Luận Văn Cơ sở khoa học và kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Cổ phần hoá(CPH) một bộ phận doanh nghiệp nhà nước(DNNN) là chủ trương lớn của đảng và nhà nước nhằm huy động vốn nhàn rổi trong xã hội để tiếp sức thêm nguồn lực cho doanh nghiệp (DN) góp phần cơ cấu lại DN trong nền kinh tế quốc dân. Với yêu cầu đó, hệ thống DN được sắp xếp lại theo nghị định 388/HĐBT và nghị định 500/TTG của thủ tướng chính phủ. Số lượng DNNN giảm từ trên 12.000 DN (1991) xuống còn trên 6.000 DN (1997). Có khoảng trên 70 công ty nhà nước nguồn vốn tại doanh trên 70.000 tỷ đồng. Hàng năm số vốn này tiếp tục tăng trưởng và được đầu tư mở rộng sản xuất.
    Cổ phần hoá là một giải pháp kinh tế lớn đuợc lựa chon nhằm thực hiện chiến lược chung là phát triển kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Tuy nhiên cho đến nay CPH diễn ra chưa thực sự nhanh chóng và đồng bộ, bởi còn gặp nhiều khó khăn. Để giải thích tình trạng này một số nguyên nhân đã được chỉ ra như : Mục tiêu CHP chưa được rỏ ràng, cưa được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, công nhân viên chức các công ty thuộc diện CPH. Thị trường chứng khoán được hình thành chưa lâu nên còn khá mới lạ với người Việt nam. Chiếm đội ngủ cán bộ kinh doanh giỏi, hệ thống pháp luật chưa đáp ứng kịp sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước nhà, còn có nhiều kẻ hở trong pháp luật.
    Đến năm 1992 bằng quyết định 202/CT ngày 8/6/1992 của thủ tướng chính phủ cho thí điểm một bộ phận DNNN thành công ty cổ phần. Lúc đó công tác CPH mới thực sự đi vào cuộc sống và nó trở thành một giải pháp hữu hiệu để cơ câú lại khu vực DNNN và nâng cao hiệu quả hoạt động của DN cổ phần. Tuy nhiên từ khi bắt đầu khởi xướng cho đến khi thí điểm đã gần 10 năm nay nhưng chỉ mới chuyển được không nhiều DNNN thành công ty cổ phần theo nghị định 28/CP. Trog đó Bộ Giao Thông Vận Tải có một công ty đó là công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận tải (GEMADEP).
    Sau 4 năm làm thí điểm bằng nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 và quyết định 548/TTG ngày 13/8/1996 của thủ tướng chính phủ đã chính thức hoá từ thời kì làm thử sang thời kì làm thật. Việc chuyển một DNNN sang công ty cổ phần mà ta gọi quen là cổ phần hoá. Tại đại hội đảng VIII, chủ trương kinh tế lớn này lại được khẳng định một lần nữa với yêu cầu tổng kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện triển khai một cách tích cực và vững chắc với mục tiêu nhất quán là tạo thêm động lực mới trong quản lý, huy động thêm vốn cho yêu cầu phát triển và điều chỉnh cơ cấu khu vực DNNN.
    Từ thực tiển tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng XHCN và kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh. Chúng ta xác định được rằng cải cách DNNN một cách triệt để là yêu cầu có tính quyết định để tăng cường phát triển sản xuất và thúc đẩy DNNN hoạt động hiệu quả hơn. trong nhiều năm qua đảng và nhà nước ta đã kiên trì tiến hành công tác sắp xếp, đổi mới các DNNN và đã đạt được một số kết quả nhất định như giảm mạnh số lượng DNNN, năng cao quy mô bình dân, giảm bớt được sự tài trợ của ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Mục tiêu nhất quán của CPH một bộ phận DNNN là để huy động vốn, tạo điều kiện để người lao động làm chủ thực sự trong DN, tạo động lực bên trong thay đổi phương thức quản lý nhằm năng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cuả DN, đồng thời làm tăng tài sản và cơ cấu DN.



    Nội dung
    1. Cơ sở khoa học và kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN.
    1.1 Sơ lược vài nét về thực chất của cổ phần hoá
    Thực chất của cổ phần hoá là gì?
    Vấn đề này hiện nay có ba ý kiến khác nhau; loại ý kiến thứ nhất thì cho rằng thực chất của CPH là tư nhân hoá. Loại ý kiến thứ hai cho rằng CPH nhằm mục đích xác định chủ sở hưu cụ thể đối với DN. Còn loại ý kiến thứ ba cho rằng thực chất của CPH là xã hội hoá DNNN.
    Theo tôi thì các quan điển trên đây chỉ đúng một phần. Trước hết tư nhân hoá và CPH là hai khai niệm khác nhau. Tư nhân hoá là quá trình chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân. để thực hiện quá trình này có thể sử dụng rất nhiều phương pháp: bán cho tư nhân , cho không CNVC hoặc toàn dân, giải thể và bán đấu giá sản phẩm, CPH tóm lại CPH chỉ là một trong nhiều cách để tư nhân hoá một phần tài sản của DNNN. Vậy khái niệm tư nhân hoá rộng hơn, khó khăn hơn quá trình cổ phần hoá.
    Quá trình CPH phải nhằm giải quyết được 4 vấn đề :
    Về sở hữu: nhằm đa dạng hoá quyền sở hữu và cụ thể hoá chủ sở hữu.
    Về hoạt động : nhằm thương mại hoá mọi hoạt động của DN.
    Về quản lý: luật pháp hoá tổ chức quản lý( theo luật công ty đã ban hành và các luật khác)
    Về hiệu quả: nhằm nâng coa hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Ba vấn đề đầu sẻ là tiên đề cho vấn đề thứ tư.
    Hình thức CPH có thể khác nhau tuỳ theo điều kiện:
    Có thể bán DNNN cho các cổ đông là tư nhân, cá thể trong trường hợp nhà nước không cần giữ DN đó trước hình thức quốc doanh.
    Có thể bán DNNN cho các cổ đông có từ hai đến bốn thành phần: quốc doanh và tập thể , quốc doanh và tư nhân, tập thể và tư nhân
    Trong thực tế có thể bán DNNN cho các DN và các DNNN khác. trường hợp này vẩn có lợi hơn là giử DNNN như củ vì nó không thể đạt yêu cầu thứ nhất là CPH DNNN nhưng đạt ba yêu cầu tiếp theo.
    Trong quá trình thực hiện QĐ 202/CT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về CPH, nhà nước cần phải kết hợp hai biện pháp kinh tế và hành chính.
    Nội dung chính của biện pháp hành chính là nhà nước ra lệnh bắt buộc DN phải thực hiện CPH, nế thấy đủ điều kiện mà lảnh đạo DN không chịu làm. chúng ta không có con dường nào khác tiến lên ngoài con đương CPH phần lớn các DNNN. Nhưng đây là con đường chông gai là cục cách mạng thực sự. Cuộc cách mạng này có khi còn ác liệt hơn cách mạng có hai chiến tuyến: địch ta rỏ rệt vì về hình thức “ quân ta ” đánh “ quân mình” . Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù ta có nhiều điều kiện thuận lợi, củng không nên đơn giản hoá và nóng vội trong việc CPH các DNNN.
    Quá trình cổ phần hoá.
    Nội dung thí điểm CPH một số DNNN ở Việt nam. Như mọi người đều biết, từ 1986 Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới về mọi mặt. Đến tháng 11/1987, chín phủ đã nhận thấy cần phải CPH một số DNNN và muốn thế trước hết phải làm thí điểm. Quyết định đó là mới nhưng quá sớm với điều kiện lúc đó.
    Bao cấp của nhà nước cho các DNNN còn rất lớn chưa làm bộc lộ hết những yếu kém khu vực này. vì thế tuy có chủ trương nhưng nhà nước củng chưa thấy hết sự bức bách, sống còn của việc thực hiện cổ phần hoá một số DNNN. Do đó chủ trương CPH các DNNN chưa thành hiện thực.
    Kinh tế thị trường chưa phát triển mọi hoạt động của DNNN chưa được thương mại hoá.
    Chưa có sự thống nhất về quan điểm quyết tâm trong toàn đảng, toàn dân nên không thể làm được.
    Tóm lại một chủ trương đúng của đảng nhưng do điều kiện khách quan và chủ quan nên bị lảng quên.
    Đến 10/5/1990, tức là hơn hai năm sau, chính phủ lại có quyết định 143/HĐBT trong đó đã nhắc lại chủ trương CPH một số DNNN. Trên thực tế đã có nơi thành lập công ty cổ phần hoặc CPH một phạm vi nào đó của DNNN. Nhưng nhìn chung không theo một bài bản nào cả nên rất khó xử lý. Một số
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...