Luận Văn Cơ sở khoa học đánh giá triển vọng dầu khí tại một khu vực “tích tụ địa phương mỏ bạch hổ”

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ TẠI MỘT KHU VỰC

    CHƯƠNG I: CƠ SỞ KIẾN TẠO 6

    I. Yếu tố kiến tạo ảnh hưởng đến sự hình thành các tích tụ dầu khí 8

    II. Yếu tố kiến tạo phá hủy các tích tụ dầu khí 12

    CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH - CỔ ĐỊA LÝ TƯỚNG ĐÁ 15

    I. Môi trường trầm tích ảnh hưởng đến sự hình thành dầu khí 15

    II. Môi trường trầm tích ảnh hưởng đến đá chứa, đá chắn 18

    CHƯƠNG III: YẾU TỐ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 22

    I. Cổ địa chất thủy văn 22

    II. Điều kiện địa chất thủy văn hình thành các tích tụ dầu khí 24

    III. Điều kiện địa chất thủy văn phá hủy các tích tụ dầu khí 26

    IV. Điều kiện bảo tồn các tích tụ dầu khí 27

    PHẦN II: TÍCH TỤ ĐỊA PHƯƠNG MỎ BẠCH HỔ

    CHƯƠNG I: CƠ CHẾ HÌNH THÀNH CÁC BỒN TRẦM TÍCH KAINOZOI Ở THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM 29

    I. Cơ chế kiến tạo 32

    II. Các loại bồn được hình thành 38

    CHƯƠNG II: BỒN TRŨNG CỬU LONG 51

    I. Lịch sử kiến tạo khu vực bồn trũng Cửu Long 52

    II. Đặc điểm tầng sinh, chứa, chắn 55

    CHƯƠNG III: MỎ BẠCH HỔ 63

    I. Quá trình hình thành thân dầu móng mỏ Bạch Hổ dưới ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo 63

    II. Tiến hóa môi trường trầm tích trong mối quan hệ với hoạt động địa động lực khu vực mỏ Bạch Hổ 77

    III. Điều kiện thủy địa chất mỏ Bạch Hổ 82

    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU

    Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát hiện các tích tụ chứa dầu - khí hoặc những vỉa dầu – khí mới trong phạm vi khu vực mỏ đã biết. Quá trình tìm kiếm thăm dò tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, các yếu tố này quyết định triển vọng chứa dầu khí của một vùng nhất định. Nhiệm vụ của Nhà Địa chất là phải vạch ra được những khu vực có triển vọng nhất để đặt giếng khoan tìm kiếm thăm dò. Để đạt được mục đích này, người làm công tác tìm kiếm thăm dò dầu phải có những hiểu biết chung về địa chất dầu, và phải nắm vững các yếu tố khống chế sự thành tạo và phá hủy các tích tụ dầu khí, các qui luật phân bố các tích tụ dầu khí trong vỏ Trái Đất và đặc biệt phải biết sử dụng các dấu hiệu tìm kiếm trên mặt trong quá trình tìm kiếm.

    Vào thời gian đầu tiên của quá trình tìm kiếm thăm dò dầu khí, những biểu hiện trực tiếp ở trên mặt của dầu khí là cơ sở duy nhất để người ta đặt giếng khoan với hy vọng khám phá ra các tích tụ dầu khí ở dưới sâu. Tuy nhiên, người ta đã biết rằng các vết lộ dầu khí không phải luôn luôn nằm trực tiếp bên trên các vỉa dầu khí và những biểu hiện của chúng trên mặt cũng không liên quan trực tiếp đến trữ lượng của chúng ở dưới sâu.

    Thời gian tiếp theo, “định luật nếp lồi” ra đời đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử địa chất dầu khí. Nó đóng vai trò lớn lao trong sự phát triển công tác thăm dò dầu khí ở tất cả các lục địa. Nhưng thực tế, cũng chỉ ra rằng ngay cả ở những vùng dầu khí đã biết cũng gặp không ít những cấu tạo lồi không chứa các vỉa dầu khí. Như vậy, rõ ràng cấu tạo nếp lồi không phải là yếu tố duy nhất để có thể phát hiện các tích tụ dầu khí. Do đó, ngoài những yếu tố trên, những thành tựu của Ngành Địa Chất Dầu Khí đã chỉ ra rằng quá trình thành tạo các tích tụ dầu khí là kết quả tổng hợp của các yếu tố địa chất sau:

    * Lịch sử phát triển cấu trúc của vùng có liên quan đến các hoạt động kiến tạo.

    * Đặc điểm cổ địa lý, tướng – trầm tích của vùng.

    * Điều kiện địa chất thủy văn và thủy động lực của vùng.

    Đó là các cơ sở khoa học để đánh giá triển vọng dầu khí mà các nhà địa chất tìm kiếm thăm dò có thể dựa vào đó mà tìm ra những tích tụ dầu khí mới. Chính vì vậy, đề tài " CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG DẦU KHÍ TẠI MỘT KHU VỰC – TÍCH TỤ ĐỊA PHƯƠNG MỎ BẠCH HỔ " được thực hiện nhằm giới thiệu về các cơ sở để đánh giá triển vọng dầu mà đã và đang được các nhà Địa chất tìm kiếm thăm dò sử dụng rộng rãi.

    Bài báo cáo gồm có hai phần chính:

    + Phần I: Cơ sở lý thuyết đánh giá triển vọng dầu khí tại một khu vực.

    Giới thiệu về các cơ sở để quan sát và đánh giá với thực tế.

    + Phần II: Tích tụ địa phương mỏ Bạch Hổ

    Vận dụng các cơ sở trên để ứng dụng vào thực tế trên phạm vi mỏ Bạch Hổ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...