Thạc Sĩ Cơ sở khoa học của tổ chức không gian theo mô hình nông thôn mới ở xã EaKao, Thành phố Buôn Ma Thuột

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa . i
    Lời cam đoan . ii
    Lời cảm ơn . iii
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, LƯỢC ĐỒ . 3
    MỞ ĐẦU 4
    NỘI DUNG 10
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC KHÔNG GIAN THEO MÔ
    HÌNH NÔNG THÔN MỚI 10
    1.1. Không gian và tổ chức không gian 10
    1.1.1. Quan niệm về không gian kinh tế - xã hội 10
    1.1.2. Tổ chức không gian . 12
    1.2. Tổng quan về nông thôn . 16
    1.2.1. Quan niệm về vùng nông thôn . 16
    1.2.2. Quan niệm về nông thôn mới ở Việt Nam 17
    1.2.3. Tổng quan chung về nông thôn Việt Nam 21
    1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian 23
    1.3.1. Vị trí địa lí . 23
    1.3.2. Nhóm nhân tố tự nhiên 23
    1.3.3. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 24
    Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC KHÔNG GIAN THEO
    MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ EA KAO THÀNH PHỐ BUÔN MÊ
    THUỘT TỈNH ĐĂK LĂK 27
    2.1. Khái quát về xã Ea Kao 27
    2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian theo mô hình nông thôn mới ở
    xã Ea Kao 27
    2.2.1. Nhóm nhân tố về tự nhiên 27
    2.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 33
    2.3. Thực trạng không gian kinh tế - xã hội của xã Ea Kao 39
    2.3.1. Thực trạng về cấu trúc không gian trong xã . 392
    2.3.2. Thực trạng không gian chức năng 40
    2.3.3. Thực trạng không gian kinh tế - xã hội xã Ea Kao theo tiêu chí nông thôn mới . 47
    2.4. Đánh giá chung . 48
    2.4.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 48
    2.4.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 49
    Chương 3. MÔ HÌNH KHÔNG GIAN NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ EA KAO
    THÀNH PHỐ BUÔN MÊ THUỘT TỈNH ĐĂK LĂK 51
    3.1. Cơ sở xây dựng mô hình . 51
    3.1.1. Các căn cứ pháp lí để xây dựng nông thôn mới 51
    3.1.2. Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội của tỉnh 51
    3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã . 52
    3.1.4. Dự báo về quy mô dân số và đất ở đến năm 2020 53
    3.2. Không gian kinh tế - xã hội theo mô hình nông thôn mới xã Ea Kao thành phố
    Buôn Mê Thuột tỉnh Đăk Lăk 54
    3.2.1. Cấu trúc không gian chung 54
    3.2.2. Mô hình cấu trúc không gian theo chức năng . 57
    3.3. Giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới xã Ea Kao thành phố Buôn Mê
    Thuột tỉnh Đăk Lăk . 72
    3.3.1. Giải pháp hành chính . 72
    3.3.2. Giải pháp về vốn 73
    3.3.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật - công nghệ . 73
    3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực 74
    3.3.5. Giải pháp về đầu tư 74
    3.3.6. Giải pháp thị trường . 74
    KẾT LUẬN 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77
    PHỤ LỤC 3
    DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, LƯỢC ĐỒ
    Trang
    Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số của xã Ea Kao so với các xã khác ở
    Buôn Mê Thuột năm 2010 33
    Bảng 2.2. Số dân tộc phân bố ở các thôn, buôn trên địa bàn xã năm 2010 . 35
    Bảng 2.3. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt qua một số năm . 36
    Bảng 2.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 xã Ea Kao . 39
    Bảng 2.5. Số người, số hộ, bình quân đất ở và đất sản xuất cho từng thôn, buôn tại
    xã Ea Kao vào năm 2010 41
    Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 . 43
    Bảng 2.7. Số cơ sở công nghiệp ở các thôn, buôn năm 2010 . 44
    Bảng 2.8. So sánh thực trạng không gian kinh tế - xã hội của xã với một số tiêu
    chí nông thôn mới . 47
    Bảng 3.1. Dự báo số người, số hộ và diện tích đất ở qua một số năm 54
    Bảng 3.2. Dự kiến sử dụng một số loại đất của xã Ea Kao từ năm 2011-2020 . 55
    Bảng 3.3. Mô hình tổ chức không gian kinh tế - xã hội ở các thôn, buôn trong xã
    theo tiêu chí nông thôn mới . 69
    Hình 1.1. Mối quan hệ giữa không gian toán học, không gian địa lí và không gian
    kinh tế . 12
    Hình 1.2. Hình thức và nhiệm vụ của tổ chức không gian . 14
    Lược đồ 2.1: Lược đồ tự nhiên xã Ea Kao, thành phố Buôn Mê Thuột,.
    Lược đồ 2.2: Lược đồ hiện trạng không gian kinh tế - xã hội năm 2010 xã Ea Kao,
    thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
    Lược đồ 3.1: Lược đồ dự kiến tổ chức không gian kinh tế - xã hội theo mô hình nông
    thôn mới xã Ea Kao, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk.4
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của vấn đề
    Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Khóa X ra Nghị quyết số 26-
    NQ/TW ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã chỉ rõ: Nông
    nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa đất nước. Để phát triển vùng nông thôn trước hết phải đầu tư cho phát
    triển khu dân cư, khu ở, bố trí các công trình phúc lợi công cộng nhằm đáp ứng tốt
    nhất cuộc sống của người dân vì “có an cư mới lạc nghiệp”.
    Tuy nhiên, do địa bàn nông thôn quá rộng lớn, công tác quy hoạch xây dựng
    nông thôn được thực hiện còn nhiều hạn chế, việc xây dựng nông thôn còn mang
    tính tự phát, chủ yếu đáp ứng nhu cầu trước mắt và hạn chế tầm nhìn về lâu dài, hệ
    thống các văn bản về quy hoạch xây dựng nông thôn còn thiếu hoặc chưa đồng
    nhất, kinh phí đầu tư cho quy hoạch xây dựng nông thôn còn khó khăn. Một số vấn
    đề bất cập về xây dựng nông thôn nảy sinh trong quá trình phát triển như môi
    trường điểm dân cư thiếu tính bền vững, dần đánh mất bản sắc văn hóa nông thôn.
    Tây Nguyên nói chung, Đăk Lăk nói riêng dân cư của các thành phần dân tộc
    được phân bố dưới hình thức cư trú theo từng vùng có sự đan xen giữa các thành
    phần dân tộc. Từ trong lịch sử, mỗi dân tộc đã sớm tạo cho riêng mình một vùng cư
    trú. Phạm vi cư trú của từng dân tộc không phân định theo ranh giới hành chính,
    không theo quy hoạch nên dẫn đến tình trạng lộn xộn về phong cách kiến trúc, cảnh
    quan, ô nhiễm môi trường, lãng phí đất đai, gây khó khăn cho công tác quản lý xã
    hội và đầu tư cơ sở hạ tầng.
    Để đảm bảo thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất theo hướng công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong các điểm dân cư, tạo việc làm
    cho người lao động, tổ chức cuộc sống dân cư ngày càng tốt hơn nhằm đảm bảo
    phát triển kinh tế - xã hội bền vững thì cần phải tổ chức xây dựng nông thôn.
    Nhận thấy tầm quan trọng đó, năm 2004, tỉnh Đăk Lăk đã có Quyết định số
    2556/QĐ-UB về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư
    nông thôn tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020. Tuy nhiên, đến nay chỉ có 11/14 huyện, thành
    phố của tỉnh đã lập xong quy hoạch xây dựng đô thị. Còn quy hoạch xây dựng nông
    thôn thì hầu như chưa được các huyện triển khai thực hiện. 5
    Xã Ea Kao có vị trí cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột 13 km về phía
    Đông Nam là một xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đời sống người
    dân còn nhiều khó khăn, dân cư còn phân bố phân tán, nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng còn
    nhiều hạn chế. Để khắc phục tình hình trên, cùng với chương trình xây dựng mô
    hình nông thôn mới trên phạm vi cả nước và góp phần xây dựng nông thôn tỉnh Đăk
    Lăk phát triển toàn diện, đời sống người dân nông thôn được nâng cao thì việc tìm
    hiểu cơ sở khoa học của tổ chức không gian theo mô hình nông thôn mới là thiết
    thực. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Cơ sở khoa học
    của tổ chức không gian theo mô hình nông thôn mới ở xã Ea Kao thành phố
    Buôn Mê Thuột - tỉnh Đăk Lăk” làm luận văn thạc sĩ của tôi.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Mục tiêu:
    Trên cơ sở điều kiện thực tiễn ở xã Ea Kao và tiêu chí về nông thôn mới của
    Bộ chính trị để tiến hành xây dựng mô hình không gian nông thôn mới đáp ứng yêu
    cầu phát triển bền vững.
    - Nhiệm vụ:
    + Hệ thống hóa cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu tổ chức không gian kinh
    tế - xã hội.
    + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức không gian theo mô hình
    nông thôn mới ở xã Ea Kao.
    + Phân tích thực trạng không gian kinh tế - xã hội ở xã Ea Kao.
    + Xây dựng mô hình không gian kinh tế - xã hội nông thôn mới ở xã Ea Kao.
    + Đề xuất giải pháp để xây dựng không gian theo mô hình nông thôn mới ở
    xã Ea Kao.
    3. Giới hạn nghiên cứu
    - Giới hạn lãnh thổ: Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn xã Ea Kao thành
    phố Buôn Mê Thuột tỉnh Đăk Lăk.
    - Nội dung nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến tổ chức không gian kinh
    tế - xã hội theo mô hình nông thôn mới xã Ea Kao thành phố Buôn Mê Thuột tỉnh
    Đăk Lăk giai đoạn 2011 – 2020. 6
    4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    4.1. Trên thế giới
    Thực tế cho thấy, từ trước đến nay trên thế giới có nhiều tài liệu nghiên cứu
    phát triển nông thôn như: Tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO), Ngân hàng Thế
    giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các tổ chức khoa học, Chính phủ
    các nước. Tuy nhiên, nó vẫn ở mức độ riêng biệt chưa có một tài liệu chung áp dụng
    cho tất cả các nước trong phát triển nông thôn, mỗi nước có những hướng đi, cách
    phát triển nông thôn riêng tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
    nước mình.
    Có thể khái quát một số đặc điểm về phát triển nông thôn ở một số nước như sau:
    * Hà Lan
    Vương quốc Hà Lan không được thiên nhiên ưu đãi, sau thiên tai nặng nề
    trong thế kỉ XIX. Nhân dân Hà Lan đã tiến hành từng bước việc khoanh vùng rút
    nước để làm khô một diện tích lớn đất trũng nhằm mở mang diện tích đất đai sinh
    sống. Trên các vùng đất trũng đó được chia thành từng khu để lập các điểm dân cư
    nông nghiệp. Mỗi làng có 1500 - 2500 dân, trong mỗi làng được xây dựng đầy đủ
    các công trình văn hóa xã hội và nhà ở cho nông dân, công nhân nông nghiệp. Mỗi
    làng có các xóm với quy mô khoảng 500 người, mạng lưới giao thông được tổ chức
    tốt, đường ô tô nối liền các điểm dân cư đảm bảo liên hệ thuận tiện và nhanh chóng
    từ nơi ở đến các cánh đồng và khu vực tiêu thụ chế biến [35].
    * Hàn Quốc
    Từ năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện mô hình “nông thôn mới” (Sae
    Maul Undong - SMU) với mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. Mô
    hình này được thực hiện 16 dự án mà mục tiêu chính là cải thiện môi trường sống
    cho người dân nông thôn. Chương trình này đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông
    thôn Hàn Quốc trong những thập kỉ qua [38].
    4.2. Ở Việt Nam
    Xây dựng nông thôn ở Việt Nam đã có từ lâu đời. Có thời điểm chúng ta xây
    dựng nông thôn ở cấp huyện, thôn. Ngay từ những năm 70, viện quy hoạch nông
    thôn Bộ Xây dựng đã có nhiều đồ án quy hoạch, cải tạo phát triển các điểm dân cư
    trên địa bàn vùng huyện trong xu hướng cải tạo từng bước các điểm dân cư nông 7
    thôn, các chòm xóm nhỏ được gộp lại tạo thành các điểm dân cư tương đối lớn, tập
    trung, thuận tiện cho việc xây dựng các công trình công cộng phúc lợi.
    Mô hình “nhà ở và lô đất gia đình vùng nội đồng” đã triển khai ở xã Đại Áng
    - huyện Thanh Trì - Hà Nội, mô hình giải quyết 2 vấn đề: Tiết kiệm và tận dụng đất
    đai có hiệu quả, cải thiện điều kiện vệ sinh ở gia đình và thôn xóm.
    Dự án quy hoạch huyện Đông Hưng - Thái Bình: Trong phương án quy
    hoạch này, từ 1400 điểm dân cư trên toàn huyện được tổ chức lại còn khoảng 100
    điểm, tổ chức thành 7 cụm xã, ở đó xây dựng trạm trại kho tàng, xây dựng các công
    trình hạ tầng . kiến trúc không gian ở được xây dựng hợp lý phù hợp tạo điều kiện
    cho phát triển dân cư trên địa bàn.
    Quy hoạch sản xuất và xây dựng huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An (1997): Theo
    đồ án này, toàn bộ 360 điểm dân cư sẽ được bố trí gọn lại còn 54 điểm có quy mô từ
    1000 – 5000 người, cứ 2 đến 3 điểm dân cư đủ dân số để xây dựng một trung tâm
    các công trình văn hoá phục vụ công cộng như: nhà trẻ, trường học, thư viện, nhà
    văn hoá . nhằm phục vụ tốt nhất cho đời sống nhân dân [19].
    Nhìn chung, những chương trình phát triển nông thôn ở nước ta qua các thời
    kì trên chưa mang lại kết quả như mong muốn. Vì vậy, Nghị quyết số 26/NQ-TƯ
    của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân,
    nông thôn và Quyết định 800/2009/QĐ-TTg ngày 14/04/2009 của Thủ tướng chính
    phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
    giai đoạn 2010 - 2020 thì có 11 xã điểm trên toàn quốc được chọn để xây dựng phát
    triển theo chương trình nông thôn mới. Hiện nay, khắp các tỉnh thành trên toàn quốc
    đã thực hiện việc xây dựng nông thôn mới.
    5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Quan điểm
    5.1.1. Quan điểm hệ thống
    Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu tổ chức không
    gian. Theo quan điểm này, khi nghiên cứu một đối tượng phải đặt nó trong mối
    tương quan với các đối tượng khác nhau, với các yếu tố trong hệ thống cao hơn
    cũng như với cấp phân vị thấp hơn. Tổ chức không gian kinh tế - xã hội ở xã Ea
    Kao được xem là một bộ phận của hệ thống tổ chức không gian lớn hơn là thành
    phố Buôn Mê Thuột và tỉnh Đăk Lăk. 8
    5.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
    Đối tượng nghiên cứu trong đề tài phân bố trên phạm vi không gian nhất
    định có đặc trưng lãnh thổ riêng. Việc áp dụng quan điểm tổng hợp cho phép xem
    xét các yếu tố, sự kiện trong mối quan hệ tương tác, phát hiện ra các quy luật phát
    triển, các nhân tố tác động đến tổ chức không gian kinh tế - xã hội.
    Không gian kinh tế - xã hội được xem là một lãnh thổ phức tạp được tạo
    thành bởi nhiều nhân tố: Tự nhiên, kinh tế - xã hội có mối quan hệ gắn bó với nhau
    một cách hoàn chỉnh. Do vậy, việc nghiên cứu tổ chức không gian thường được
    nhìn nhận trong mối quan hệ với hệ thống lãnh thổ nhất định để đạt được những giá
    trị đồng bộ về mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Đây là hệ thống mở có mối quan
    hệ chặt chẽ với các lãnh thổ khác.
    5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
    Đây là quan điểm được quan tâm hiện nay để tránh hiện tượng phát triển
    không bền vững khi môi trường có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng, gây tổn hại
    cho con người, lại do chính các hoạt động kinh tế - xã hội của con người đem lại.
    Như vậy, sự phát triển nông thôn bền vững là cần tổ chức không gian theo mô hình
    nông thôn mới để đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng cấp thiết của nông dân, phát triển
    kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân nông thôn đồng thời bảo vệ môi trường.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    5.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp lí thuyết
    Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt cả quá trình nghiên cứu đề tài,
    phương pháp được sử dụng để hệ thống lại các tri thức về bức tranh chung của đối
    tượng và khách thể nghiên cứu. Quá trình làm đề tài cần tiến hành thu thập, phân
    tích và tổng hợp tài liệu, số liệu thống kê của các cơ quan, sách, báo, tạp chí, các
    nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan, ban ngành ở địa phương.
    5.2.2. Phương pháp thực địa
    Đây là một trong những phương pháp quan trọng để tổ chức không gian
    nhằm làm cho kết quả mang tính thực tế. Trên cơ sở tiếp cận một cách chủ động qua
    việc quan sát, chụp ảnh, điều tra . các nhà nghiên cứu sẽ đề xuất được các giải pháp
    hợp lí và khả thi. Từ đó, họ có điều kiện, đối chiếu, bổ sung nhiều thông tin mà các
    phương pháp khác không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác. 5.2.3. Phương pháp thống kê
    Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lí kết quả nghiên cứu, tổng hợp các
    cơ sở để xây dựng mô hình không gian nông thôn mới.
    5.2.4. Phương pháp bản đồ
    Kết hợp bản đồ và các tài liệu thu thập được cùng với những hiểu biết về
    thực tế địa phương để có cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu tổ chức không gian
    theo mô hình nông thôn mới ở xã Ea Kao. Để phản ánh một cách trực quan, sinh
    động các kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ xây dựng một số bản đồ liên quan đến tổ
    chức không gian theo mô hình nông thôn mới ở xã Ea Kao trên cơ sở sử dụng phần
    mềm Microstation.
    6. Cấu trúc của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được trình
    bày trong 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận của tổ chức không gian theo mô hình nông thôn mới.
    Chương 2: Cơ sở thực tiễn của tổ chức không gian theo mô hình nông thôn
    mới ở xã Ea Kao thành phố Buôn Mê Thuột tỉnh Đăk Lăk.
    Chương 3: Mô hình không gian nông thôn mới ở xã Ea Kao thành phố Buôn
    Mê Thuột tỉnh Đăk Lăk.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...