Thạc Sĩ Cơ sở khoa học và giải pháp thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý tài chính của

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Phạm Quang Sáng, PGS.TS Đặng Quốc Bảo,
    những người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu,
    thực hiện luận án.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ chuyên đề, Hội
    đồng bảo vệ cấp bộ môn đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi nghiên cứu bổ
    sung trong quá trình thực hiện luận án.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Quý lãnh đạo Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng thuộc Viện K hoa học Giáo dục Việt
    Nam và thầy cô của trung tâm, đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong s uốt quá
    trình học tập, nghiên cứu, bảo vệ luận án ở các cấp.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy Hiệu trưởng và các Quý thầy cô của 7
    trường nghiên cứu, khảo sát và người thân, gia đình đã khuyến khích, động viên, giúp
    tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án này.
    Tác giả luận án
    Chử Thị HảiMỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .1
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .1
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .3
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .3
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .3
    6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 4
    7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .4
    8. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ .6
    9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 7
    10. CẤU TRÚC LUẬN ÁN 7
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ VÀ
    TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP VÀ KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC 8
    1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .8
    1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước 8
    1.1.2. Nghiên cứu trong nước 10
    1.2. TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH .13
    1.2.1. Sứ mệnh của trường cao đẳng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .13
    1.2.2. Vai trò của nguồn lực tài chính với sự phát triển của trường cao đẳng .15
    1.3. PHÂN CẤP, TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ QUẢN LÝ TÀI
    CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG 17
    1.3.1. Quản lý tài chính trong các trường cao đẳng công lập 17
    1.3.2. Phân cấp quản lý và phân cấp quản lý tài chính 21
    1.3.3. Tự chủ và tự chủ tài chính .23
    1.3.4. Trách nhiệm xã hội trong quản lý tài chính của các trường cao đẳng .32
    1.3.5. Mối quan hệ giữa tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý tài
    chính của các trường cao đẳng công lập 391.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TRÁCH
    NHIỆM XÃ HỘI VỀ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG .41
    1.4.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước .41
    1.4.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên về tự chủ và
    trách nhiệm xã hội trong quản lý tài chính 42
    1.4.3. Trình độ tổ chức, năng lực của cán bộ quản lý nhà trường trong việc
    huy động và sử dụng nguồn tài chính 43
    1.4.4. Điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương nơi trường đóng và phục vụ 44
    1.5. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA NHÀ
    TRƯỜNG KHI THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI .45
    1.5.1. Đảm bảo tính hiệu quả .46
    1.5.2. Đảm bảo tính linh hoạt 47
    1.5.3. Đảm bảo tính minh bạch 47
    1.5.4. Đảm bảo tính công khai .49
    1.6. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ .50
    1.6.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá .50
    1.6.2. Xác định trọng số của tiêu chí .54
    1.6.3. Phân bậc các tiêu chí đánh giá .55
    1.6.4. Tiến hành đánh giá .56
    1.6.5. Đánh giá kết quả 56
    1.7. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VỀ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ
    VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH GIÁO DỤC
    ĐẠI HỌC 58
    1.7.1. Kinh nghiệm của Mỹ .58
    1.7.2. Kinh nghiệm Singapore .59
    1.7.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản 59
    1.7.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc .60
    1.7.5. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 61
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .62Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TRÁCH
    NHIỆM XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG
    CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC .64
    2.1. TỔNG QUAN KHUNG PHÁP LÝ VỀ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠ SỞ
    GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC TÂY BẮC .64
    2.1.1. Tổng quan khung pháp lý về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội về
    tài chính trong GDĐH ở nước ta .64
    2.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực Tây Bắc .66
    2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc 66
    2.2. HIỆN TRẠNG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC 68
    2.3. QUY MÔ VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA 4 TRƯỜNG ĐƯỢC NGHIÊN
    CỨU 71
    2.3.1. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên .71
    2.3.2. Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu .72
    2.3.3. Trường Cao đẳng Sơn La 73
    2.3.4. Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên 74
    2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG
    CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC THEO CÁC TIÊU CHÍ 75
    2.4.1. Đánh giá mức độ tham gia của cán bộ, viên chức trong việc thực
    hiện tự chủ tài chính .75
    2.4.2. Đánh giá mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội trong quản lý tài
    chính .79
    2.4.3. Đánh giá mức độ thực hiện tính công khai trong quản lý tài chính .86
    2.4.4. Đánh giá theo cơ cấu các nhóm chi .89
    2.4.5. Đánh giá theo cơ cấu và mức độ tự chủ về nguồn thu .100
    2.4.6. Đánh giá tổng hợp mức độ tự chủ tài chính và trách nhiệm xã hội
    của các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc 114
    2.5. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ
    VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
    TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC 1182.5.1. Thành tựu .118
    2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 120
    Chương 3: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TRÁCH
    NHIỆM XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG
    CAO ĐẲNG KHU VỰC TÂY BẮC .127
    3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC TRƯỜNG VÀ NGUYÊN TẮC LỰA
    CHỌN GIẢI PHÁP 127
    3.1.1. Định hướng của Nhà nước .127
    3.1.2. Định hướng phát triển của các trường cao đẳng công lập khu vực
    Tây Bắc 130
    3.1.3. Nguyên tắc lựa chọn các giải pháp 132
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ
    HỘI TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
    CÔNG LẬP KHU VỰC TÂY BẮC .136
    3.2.1. Đổi mới nhận thức về thực hiện tự chủ và trách nhiệm xã hội trong
    quản lý tài chính đối với hoạt động của nhà trường 138
    3.2.2. Hoàn thiện công tác kế hoạch nguồn thu và sử dụng kinh phí tạo
    điều kiện chủ động trong quản lý và thực hiện các mục tiêu phát triển của
    trường .141
    3.2.3. Đa dạng hóa nguồn thu trên cơ sở phát huy sự năng động sáng tạo
    của các khoa, phòng và mỗi cán bộ, giảng viên 145
    3.2.4. Bổ sung, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với thực tiễn,
    đảm bảo tính hiệu quả sử dụng kinh phí và hiệu suất lao động .148
    3.2.5. Nâng cao năng lực quản lý tài chính của lãnh đạo nhà trường, cán bộ
    quản lý các phòng, khoa và đổi mới bộ máy, nâng chất lượng nhân lực làm
    công tác tài chính .151
    3.2.6. Thực hiện phân tích đánh giá hoạt động tài chính điều chỉnh kịp thời
    những bất cập trong quản lý nhà trường 154
    3.2.7. Thực hiện cơ chế giám sát tài chính, kiểm tra nội bộ đảm bảo hiệu
    quả và minh bạch .1563.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIẢI PHÁP .161
    3.4. KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP 163
    3.4.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .163
    3.4.2. Thử nghiệm giải pháp đa dạng hóa các nguồn thu 164
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .171
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 173
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 176
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .184DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    AUN ASEAN University Network
    CB, GV Cán bộ, giáo viên
    CĐ Cao đẳng
    CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    ĐH Đại học
    EUA European University Association
    GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
    GDĐH Giáo dục đại học
    HCSN Hành chính sự nghiệp
    HSSV Học sinh, sinh viên
    KHCN Khoa học công nghệ
    KT-XH Kinh tế, xã hội
    LHS Lưu học sinh
    MTCL Mục tiêu chất lượng
    NĐ – CP Nghị định Chính phủ
    NNS Ngoài ngân sách
    NSNN Ngân sách nhà nước
    SP Sản phẩm
    SX Sản xuất
    TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
    TCTC Tự chủ tài chính
    TN – TH Thí nghiệm thực hành
    TNXH Trách nhiệm xã hội
    TSCĐ Tài sản cố định
    TTQT Thủ tục quy trình
    VLVH Vừa làm vừa học
    XDCB Xây dựng cơ bảnDANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 1.1: Các nội dung chính của tự chủ đại học 31
    Bảng 1.2: Bảng chuẩn đánh giá tổng hợp .56
    Bảng 2.1: Diện tích, dân số của các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc 67
    Bảng 2.2: Số lượng các trường và quy mô học sinh, sinh viên 69
    Bảng 2.3: Thực trạng và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tính đến 30/6/2012 70
    Bảng 2.4: Kết quả tuyển sinh 5 năm 2007 - 2011 71
    Bảng 2.5: Thực trạng quy mô đào tạo 4 năm 2008 - 2011 73
    Bảng 2.6: Thực trạng quy mô đào tạo 5 năm 2007 - 2011 73
    Bảng 2.7: Thực trạng quy mô đào tạo 5 năm 2009 - 2011 74
    Bảng 2.8: Kết quả mức độ tham gia của cán bộ, viên chức trong việc thực hiện
    quyền tự chủ tài chính của trường 77
    Bảng 2.9: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội trong quản lý tài
    chính của trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên 80
    Bảng 2.10: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội trong quản lý tài
    chính của trường CĐ Cộng đồng Lai Châu 81
    Bảng 2.11: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội trong quản lý tài
    chính của trường CĐ Sơn La 82
    Bảng 2.12: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội trong quản lý tài
    chính của trường CĐ Sư phạm Điện Biên 83
    Bảng 2.13: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện cam kết công khai tài chính .88
    Bảng 2.14: Thu nhập tăng thêm bình quân của một cán bộ, viên chức/năm .91
    Bảng 2.15: Kinh phí chi sự nghiệp đào tạo Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên .92
    Bảng 2.16: Kinh phí chi sự nghiệp đào tạo giai đoạn 2008 - 2011 94
    Bảng 2.17: Kinh phí chi sự nghiệp đào tạo giai đoạn 2007 - 2011 .95
    Bảng 2.18: Kinh phí chi sự nghiệp đào tạo trường CĐ Sư phạm Điện Biên 96
    Bảng 2.19: Bảng tổng hợp tình hình thực hiện chi sự nghiệp của 4 trường giai đoạn
    2007 - 2011 99
    Bảng 2.20: Tổng hợp nguồn thu tại 4 trường giai đoạn 2007 - 2011 .100Bảng 2.21: Tổng hợp tình hình thực hiện thu sự nghiệp của 4 trường giai đoạn 2007
    - 2011 102
    Bảng 2.22: Thực trạng nguồn thu tại Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên từ
    năm 2007 - 2011 104
    Bảng 2.23: Tổng hợp thu ngoài ngân sách Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên
    giai đoạn 2007 - 2011 105
    Bảng 2.24: Thực trạng nguồn thu trường CĐ Cộng đồng Lai Châu giai đoạn 2008 - 2011 108
    Bảng 2.25: Tổng hợp thu ngoài ngân sách CĐ Cộng đồng Lai Châu giai đoạn
    2008 - 2011 109
    Bảng 2.26: Thực trạng nguồn thu của trường CĐ Sơn La từ năm 2007 - 2011 .110
    Bảng 2.27: Tổng hợp thu ngoài ngân sách trường CĐ Sơn La giai đoạn 2007 - 2011 111
    Bảng 2.28: Thực trạng nguồn thu của trường CĐ Sư phạm Điện Biên từ năm 2007 - 2011 112
    Bảng 2.29: Tổng hợp thu ngoài ngân sách của trường CĐ Sư phạm Điện Biên từ
    năm 2007 - 2011 113
    Bảng 2.30: Bảng kết quả đánh giá tổng hợp .115
    Bảng 3.1: Dự kiến quy mô phát triển đào tạo giai đoạn 2012-2015 132
    Bảng 3.2: Điểm trung bình kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi .163
    Bảng 3.3. So sánh nguồn thu sự nghiệp của trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Điện
    Biên trước và sau khi thực nghiệm 168DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 2.1: Thực trạng quy mô tuyển sinh, đào tạo tại trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật
    Điện Biên giai đoạn 2007 - 2011 .72
    Biểu đồ 2.2: Thực trạng quy mô tuyển sinh, đào tạo tại trường CĐ Sơn La giai đoạn
    2007 - 2011 74
    Biểu đồ 2.3: Thực trạng quy mô tuyển sinh, đào tạo tại trường CĐ Sư phạm Điện
    Biên giai đoạn 2007 - 2011 75
    Biểu đồ 2.4: Xu hướng tăng kinh phí chi sự nghiệp giai đoạn 2007 - 2011 93
    Biểu đồ 2.5: Xu hướng tăng kinh phí chi sự nghiệp giai đoạn 2007 - 2011 97
    Biểu đồ 2.6: Xu hướng tăng nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2007-2011 tại trường CĐ
    Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên .107
    Biểu đồ 2.7: Thực trạng xu hướng tăng nguồn tài chính của trường CĐ Sư phạm Điện
    Biên giai đoạn 2007 - 2011 112
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 3.1 Sơ đồ hạn chế và giải pháp khắc phục hạn chế.
    Hình 3.2 Sơ đồ mối quan hệ của yêu cầu quản lý tài chính với giải pháp đa dạng hó a
    các nguồn thu.
    Hình 3.3 Sơ đồ cách thức và kết quả tác động của giải pháp thử nghiệm.1
    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục và
    đào tạo. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo là quốc
    sách hàng đầu; phát triển giáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự
    nghiệp CNH - HĐH; là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để
    phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững.
    Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển, việc
    chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đã tạo thêm nhiều thuận lợi cho quá trình
    phát triển toàn diện của đất nước , trong đó có giáo dục. Đây là cơ hội, song bên
    cạnh đó, giáo dục Việt Nam còn đứng trước n hững thách thức, nhất là GDĐH, đó
    chính là sự bất cập về khả năng đáp ứng của hệ thống GDĐH đối với yêu cầu đào
    tạo nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH và nhu cầu học tập của nhân dân. Đồng
    thời, tư duy giáo dục chậm đổi mới và chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường
    định hướng xã hội chủ nghĩa, các cơ sở GDĐH chỉ dạy những gì mình có, chưa
    quan tâm đến nhu cầu của xã hội.
    Để thực hiện nhiệm vụ nặng nề của GDĐH, đáp ứng yêu cầu đổi mới của
    đất nước, trước yêu cầu hội nhập và bối cảnh toàn cầu hóa, phân cấp quản lý
    trong giáo dục là một trong những chủ trương lớn của Chính phủ Việt Nam.
    Tăng cường phân cấp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, thực hiện quyền
    tự chủ và TNXH của các cơ sở giáo dục đào tạo và các cấp quản lý nhà nước về
    giáo dục. Thực hiện quyền tự chủ và TNXH theo đúng bản chất sẽ tạo ra động
    lực mang tính đột phá cho việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt
    Nam nói chung và đề án cải cách đổi mới GDĐH Việt Nam nói riêng trong
    những năm tiếp theo. Tuy nhiên ở nước ta , một mặt đang đòi hỏi phát triển lý
    luận, nhất là cụ thể hóa quyền tự chủ và TNXH của các cơ sở đại học thành các
    tiêu chí và chỉ số để có thể triển khai trong thực tiễn. Mặt khác, trong một thập
    niên gần đây, có thể thấy quyền TCTC cùng với các quyền tự chủ khác của các
    trường đã được nới rộng dần, cho thấy những bước phát triển trong hoạch định
    chính sách giao quyền tự chủ hoạt động cho các trường và xu hướng này rất nhất2
    quán. Song từ Luật đến văn bản dưới luật, cánh cửa dường như vẫn bị hẹp dần và tự
    chủ đại học vẫn là nút thắt gây cản trở đáng kể cho hoạt động của các trường. Bên
    cạnh đó khi được tăng quyền tự chủ, các trường thường lại không thực hiện TNXH
    tương ứng với quyền tự chủ được trao.
    Mặc dù điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, song những năm qua
    Nhà nước vẫn quan tâm, dành một tỷ trọng ngân sách đáng kể đầu tư cho giáo dục.
    Với nguồn ngân sách đó, GD&ĐT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy
    nhiên, trước những yêu cầu phát triển của đất nước cùng với áp lực về hội nhập kinh
    tế quốc tế ngày càng tăng, Chính phủ đã đề ra những vấn đề then chốt cần tạo bước
    đột phá trong phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, trong đó việc mở rộng khu vực
    đào tạo ngoài công lập và chuyển các cơ sở đào tạo công lập hoạt động theo cơ chế
    hành chính, bao cấp sang cơ chế tự chủ cung ứng dịch vụ, không bao cấp tràn lan,
    không vụ lợi. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện
    giáo dục đại học giai đoạn 2006 - 2020 đã nêu rõ: Đổi mới cơ chế tài chính GDĐH
    nhằm đa dạng hoá nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư. Với mục tiêu là xây dựng
    cơ chế tài chính mới cho giáo dục, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực
    của nhà nước, xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô GD&ĐT, đáp ứng yêu
    cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Khu vực Tây Bắc gồm các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
    Những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT của khu vực đã được chú trọng và có những
    bước phát triển mới, thu được một số kết quả quan trọng. Các trường ĐH, CĐ được
    hình thành mới, nâng cấp và hoàn thiện. Mặc dù các trường CĐ tại khu vực Tây Bắc
    đã được phân cấp giao quyền tự chủ trong ba lĩnh vực, tổ chức nhân sự, chuyên
    môn, tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ, tuy nhiên trong thực
    tế việc phân cấp quản lý còn được th ực hiện khác nhau giữa các tỉnh; quyền tự chủ
    của các trường thực tế còn thấp; phân cấp quản lý chưa đi đôi với nâng cao năng lực
    quản lý tương ứng. Nguồn lực tài chính huy động NNS còn quá nhỏ, chủ yếu dưới
    dạng hiện vật và sức lao động. Thực hiện quyền tự chủ chưa gắn kết với nghĩa vụ và3
    TNXH, đặc biệt chưa đáp ứng các yêu cầu quản lý tài chính trong điều kiện được
    trao quyền tự chủ, đảm bảo tính hiệu quả, linh hoạt, công khai, minh bạch.
    Để thực hiện được các mục tiêu cơ bản của quản lý tài chính ở trường CĐ
    cần: mở rộng các nguồn tài chính để đảm bảo các chi phí giáo dục cần thiết và đào
    tạo có chất lượng; sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả và thúc đẩy tính công
    bằng trong GDĐH cần tiếp tục trao quyền và giúp các trường thực hiện tốt quyền tự
    chủ và TNXH. Đồng thời, nhằm tạo điều kiện để các trường CĐ khu vực Tây Bắc
    thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đào tạo nhân lực có chất lượng , đáp ứng yêu cầu
    xây dựng và phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội của các tỉnh khu vực Tây Bắc, chính
    là những lí do để nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề "Cơ sở khoa học và giải pháp
    thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý tài chính của các
    trường cao đẳng khu vực Tây Bắc" làm đề tài nghiên cứu.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp thực hiện
    tốt hơn quyền tự chủ và TNXH trong quản lý tài chính của các trường CĐ khu vực
    Tây Bắc.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    - Khách thể nghiên cứu: Các trường CĐ công lập khu vực Tây Bắc. - Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động quản lý tài chính theo cơ chế thực hiện
    quyền tự chủ và TNXH. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Quản lý tài chính của các trường CĐ khu vực Tây Bắc còn nhiều hạn chế, mức
    độ tự chủ và năng lực thực hiện TNXH về tài chính còn thấp gây cản trở đáng kể cho
    hoạt động đào tạo của các trường, nếu đề xuất được các giải pháp thực hiện tốt hơn
    quyền tự chủ và TNXH trong quản lý tài chính thì sẽ mở rộng được nguồn thu, sử
    dụng có hiệu quả hơn nguồn lực tài chính có được nhằm đáp ứng sự phát triển của
    các trường trong giai đoạn mới.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận án thực hiện những nhiệm
    vụ chính sau:4
    - Nghiên cứu xác lập cơ sở lý luận về thực hiện quyền tự chủ và TNXH trong
    quản lý tài chính của các trường CĐ công lập; - Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quyền tự chủ và TNXH
    trong quản lý tài chính của các trường CĐ khu vực Tây Bắc. - Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt quyền tự chủ và TNXH trong quản lý
    tài chính của các trường CĐ khu vực Tây Bắc; - Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp được đề
    xuất; thử nghiệm giải pháp đa dạng hóa các nguồn thu.
    6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    Giới hạn nội dung nghiên cứu: Quản lý giáo dục là vấn đề lớn, liên quan đến
    nhiều nội dung khác nhau. Trong phạm vi của mình, luận án chỉ dừng ở việc xác lập cơ
    sở khoa học cho vấn đề TCTC và TNXH trong quản lý tài chính (quản lý hoạt động
    thu, hoạt động chi, mức độ thực hiện các tiêu chí công khai, minh bạch, hiệu quả nhằm
    thực hiện quyền tự chủ và TNXH của các trường CĐ công lập).
    Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Khu vực Tây Bắc được đề tài sử dụng tương
    ứng với thuật ngữ vùng Tây Bắc Bộ - một trong 8 vùng kinh tế, xã hội theo phân
    loại chính thức của Chính phủ trước tháng 9/2006. Vùng gồm 4 tỉnh: Điện Biên, Lai
    Châu, Sơn La, Hòa Bình. Theo Nghị định 92/CP (07/9/2006) của Chính phủ, vùng
    Đông Bắc và vùng Tây Bắc, được quy hoạch lại thành vùng mới có tên gọi là Trung
    du và miền núi phía Bắc, trong đó tỉnh Quảng Ninh được chuyển từ vùng Đông Bắc
    trước đây về vùng Đồng bằng sông Hồng. Các trường CĐ công lập khu vực Tây
    Bắc trong đó tập trung vào đánh giá hoạt động quản lý tài chính của 4 trường CĐ
    Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, CĐ Sơn La, CĐ Cộng đồng Lai Châu, CĐ Sư phạm
    Điện Biên. 7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. Phương pháp luận
    Để thực hiện được mục tiêu của đề tài, luận án sử dụng những quan điểm sau: - Quan điểm hệ thống: Việc thực hiện hoạt động TCTC và TNXH tốt hay không
    tốt là kết quả của một hệ thống gồm nhiều nhân tố tham gia từ Nhà nước xuống đến các5
    phòng ban, khoa, tổ trong nhà trường. Quan điểm hệ thống giúp luận án lựa chọn được
    những chỉ tiêu sát thực trong quá trình xây dựng các tiêu chí đánh giá. - Quan điểm tổng hợp: Xuất phát từ cơ sở việc thực hiện TCTC và TNXH
    của các trường CĐ công lập khu vực Tây Bắc không phải là hoạt động độc lập của
    từng đối tượng nghiên cứu mà nó chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau như
    lịch sử phát triển của các trường, mã ngành đào tạo Do vậy, sử dụng quan điểm
    tổng hợp trong phương pháp tiếp cận giúp luận án có những nhận định khái quát sâu
    rộng hơn trong quá trình nghiên cứu. - Quan điểm lãnh thổ: Trong thực tế, mọi đối tượng nghiên cứu đều gắn với
    một lãnh thổ nhất định, chịu ảnh hưởng nhất định bởi điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
    hội của lãnh thổ đó. Trong quá trình nghiên cứu, khi đặt đối tượng nghiên cứu trong
    lãnh thổ của nó sẽ cho ta thấy được những nhìn nhận khách quan, những định
    hướng và giải pháp phù hợp hơn cho đối tượng trong điều kiện thực tế nhất định.
    Quan điểm quản lý sự thay đổi: Thế kỷ 21, thời đại bùng nổ công nghệ thông tin
    và truyền thông, môi trường kinh tế - xã hội thay đổi một cách nhanh chóng, năng
    động, đã tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như không kém thách thức đối với các nhà quản
    lý các cơ sở GDĐH. Do đó, thay đổi là một yếu tố quan trọng liên quan đến việc quản
    lý nhà trường nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Nếu không mau chóng thích
    ứng với sự thay đổi, nhà trường khó có thể giữ được vị thế trong việc đáp ứng những
    đòi hỏi của xã hội trong bối cảnh nguồn lực tài chính cho GDĐH ngày càn khan
    hiếm. Ở nước ta , quyền TCTC cùng với các quyền tự chủ khác của các trường ĐH,
    CĐ đã được nới rộng dần, đồng thời việc thực hiện TNXH cũng đang đòi hỏi phải
    tương ứng với quyền tự chủ được trao. Bởi vậy, các nhà quản lý cơ sở GDĐH cần
    nhận thức rõ sự cần thiết của việc thay đổi, các tác động cả tích cực và tiêu cực của sự
    thay đổi, lên kế hoạch hành động và quản lý sự thay đổi.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Hồi cứu tư liệu, đọc, phân tích, tổng hợp
    và khái quát hóa các tài liệu ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến vấn đề
    nghiên cứu như: các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục - đào tạo; các tài liệu6
    của Bộ GD&ĐT; các công trình nghiên cứu khoa học, luận án và những tài liệu,
    sách báo khoa học có liên quan trong và ngoài nước nhằm xây dựng cơ sở lý luận
    của đề tài. Các khái niệm công cụ và khung lý luận về thực hiện quyền tự chủ và
    TNXH trong quản lý tài chính của các trường CĐ công lập được xác lập tạo cơ sở
    để thiết kế công cụ khảo sát và định hướng tổ chức khảo sát, đánh giá việc thực hiện
    quyền tự chủ và TNXH trong quản lý tài chính của mỗi trường CĐ. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Luận án xây dựng phiếu hỏi và phỏng
    vấn cán bộ, giảng viên, những người làm công tác quản lý, cán bộ phòng Kế
    hoạch - Tài chính của các trường. Tổ chức khảo sát thực tế tại các trường thuộc đối
    tượng nghiên cứu. - Phương pháp xử lý số liệu: Thu thập, xử lý và phân tích số liệu thu, chi tài
    chính của một số trường CĐ vùng Tây Bắc từ năm 2007 đến năm 2011 thông qua phần
    mềm SPSS để xử lý số liệu. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: là phương pháp được thực hiện sau khi
    đã tiến hành các phương pháp như điều tra, khảo sát; thu thập tài liệu. Trên cơ sở
    các dữ liệu đã thu thập được, luận án tiến hành phân tích, so sánh, chọn lọc và tiếp
    đó tổng hợp lại thành những đoạn có tính khái quát cao. - Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến tư vấn của chuyên gia tài chính, các
    nhà nghiên cứu về chính sách tài chính, các nhà quản lý tài chính. - Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một giải pháp đề xuất. 8. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
    Luận điểm 1: Quản lý tài chính theo cơ chế thực hiện qu yền tự chủ và TNXH
    trong các trường CĐ công lập là vấn đề thiết thực. Quản lý tài chính Nhà trường
    trong điều kiện thực hiện quyền tự chủ phải đảm bảo được 4 yêu cầu: tính hiệu quả,
    tính linh hoạt, tính công khai, tính minh bạch và hoàn toàn có thể phát triển cụ thể
    hóa thuật ngữ quyền tự chủ và TNXH về tài chính của các cơ sở GDĐH thành các
    tiêu chí để có được sự nhận thức đầy đủ và định hướng cho việc thực hiện đánh giá.7
    Luận điểm 2: Việc thực hiện TCTC và TNXH của các trường CĐ khu vực
    Tây Bắc hiện còn có những hạn chế nhất định. Những hạn chế này được thể hiện
    thông qua kết quả đánh giá.
    Luận điểm 3: Các giải pháp mà luận án đã xây dựng là hữu hiệu cho việc
    nâng cao khả năng TCTC và TNXH của các trường CĐ công lập khu vực Tây Bắc.
    9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    - Về mặt lý luận: Phân tích tổng hợp về mặt lý luận, làm rõ khái niệm, bản
    chất, nội dung, mối liên hệ giữa hai vấn đề tự chủ và TNXH trong lĩnh vực tà i chính;
    các nhân tố ảnh hưởng đến quyề n tự chủ và TNXH về tài chính; phân tích rõ TNXH
    của nhà trường phải được th ể hiện trên các phương diện nào; các cơ sở GDĐH phải
    thực hiện những nhiệm vụ gì để công khai minh bạch các hoạt động quản lý tài chính
    của mình; x ây dựng 4 yêu cầu trong quản lý tài chính. Việc cụ thể hóa thuật ngữ
    quyền tự chủ và TNXH về tài chính của các cơ sở GDĐH thành các tiêu chí đã tạo
    được sự nhận thức đầy đủ hàm ý thực sự của tự chủ, cả những đòi hỏi liên quan đến
    TNXH.- Lần đầu tiên tiến hành đánh giá các trường CĐ khu vực Tây Bắc trong việc
    thực hiện TCTC và TNXH theo phương pháp AHP với 5 tiêu chí và chỉ tiêu khác
    nhau. Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm tăng quyền tự chủ và TNXH về tài chính của
    các trường CĐ khu vực Tây Bắc với xu hướng chung về đổi mới quản lý GDĐH ở Việt
    Nam trên cơ sở kết quả đánh giá. 10. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án gồm 3 chương :
    Chương 1. Cơ sở lý luận về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong quản lý tài
    chính của các trường cao đẳng công lập và kinh nghiệm các nước.
    Chương 2. Thực trạng thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong
    quản lý tài chính của các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc. Chương 3. Giải pháp thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội trong
    quản lý tài chính đối với các trường cao đẳng khu vực Tây Bắc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...