đồng bộ và không tập trung nên nông dân không thống kê giá trị kinh tế mà cây sắn mang lại do đó sắn chỉ là cây trồng thứ yếu và ít được đầu tư thâm canh cũng như ít được chú ý đến.
    Nhưng thói quen canh tác manh mún, dựa vào tự nhiên đã khiến một số diện tích qua những năm vắt sức nuôi cây sắn sớm trở nên nghèo kiệt đang có nguy cơ bạc màu.
    2.1.3. Bón phân không cân đối và không đầy đủ
    Sắn là cây dễ trồng thích hợp với nhiều chân đất (kể cả giàu và nghèo dinh dưỡng), điều kiện thời tiết khác nhau như khô hạn, . là cây trồng cuối cùng trong hệ thống sản xuất trước khi bỏ hóa.

    KẾT LUẬN

    Khi cây sắn đã trở thành cây trồng chính trên nhiều chân đất, các vùng sinh thái khác nhau và trở thành cây công nghiệp có tiềm năng để phát triển. Cùng với chủ trương phát triển của ngành công nghiệp, từ nay cho đến năm 2010, sản lượng sắn bình quân hàng năm ở nước ta đạt 2,5 – 3,0 triệu tấn, có khoảng 30 – 50 nghìn tấn sắn lát xuất khẩu sang thị trường EU [2,28] và Việt Nam là nước đang có nhiều tiềm năng về đất đai để phát triển cây sắn. Cùng với chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, ở nhiều vung đất đai, nhất là những vùng trung du và miền núi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...