Tiến Sĩ Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012



    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan

    Mục lục i
    Danh mục các bảng biểu . iii
    Danh mục các hình vẽ iv
    Danh mục từ viết tắt .v
    Mở đầu .1

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI . 21
    1.1.Chính sách đối với kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng 21
    1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .21
    1.1.2. Chính sách đối với kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .23
    1.1.3. Căn cứ khoa học của việc xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với
    kinh tế có vốn FDI 28
    1.1.4 Sự cần thiết hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI .37
    1.2. Chính sách đối với kinh tế có vốn FDI: các bộ phận cơ bản cấu thành,
    tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng .39
    1.2.1. Các bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống chính sách đối với kinh tế có
    vốn FDI . 39
    1.2.2. Các tiêu chính đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chính
    sách đối với kinh tế có vốn FDI 49
    1.3 Kinh nghiệm hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI .57
    1.3.1. Kinh nghiệm trong việc thiết kế các bộ phận chính sách nhà nước đối với
    khu vực có vốn đầu tư nước ngoài .58
    1.3.2. Kinh nghiệm trong việc tạo tiền đề, điều kiện thực hiện chính sách đối
    với kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 62
    Tiểu kết chương 1 65

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM . 66
    2.1. Khái quát quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với kinh tế
    có vốn FDI ở Việt Nam .66
    2.1.1. Quá trình đổi mới và phát triển tư tưởng về kinh tế có vốn đầu tư trực
    tiếp nước ngoài ở Việt Nam .66
    2.1.2. Quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn đầu
    tư trực tiếp nước ngoài và gia nhập WTO 69
    2.2. Thực trạng chính sách đối với kinh tế có vốn FDI ở Việt Nam thời
    gian qua 72
    2.2.1. Các chính sách về đảm bảo tăng trưởng kinh tế 72
    2.2.2. Các chính sách về đảm bảo xã hội 91
    2.2.3. Các chính sách về bảo vệ môi trường .92
    2.3. Đánh giá chính sách đối với kinh tế có vốn FDI ở Việt Nam thời
    gian qua . 94
    2.3.1. Thành tựu chủ yếu 94
    2.3.2. Những tồn tại, hạn chế của hệ thống chính sách đối với kinh tế có vốn
    FDI của Việt Nam 110
    2.3.3. Nguyên nhân hạn chế 119
    Tiểu kết chương 2 123

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 124
    3.1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới và dự báo về sự phát triển của kinh tế có
    vốn FDI ở Việt Nam 124
    3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế thế giới .124
    3.1.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Việt Nam những năm tới 135
    3.2. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có
    vốn FDI ở Việt Nam 137
    3.2.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI 137
    3.2.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI 149
    3.3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI ở
    Việt Nam 161
    3.3.1. Bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách theo hướng đồng bộ, minh bạch phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế, xây dựng, ban
    hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư năm 2005 và
    các Luật có liên quan 161
    3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động của bộ máy, cơ quan tham mưu
    và đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách .166
    3.3.3. Nhóm chính sách cơ cấu lại nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng
    kinh tế toàn cầu hiện nay 169
    3.3.4. Nghiên cứu tình hình thực tế, những động thái, xu hướng phát triển của
    nền kinh tế thế giới; tìm hiểu xác định các đối tác để có chính sách phù hợp 173
    3.3.5. Một số khuyến nghị .176
    Tiểu kết chương 3 178
    Kết luận 179
    Danh mục công trình của tác giả .181
    Tài liệu tham khảo 182
    Phụ lục 188




    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) ra đời, vận động và phát triển trở thành một khu vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, trật tự kinh tế thế giới có những biến đổi phức tạp, nhưng kinh tế có vốn FDI đã trở thành bộ phận quan trọng của chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu.
    Nền kinh tế thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với các các nước trên thế giới, cả nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo cơ sở cho việc phân bổ các nguồn lực trên phạm vi toàn thế giới; đối với nước nhận đầu tư bổ sung nguồn lực để phát triển; với nước đi đầu tư giảm bớt rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận.
    Hiện nay, cả những nước đang phát triển và nước phát triển đều theo đuổi chính sách thu hút và phát triển kinh tế có vốn FDI để tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế. Thu hút, phát triển và hiệu quả của khu vực kinh tế này phụ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường quốc tế và khu vực, nhất là chính sách đối với chủ thể kinh tế này của nước nhận đầu tư. Hoàn thiện chính sách có liên quan là sự đảm bảo cho kinh tế có vốn FDI vận động theo quy luật khách quan của kinh tế thị trường, tăng lợi ích của nhà đầu tư và đem lại lợi ích phát triển đất nước.
    Sau gần 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bắt đầu từ năm 1986, trong bối cảnh và điều kiện không có nhiều thuận lợi, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Một trong những thành tựu kinh tế của Việt Nam được cộng đồng thế giới đánh giá cao là phát triển kinh tế có vốn FDI. Từ khi Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực năm 1987, kinh tế có vốn FDI đã chính thức có mặt tại Việt Nam. Đến
    nay, kinh tế có vốn FDI đã trở thành bộ phận hữu cơ trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Khu vực kinh tế này đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự gia tăng đáng kể giá trị nền kinh tế.
    Những nước đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn quốc tế càng quan trọng; đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện chính sách để nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng FDI thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển đất nước.
    Thực hiện công cuộc đổi mới, trong điều kiện trình độ phát triển của nền kinh tế thấp kém. Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh; nền kinh tế ở tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ và bị cô lập với phần lớn thế giới, mang nặng tính chất tự cấp tự túc, mức lạm phát lên tới trên 700% vào năm 1986, sản xuất đình trệ, cơ sở kỹ thuật lạc hậu, lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Sau gần 25 năm, Việt Nam đã được thế giới đánh giá cao kết quả chuyển đổi sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
    Tổng kết 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1988 - 2008) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với những con số khá ấn tượng. Trong 20 năm qua, Việt Nam đã thu hút 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2007 thu hút đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng 20 tỷ USD, tăng 70% so với 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của 5 năm 2001 -
    2005 và chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua. Hiện kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách Nhà nước vượt 1,5 tỷ USD trong năm 2007; đồng thời thu hút 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về cơ cấu, kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Đồng thời là cầu nối quan trọng giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ và tạo điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế thế giới.[7].

    Thành công phát triển kinh tế có vốn FDI của Việt Nam là không thể phủ nhận, nhưng cũng đang phải đối mặt với những thách thức và khó khăn, trong đó có việc hoàn thiện chính sách, khi nguyên nhân khiến môi trường đầu tư ở Việt Nam kém hấp dẫn thu hút FDI, phụ thuộc khá nhiều vào chính sách nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Thứ nhất, hiện đang có 2 quan điểm trong phát triển kinh tế có vốn FDI ở Việt Nam. Quan điểm thứ nhất cho rằng tăng thu hút đầu tư nước ngoài về mặt số lượng, bất kể vào lĩnh vực nào, quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư. Quan điểm thứ hai cho rằng đã đến lúc phải tăng thu hút FDI về mặt chất lượng, ưu đãi đối với những lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao, những lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất. Quan điểm thứ nhất hiện nay là phổ biến, hầu như các tỉnh, thành phố đều tập trung mọi cố gắng thu hút FDI vào địa bàn của mình bất kể ngành nào, sản phẩm gì, vì vậy FDI quá tập trung vào các ngành chế biến lương thực - thực phẩm (rượu, bia, nước giải khát, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng), chưa có sự đầu tư thích đáng vào ngành sản xuất tư liệu sản xuất, chỉ đầu tư lắp ráp cơ khí điện tử. Bài học quan trọng nhất của các nước NICs trong những năm qua là phải xây dựng được một cơ cấu sản phẩm hợp lý, một cơ cấu sản phẩm phải tự sản xuất các tư liệu sản xuất cung cấp cho toàn bộ nền kinh tế, tập trung thu hút FDI vào các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, vốn cao do các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động mất khả năng cạnh tranh quốc tế, sức lao động không còn là lợi thế. Từ bài học này, một câu hỏi đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam là thu hút và phát triển kinh tế có vốn FDI theo định hướng quan điểm nào?
    Thứ hai, chính sách nội địa hoá chưa thoả đáng. Ví dụ: Chính sách nội địa hoá của Việt Nam đối với ngành công nghiệp ô tô, xe máy ít tham vọng hơn các quốc gia khác trong ASEAN như Thái Lan, Malaysia Đối với việc lắp ráp hoàn tất, Việt Nam đòi hỏi 5% vào năm thứ 5, và 30% vào năm thứ 10, Thái Lan đòi hỏi 60% vào năm thứ 5. Như vậy, xu thế thu hút FDI cần phải tăng cường nội địa hoá thì chính sách của Việt Nam còn chưa chú trọng, chính vì lẽ đó đã làm cho sản phẩm của FDI ở Việt Nam đắt hơn ở Thái Lan và các nước khác.

    Thứ ba, Việt Nam chưa có chính sách chuyển giao công nghệ như các nước Trung Quốc, Hàn Quốc Vì vậy sau 10 năm nước ta có nhiều hãng ô tô nổi tiếng thế giới đầu tư nhưng các chuyên gia kêu rằng có lẽ Việt Nam vĩnh viễn sẽ không có ngành công nghiệp ô tô. Cần phải có chính sách chuyển giao công nghệ đối với các dự án đầu tư nước ngoài, hay chúng ta chấp nhận chỉ là một thị trường tiêu thụ khổng lồ với dân số hơn 80 triệu dân.
    Thứ tư, chính sách giá chưa hợp lý, chi phí đầu tư vào Việt Nam còn quá cao so với các nước trong khu vực, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, làm nản lòng các nhà đầu tư. Để giảm chi phí đầu vào, mà hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước nắm, cần ngăn chặn việc biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước. Cần nhanh chóng xây dựng và ban hành luật cạnh tranh.
    Thứ năm, bước sang thế kỷ 21, thế giới chuyển sang kỷ nguyên “các nền kinh tế tri thức”. Các chuyên gia tư vấn đều có chung một quan điểm rằng cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một cuộc chiến ngày càng khốc liệt và không có hồi kết. Thậm chí, nếu một quốc gia chọn giải pháp “giậm chân tại chỗ” cũng có nghĩa là quốc gia đó tụt hậu, bởi vì các đối thủ cạnh tranh sẽ nhân cơ hội đó mà bứt phá lên phía trước. Sự lựa chọn và nhu cầu của các nhà ĐTNN luôn thay đổi và điều này buộc các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài phải điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với những thay đổi đó.
    Những thách thức và khó khăn trên đây cần phải được tổng kết thực tiễn, nghiên cứu thấu đáo, “bảo đảm tính thống nhất, ổn định, minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách đầu tư nước ngoài. Đổi mới những phương thức quản lý nhà nước và cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư thực hiện đúng theo các quy định của Luật Đầu tư và phù hợp với trình độ thực hiện các cam kết quốc tế của ta” [20, Tr.238]. Hệ thống chính sách trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn sẽ huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy được tiềm năng và lợi thế nhanh chóng trở thành nước có nền kinh tế phát triển, nâng cao vai trò, vị thế của mình, hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế thế giới. Vấn đề đặt ra: chính sách cho kinh tế có vốn FDI trên cơ sở nào? Chính sách sẽ tác động như thế nào để khu vực FDI trở thành khu vực kinh tế năng động, hiệu quả của nền kinh tế quốc dân?
    Thực tiễn cho thấy, có những quốc gia do chính phủ có chính sách phát triển kinh tế có vốn FDI phù hợp, thì quốc gia đó trở thành nước phát triển (Hàn Quốc, Singapore, Malaysia ). Ngược lại, không ít nước cũng phát triển khu vực kinh tế này nhưng lại rơi vào “cái vòng luẩn quẩn”, một trong những nguyên nhân là do hạn chế chính sách đối với kinh tế có vốn FDI của chính phủ.
    Cho đến nay, vấn đề chính sách đối với kinh tế có vốn FDI vẫn chưa được luận giải một cách có cơ sở khoa học thuyết phục để giúp cho Đảng và Nhà nước ta xây dựng, hoàn thiện chính sách đối với khu vực kinh tế này, để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Đó là bài toán lớn cần được nghiên cứu, phân tích một cách khoa học khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam vận động và phát triển trong tư cách và vị thế mới, mang tính toàn cầu. Góp phần giải quyết yêu cầu đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam” làm đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...