Tiến Sĩ Cơ sở khoa học của việc nuôi vỗ thành thục và kỹ thuật sản xuất giống cá kết (Micronema bleekeri Gun

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/5/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤCNỘI DUNG
    Trang
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1. Một số đặc điểm sinh học của cá kết
    2.1.1. Đặc điểm hình thái và phân loại cá kết
    2.1.2. Đặc điểm phân bố
    2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
    2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
    2.1.5. Đặc điểm sinh sản
    2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thành thục sinh dục của cá
    2.2.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường trong nuôi vỗ
    2.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ
    2.3. Vitellogenin và vai trò của Vitellogenin trong sự phát triển của cá
    2.3.1.
    2.3.2. Protein noãn hoàng
    2.3.3. Vai trò của Vitellogenin trong sự phát triển của cá
    2.4. Kích dục tố ở cá và ứng dụng kích thích sinh sản cá
    2.5. Đặc điểm dinh dưỡng của cá con
    2.6. Vấn đề thức ăn trong ương nuôi cá bột lên giống
    2.6.1. Thức ăn tự nhiên sống trong ương nuôi cá
    2.6.2. Thời gian sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến trong ương nuôi cá
    2.6.3. Vấn đề tập cho cá ăn TACB trong ương nuôi
    2.7. Vấn đề mật độ trong ương cá từ bột lên giống
    2.8. Nhu cầu đạm trong thức ăn của cá giống trong ao
    3.3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá kết giai đoạn cá bột lên cá hương
    từ cá bột lên cá giống
    Thí nghiệm 1: Ưtự nhiên
    Thí nghiệm 2:
    Thí nghiệm 3: Xác định
    Thí nghiệm 4: Ư
    3.3.3.3. Xác địnhtrong thức ăn cá kết giai đoạn giống
    3.4. Phương pháp xử lý số liệu
    4.1. Kết quả nuôi vỗ thành thục sinh dục cá kết
    4.1.1. Biến động các yếu tố môi trường nước trong quá trình nuôi vỗ
    4.1.1.1. Nhiệt độ nước
    4.1.1.2. Yếu tố pH
    4.1.1.3. Hàm lượng ôxy hòa tan
    4.1.2. Sự thành thục sinh dục của cá kết
    4.1.2.1. Biến động tỷ lệ đường kính trứng cá kết trong quá trình nuôi vỗ
    4.1.2.2. Sự tương quan giữa kích thước đường kính tế bào trứng (giai đoạn thành thục sinh dục) với hàm lượng Vitellogenin (Vg)
    4.1.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ đến hệ số thành thục, sức sinh sản và hàm lượng Vg của cá kết
    4.1.2.4. Biến động số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin của cá kết trong thời gian nuôi vỗ
    4.2. Ảnh hưởng của loại và liều lượng hormone đến sinh sản nhân tạo cá kết
    4.2.1. Ảnh hưởng liều lượng não thùy đến kết quả sinh sản cá kết
    4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng HCG đến sinh sản cá kết
    4.2.3. Ảnh hưởng liều lượng LRH + Dom đến sinh sản cá kết
    4.2.4. Ảnh hưởng liều lượng Ovaprim đến sinh sản cá kết
    4.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng của cá kết giai đoạn cá bột lên cá hương
    4.3.1.1. Thức ăn tự nhiên trong ao ương
    4.3.1.2. Đặc điểm dinh dưỡng của cá kết giai đoạn cá bột
    4.3.2 Kỹ thuật ương cá kết từ cá bột đến cá giống
    4.3.2.1. Thí nghiệm 1: Kết quả ương cá kết đến 30 ngày tuổi bằng thức ăn tự nhiên sống
    4.3.2.2. Thí nghiệm 2: Kết quả ương cá kết bằng trùn chỉ ở mật độ khác nhau
    4.3.2.3. Thí nghiệm 3: Kết quả xác định thời điểm cá kết sử dụng hiệu quả thức ăn chế biến
    4.3.2.4. Thí nghiệm 4: Kết quả ương cá kết bằng thức ăn viên ở mật độ khác nhau
    4.3.3. Xác định nhu cầu đạm trong thức ăn của cá kết giai đoạn giống
    4.3.3.1. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm
    4.3.3.2. Tăng trưởng khối lượng của cá
    4.3.3.3. Tăng trưởng chiều dài của cá
    4.3.3.4. Hệ số tiêu tốn thức ăn, hiệu quả sử dụng protein và tỷ lệ sống
    4.3.3.5. Ảnh hưởng của thức ăn chế biến có hàm lượng đạm khác nhau lên sự phân đàn của cá
    CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
    5.1 Kết luận
    5.2. Đề xuất


    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thế mạnh để phát triển nuôi trồng thủy sản, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đã tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Trong những năm gần đây, diện tích và sản lượng thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL không ngừng gia tăng. Năm 2001, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt của toàn vùng khoảng 94.639 ha với sản lượng 338.258 tấn. Đến năm 2008, diện nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL đã tăng lên khoảng 129.032 ha (tăng 11,5 %/năm) với sản lượng 1.422.796 tấn (tăng 29,1 %/năm) (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009). Trong số các đối tượng nuôi nước ngọt ở đây thì các loài cá da trơn là những đối tượng nuôi chính. Năm 2001, sản lượng cá tra, ba sa của vùng đạt 106.427 tấn, đến năm 2011 tăng lên 1.136.253 tấn (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011). Tuy nhiên, trong những năm gần đây do giá cá tra có nhiều biến động nên nhiều hộ nông dân ở ĐBSCL đã bị thua lỗ và chuyển sang nuôi một số đối tượng đặc sản khác có giá trị kinh tế cao hơn và dễ tiêu thụ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên thì việc nghiên cứu tìm ra những đối tượng nuôi mới góp phần đa dạng hóa loài cá nuôi và phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản nước ngọt ở khu vực ĐBSCL là một yêu cầu cấp thiết. Cá kết (Micronema bleekeri) là loài cá nước ngọt thuộc họ cá da trơn (Siluridae). Cá có kích thước tương đối lớn, thịt cá béo, có mùi vị thơm ngon, có giá trị thương phẩm cao nhưng sản lượng thấp (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Theo đánh giá của nhiều người dân nuôi cá ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp thì cá kết có triển vọng phát triển nuôi, đặc biệt là nuôi trong lồng, bè.
    Năm 2003, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở Khoa học - công nghệ và Trung tâm giống thủy sản tỉnh Đồng Tháp đã nghiên cứu bước đầu về đặc điểm sinh học và sinh sản nhân tạo cá kết. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cho thấy, cá kết là loài cá ăn động vật với tép và cá nhỏ là hai loại thức ăn chủ yếu; cá đẻ nhiều đợt trong năm và mùa vụ sinh sản của chúng là tháng 5, 6, 7 và tháng 10, 11, 12; hệ số thành thục của cá kết đạt cao nhất là 2,71, với sức sinh sản tương đối là 9.200 - 69.560 trứng/kg cá cái. Cá kết có khả năng thành thục trong ao với chế độ nuôi vỗ phù hợp bằng thức ăn cá tạp với khẩu phần ăn 3% khối lượng thân/ngày. Kết quả sinh sản bước đầu cho thấy, cá có thể rụng trứng khi được kích thích sinh sản nhân tạo bằng kích thích tố LRHa + Dom với liều lượng là 70 – 80 àg + 3,5 mg/kg cá cái (Dương Nhựt Long và Nguyễn Văn Triều, 2008). Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu về sinh sản và ương nuôi cá kết chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp những thông tin ban đầu. Để có cơ sở xây dựng qui trình sản xuất giống cá kết thì đề tài: “Cơ sở khoa học của việc nuôi vỗ thành thục và kỹ thuật sản xuất giống cá kết (Micronema bleekeri Gunther, 1864)” được thực hiện.
    Mục tiêu tổng quát của đề tài là cung cấp những dẫn liệu khoa học về kỹ thuật nuôi vỗ thành thục sinh dục và sản xuất giống cá kết, cung cấp cơ sở khoa học góp phần xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá kết nhằm chủ động cung cấp cá giống đủ số lượng với chất lượng đảm bảo cho người nuôi, đa dạng hóa loài cá nuôi và phát triển bền vũng nghề nuôi thủy sản nước ngọt ĐBSCL.
    Mục tiêu cụ thể của đề tài: Nghiên cứu nhằm xác định: (1) ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ đến một số chỉ tiêu thành thục sinh dục (giai đoạn thành thục, hàm Vitellogenin, số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin) của cá kết bố mẹ; (2) loại và liều lượng hormon để kích thích cá sinh sản; (3) đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá kết giai đoạn từ bột lên giống; (4) thức ăn, mật độ ương phù hợp, cũng như nhu cầu đạm trong thức ăn.
    Để đạt được các mục tiêu trên, luận án đã thực hiện những nội dung nghiên cứu sau:
     Ảnh hưởng của thức ăn nuôi vỗ đến sự thành thục sinh dục cá kết.
     Ảnh hưởng của loại và liều lượng hormon đến sinh sản cá kết.
     Nghiên cứu kỹ thuật ương cá kết từ cá bột lên cá giống, gồm các nội dung sau:
     Đặc điểm dinh dưỡng cá kết giai đoạn cá bột lên hương.
     Ương cá kết bằng thức ăn tự nhiên sống.
     Ương cá kết bằng trùn chỉ ở mật độ khác nhau.
     Xác định thời điểm cá kết sử dụng hiệu quả thức ăn tự chế biến.
     Ương cá kết bằng thức ăn viên ở các mật độ khác nhau.
     Xác định nhu cầu đạm trong thức ăn của cá kết giai đoạn giống.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Về mặt khoa học, nghiên cứu này cung cấp những số liệu khoa học về ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự thành thục sinh dục cá kết, thể hiện qua các số liệu về biến động đường kính trứng, hệ số thành thục, sức sinh sản và các chỉ tiêu huyết học của cá kết trong quá trình nuôi vỗ. Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu ứng dụng về khả năng kích thích sinh sản cá kết bằng các loại kích thích tố và kỹ thuật ương cá kết từ cá bột lên cá giống.


    Kết quả mới của đề tài: Lần đầu tiên xác định được:
    Cá kết được nuôi vỗ trong ao bằng tép tạp nước ngọt sẽ thành thục sinh dục vào tháng 5, 6 với hệ số thành thục (3,8 ± 0,08%) ở cá cái và sức sinh sản tương đối (110 ± 9,1 trứng/g cá cái) cao hơn các nghiệm thức cho ăn bằng tép + cá tạp nước ngọt và 100% thức ăn công nghiệp (29,5% đạm). Trong quá trình nuôi vỗ thì hàm lượng Vitellogenin (Vg) trong huyết tương cá kết cái thay đổi tỷ lệ thuận với giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá. Hàm lượng Vg tăng nhanh nhất khi tuyến sinh dục của cá kết chuyển từ giai đoạn III sang giai đoạn IV và có sự tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng Vg với sự phát triển đường kính trứng theo thời gian. Số lượng hồng cầu và hàm lượng hemoglobin trong máu cá kết biến động không lớn trong suốt thời gian nuôi vỗ.
    Kích thích sinh sản cá kết bằng não thùy với liều lượng 3,5 mg/kg cá cái; LRHa + Dom với liều lượng 70 àg + 3,5 mg/kg cá cái; Ovaprim với liều lượng 0,3 ml/kg cá cái cho tỷ lệ cá đẻ, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cao. Trong khi đó, kích thích cá kết bằng kích dục tố HCG ở liều 4.000 – 6.000 UI/kg cá cái thì 100% cá kết không rụng trứng.
    Cá kết bắt đầu ăn thức ăn ngoài lúc 02 ngày tuổi. Từ 2 - 5 ngày tuổi cá ăn luân trùng và ấu trùng giáp xác chân chèo, từ ngày thứ 06 đến ngày thứ 30 cá ăn giáp xác râu ngành (Cladocera) và giáp xác chân chèo (Copepoda). Cá kết không có sự lựa chọn thức ăn thực vật phù du và nguyên sinh động vật.
    Ương cá kết bằng trùn chỉ ở mật độ 3,5 con/lít đạt kết quả cao về tốc độ tăng trưởng (20,2 ± 0,25 mg/ngày) và tỷ lệ sống (88,9 ± 3,2%).
    Cá kết có thể sử dụng thức ăn chế biến tốt vào ngày tuổi thứ 7. Ương cá kết bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm 36% ở mật độ 3,5 con/L trong 60 ngày đạt kết quả cao về tỷ lệ sống (81,2 ± 3,5%) và tăng trưởng (25,9 ± 0,25 mg/ngày).
    Nhu cầu đạm của cá kết cỡ 269 ± 28,9 mg là 43,2%.
    Kết quả luận án sẽ góp phần vào việc hoàn thiện qui trình công n
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...