Luận Văn Cơ sở khoa học mô hình công ty mẹ – công ty con

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở khoa học mô hình công ty mẹ – công ty con




    MỤC LỤC.

    A.Đặt vấn đề 3

    B.Nội dung 5

    1.Bản chất của mô hình công ty mẹ – công ty con 5

    1.1. Công ty mẹ, công ty con là gì 5

    1.2. Các hình thức của công ty mẹ, công ty con 7

    1.3. Mối quan hệ giữa công ty mẹ –công ty con 9

    1.3.1. Mô hình công ty mẹ – công ty con 9

    1.3.2. Vai trò, chức năng của công ty mẹ 11

    1.3.3. Đặc trưng cơ bản trong nghiệp vụ giao dịch trong mô hình công ty mẹ – công ty con 13

    1.3.4. Đặc trưng cơ bản cho nghiệp vụ giao dịch trong mô hình công ty mẹ,công ty con 14

    2. Điều kiện, đặc điểm hình thành công ty mẹ – công ty con 15

    2.1. Đặc điểm của mô hình công ty mẹ – công ty con 15

    2.2. Sự cần thiết hình thành lên công ty mẹ – công ty con 16

    2.3. Điều kiện hình thành 16

    2.3.1. Điều kiện hình thành lên công ty mẹ – công ty con 16

    2.3.2. Phương thức hình thành công ty mẹ – công ty con 16

    3. Ưu, nhược điểm của mô hình công ty mẹ – công ty con 17

    3.1. Ưu điểm 17

    3.2. Nhược điểm 17

    3.3. Kiến nghị 18

    4. Kinh nghiệm thế giới và bài học vận dụng 18

    C. Kết luận 19



    A. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Hiện nay các tập đoàn kinh doanh trên thế giới thường có cấu trúc đa dạng, trong đó phổ biến là dạng cấu trúc công ty mẹ -công ty con .Bản chất của dạng cấu trúc này là trong một tập đoàn có công ty mẹ đầu tư vốn vào các công ty con và kiểm soát các công ty con đó. Trên thực tế ở nhiều tập đoàn đa quốc gia có cấu trúc sở hữu thuộc loại hình này. Việc hình thành lên các công ty dưới hình thức công ty mẹ - công ty con chính là hệ quả của sự phát triển ở trình độ cao của thị trường tài chính với các ảnh hưỏng của hoạt động đầu tư tài chính giữa các tổ chức và cá nhân

    Trước tình hình thế giới hiện nay và tình hình thực tế của nước ta - chúng ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên cần phải có các mô hình công ty phát triển đúng hướng với đường lối của Đảng và Nhà nước đồng thời phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta. Với mục đích đó, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc xây dựng mô hình Tổng công ty lớn có đủ sức cạnh tranh trên thế giới. Tuy nhiên, các Tổng công ty được thành lập theo mô hình Tổng công ty 90-91 đã nảy sinh một số bất cập về quản lý, về trách nhiệm đồng vốn, về tư cách pháp nhân. Vì thế đã gây không ít khó khăn cho sự phát triển của Tổng công ty. Chính vì vậy các Tổng công ty của nước ta trong thời gian qua vẫn chưa phát huy hết được vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân và trên thị trường quốc tế. Nhận thức được điều đó, hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá IX đã chủ trương xây dựng một số tập đoàn kinh tế Nhà nước mạnh, đổi mới các Tổng công ty sang mô hình công ty mẹ - công ty con .

    Đề tài “Cơ sở khoa học mô hình công ty mẹ – công ty con “ là một đề tài sâu và rộng. Nhờ sự giúp đỡ của thầy Lê Thục, em đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Do thời gian và khả năng có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.






     

    Các file đính kèm:

Đang tải...