Thạc Sĩ Cơ sở khoa học của dự báo nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 3
    3.1. Khách thể nghiên cứu 3
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    6. Giới hạn của đề tài . 4
    7. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu 4
    7.1. Phương pháp tiếp cận . 4
    7.1.1. Cách tiếp cận lịch sử, lôgic 5
    7.1.2. Cách tiếp cận phức hợp 7
    7.1.3. Cách tiếp cận cấu trúc - hệ thống 7
    7.1.4. Cách tiếp cận theo dấu hiệu thị trường 8
    7.2. Các phương pháp nghiên cứu . 10
    7.2.1. Nghiên cứu lý luận . 10
    7.2.2. Nghiên cứu thực tiễn 10
    8. Luận điểm bảo vệ 10
    9. Đóng góp mới của luận án . 11
    10. Cấu trúc của luận án 11
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
    DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC 12
    1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề . 12
    1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài . 12
    1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước . 14
    1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan . 18
    1.2.1. Dự báo . 18
    1.2.2. Nhân lực 19
    1.2.3. Nhân lực trình độ cao đẳng, đại học . 21
    1.2.4. Nhu cầu nhân lực và nhu cầu đào tạo . 21
    1.2.5. Dự báo nhu cầu nhân lực 24
    1.3. Vai trò của dự báo nhu cầu nhân lực trong quản lý giáo dục và kinh
    tế - xã hội . 25
    1.3.1. Vai trò của dự báo nhu cầu nhân lực trong lập kế hoạch và xây dựng chính
    sách 26
    1.3.2. Vai trò của dự báo nhu cầu nhân lực trong việc cung cấp thông tin . 28
    1.4. Các yếu tố tác động đến nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học 28
    1.4.1. Các yếu tố về chính sách . 28
    1.4.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội 31
    1.4.3. Các yếu tố khoa học - công nghệ 39
    1.5. Nội dung và các điều kiện cơ bản để thực hiện dự báo nhu cầu nhân
    lực trình độ cao đẳng, đại học 41
    1.5.1. Các nội dung chủ yếu của dự báo nhu cầu nhân lực . 41
    1.5.2. Các nhiệm vụ cơ bản khi thực hiện dự báo nhu cầu nhân lực có trình độ
    cao đẳng, đại học . 42
    1.5.2.1. Xác định vấn đề dự báo: 42
    1.5.2.2. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng và phát hiện các biến số then chốt 43
    1.5.2.3. Thu thập dữ liệu phục vụ dự báo và đề xuất các giả thiết/giả thuyết
    cho dự báo 44
    1.5.2.4. Tiến hành dự báo và kiểm nghiệm kết quả dự báo 45
    1.5.2.5. Ứng dụng dự báo . 45
    1.5.3. Yêu cầu về các điều kiện thực hiện dự báo nhu cầu nhân lực 46
    1.5.3.1. Về nhận thức vai trò của dự báo nhu cầu nhân lực 46
    1.5.3.2. Yêu cầu về số liệu, dữ liệu . 47
    1.5.3.3. Về năng lực của người làm dự báo . 48
    1.5.3.4. Yêu cầu về mô hình dự báo phù hợp và khả
    thi . 49
    1.6. Một số kinh nghiệm quốc tế về dự báo nhu cầu nhân lực trình độ cao
    đẳng, đại học 49
    1.6.1. Kinh nghiệm dự báo nhân lực của Mỹ 50
    1.6.2. Kinh nghiệm dự báo nhân lực của Anh 52
    1.6.3. Kinh nghiệm dự báo nhân lực của Thụy Điển 54
    1.6.4. Kinh nghiệm dự báo nhân lực của một số nước khác . 58
    1.6.5. Bài học cho dự báo nhân lực của Việt Nam 60
    Kết chương 1: 64
    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC
    TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM . 65
    2.1. Khái quát về nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiện
    nay 65
    2.1.1. Nguồn cung nhân lực trình độ cao đẳng, đại học 66
    2.1.2. Cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012 . 69
    2.1.3. Cơ cấu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam giai đoạn 2007-
    2012 . 73
    2.2. Các dự báo nhu cầu nhân lực đã được thực hiện 81
    2.2.1. Dự báo nhu cầu triển vọng cán bộ chuyên môn của nước ta 81
    2.2.2. Dự báo thị trường lao động . 84
    2.2.3. Dự báo nhu cầu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp 88
    2.2.4. Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng, đại học Việt Nam giai
    đoạn 2011-2020 . 89
    2.2.5. Dự báo phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 . 90
    2.2.5.1. Dự báo lực lượng lao động: 90
    2.2.5.2. Dự báo nhu cầu nhân lực của toàn nền kinh tế . 91
    2.2.5.3. Dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành KT cấp 1 92
    2.2.5.4. Dự báo nhu cầu nhân lực của các ngành KT cấp 2 92
    2.2.5.5. Dự báo nhu cầu nhân lực phân theo các ngành kinh tế 92
    2.2.6. Dự báo nhân lực c
    ủa tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 – 2020 . 93
    2.2.6.1. Dự báo cung lao động tỉnh Kontum giai đoạn 2011-2020 93
    2.2.6.2. Dự báo cầu lao động tỉnh KonTum giai đoạn 2011-2020 95
    2.3. Thực trạng về các điều kiện để thực hiện dự báo nhu cầu nhân lực ở
    Việt Nam 99
    2.3.1. Nhận thức của các cơ quan về vai trò của công tác dự báo nhân lực 100
    2.3.2. Hệ thống cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu . 102
    2.3.2.1. Hệ thống cung cấp thông tin . 102
    2.3.2.2. Cơ sở dữ liệu . 103
    2.3.3. Điều kiện về kỹ thuật thực hiện 107
    2.3.4. Nhân lực làm công tác dự báo . 108
    2.4. Đánh giá chung về dự báo nhu cầu nhân lực có trình độ cao đẳng,
    đại học ở Việt Nam 112
    Kết chương 2: 116
    CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH, KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHÁP
    TĂNG CƯỜNG CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN
    LỰC TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM. . 118
    3.1. Quan điểm và định hướng về dự báo phát triển nhân lực trình độ cao
    đẳng, đại học ở Việt Nam 119
    3.1.1. Quan điểm về dự báo phát triển nhân lực trình độ cao đẳng, đại học ở Việt
    Nam .119
    3.1.2. Định hướng phát triển dự báo nhân lực trình độ cao đẳng, đại học ở Việt
    Nam .120
    3.1.3. Mô hình dự báo nhu cầu nhân lực được đề xuất áp dụng ở Việt Nam . 122
    3.2. Đề xuất mô hình, quy trình, kỹ thuật dự báo nhu cầu nhân lực trình
    độ cao đẳng, đại học 133
    3.2.1. Quy trình dự báo nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học 133
    3.2.2. Thực hiện các kiểm định bắt buộc cho phương trình dự báo 139
    3.2.2.1. Kiểm định hệ số tương quan bội . 139
    3.2.2.2. Kiểm định tự tương quan . 141
    3.2.2.3. Kiểm định phương sai của sai số (PSSS) thay đổi 142
    3.2.3.4. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến . 143
    3.2.3.5. Kiểm định tính chính xác của dự báo 144 3.3. Thử nghiệm dự báo nhu cầu nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học . 145
    3.3.1. Tìm các mô hình dự báo nhu cầu nhân lực có trình độ cao đẳng và đại học 146
    3.3.1.1. Mô hình dự báo hồi quy tuyến tính ngoại suy theo chuỗi thời gian 146
    3.3.1.2. Mô hình dự báo theo tỉ trọng lao động . 148
    3.3.1.3. Tìm hàm dự báo nhu cầu nhân lực trình độ CĐ, ĐH theo mối tương
    quan với GDP . 154
    3.3.2. So sánh, đánh giá chung các kết quả dự báo nhân lực có trình độ cao đẳng,
    đại học . 156
    3.4. Các giải pháp tăng cường điều kiện đảm bảo thực hiện dự báo nhu
    cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học 160
    3.4.1. Giải pháp chính sách phát triển nhân lực và thị trường lao động . 161
    3.4.2. Giải pháp về nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác dự báo . 162
    3.4.3. Giải pháp hỗ trợ về tài chính phục vụ công tác dự báo . 163
    3.4.4. Giải pháp về tổ chức thực hiện dự báo . 164
    3.4.5. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống thông tin, thu thập số liệu định kỳ . 166
    Kết chương 3: 169
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 171
    1. Kết luận 171
    2. Khuyến nghị . 174
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU . 175
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 176
    PHỤ LỤC 184
    Phụ lục 1. Các phương pháp dự báo nhu cầu nhân lực . 184
    1. Nhóm các phương pháp dự báo định tính . 186
    1.1. Dự báo bằng phương pháp chuyên gia . 187
    1.2. Dự báo bằng phương pháp kịch bản . 189
    1.3. Dự báo bằng phương pháp so sánh tương tự 191
    1.4. Ưu/nhược điểm của dự báo bằng các phương pháp định tính 191
    2. Nhóm các phương pháp dự báo định lượng 194
    2.1. Dự báo bằng phương pháp mô hình hóa . 194
    2.2. Dự báo bằng phương pháp ngoại suy . 195
    2.3. Phương pháp dự báo theo nhịp tăng . 198
    2.4. Phương pháp tự
    hồi quy bậc p 201
    2.5. Ưu/nhược điểm của dự báo bằng các phương pháp định lượng . 202
    3. Lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng 203
    Phụ lục 2: Các mô hình tìm các tham số của phương trình theo phương
    pháp bình phương bé nhất . 204
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị Trung ương 8
    khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có quan điểm chỉ
    đạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế -
    xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy
    luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dụ
    c và đào tạo từ chủ yếu theo số
    lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số
    lượng”. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về
    đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam giai đoạn
    2006-2020 cũng có quan điểm chỉ đạo: “Gắn kết chặt chẽ đổi mới giáo dục
    đại học với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu nhân lực trình độ
    cao của đất nước và xu thế của khoa học và công nghệ”. Ưu tiên đào tạo nhân
    lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế – xã
    hội (KT-XH) là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược
    phát triển giáo dục nước ta trong hiện tại và tương lai.
    Với xu thế toàn cầu hoá và cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát
    triển như vũ bão, đặc biệt Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
    giới (WTO), để có thể cạnh tranh có hiệu quả, giáo dục phải thực sự là quốc
    sách hàng đầu, đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực về số lượng, cơ cấu và chất
    lượng, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu của phát
    triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, giáo dục cũng phải góp phần giữ gìn bản sắc
    của mỗi dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển.
    Thực tiễn cho thấy giáo dục chính là một trong những yếu tố quan trọng
    nhất để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Một nền kinh tế có tốc độ
    phát triển cao hôm nay có thể sụp đổ ngày mai, nh
    ưng một nền giáo dục bền
    vững sẽ đảm bảo khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong 50 năm hoặc
    thậm chí là 100 năm tới. Bác Hồ cũng đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm
    trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Ngân hàng Thế giới cũng đã đưa
    ra báo cáo xếp loại sự giàu có của một quốc gia, theo đó tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không còn là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá, mà dành tầm quan
    trọng cho các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường, giáo dục
    và tính cơ động của xã hội. Giáo dục vừa được hưởng lợi từ phát triển kinh tế, vừa là nhân tố chính
    nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là điều kiện, tiền đề cho phát triển kinh
    tế. Giáo dục đóng góp vào việc tạo ra nguồn lao động có thái độ và kỷ luật lao
    động, có kiến thức và kỹ năng, có sức khoẻ - nhân tố quyết định tăng năng
    suất lao động. Năng suất lao động tăng sẽ đóng góp chủ yếu vào việc tăng
    trưởng kinh tế, tăng thu nhập của người dân; đưa giáo dục đến với người
    nghèo và có thể coi đây là biện pháp hiệu quả nhằm tăng thêm việc làm để
    nâng cao đóng góp của họ vào tổng thu nhập. Giáo dục là con đường chủ đạo
    sản sinh khoa học, những thành tựu của khoa học xác định trình độ và tính
    chất của sản xuất, còn hệ thống giáo dục xác định trình độ phát triển của khoa
    học thời kỳ tiếp theo.
    Ở Việt Nam nói riêng và các nước nói chung, số người có nhu cầu học
    ở đại học không ngừng gia tăng. Sự gia tăng này không chỉ do sự gia tăng tự
    nhiên và cơ học của dân số ở mỗi quốc gia mà còn thể hiện nhu cầu được hiểu
    biết, được tiếp cận những kiến thức, kỹ năng mang lại thu nhập tốt hơn trong
    thời đại nền kinh tế tri thức đang ngày càng chiếm lĩnh ưu thế. Đối tượng
    người học cũng ngày càng đa dạng. Mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học
    cũng phát triển nhanh nhưng vẫn chưa phù hợp với nhu cầu xã hội. Quy mô
    nhân lực có trình độ CĐ, ĐH có chiều hướng gia tăng nhưng cung và cầu vẫn
    còn chưa gặp nhau, các doanh nghiệp vẫn phải đi tìm người, trong khi đó số
    SV ra trường nhưng chưa có việc làm phù hợp với chuyên môn cũng còn
    tương đối nhiều. Điều này đòi hỏi cần có những dự báo đảm bảo tính khoa
    học về nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học để các trường có căn cứ
    xác định cơ cấu đào tạo của mình.
    Các đề tài, nghiên cứu về dự báo nói chung, dự báo giáo dục và dự báo
    nhân lực cũng đã được thực hiện không ít. Tuy nhiên, những nghiên cứu riêng
    về dự báo nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học (CĐ, ĐH) còn chưa
    được thể hiện rõ nét, gần đây mới chỉ tập trung vào thử nghiệm một số mô
    hình dự báo cầu nhân lực có trình độ CĐ, ĐH. Những khó khăn về cơ sở dữ
    liệu khi áp dụng các mô hình dự báo trong điều kiện Việt Nam hiện nay đã
    được đề cập, song các phương án thay thế giữa các biến hoặc hoàn thiện cơ sở
    dữ liệu cũng cần tiếp tục đề xuất có sức thuyết phục mạnh hơn. Trong các
    nghiên cứu đã thực hiện, cơ sở khoa học để hình thành dự báo nhu cầu nhân
    lực trình độ đại học, cao đẳng chưa được giải quyết triệt để và những khó
    khăn khi áp dụng các mô hình dự báo trong điều kiện Việt Nam hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Điều này đang đòi hỏi phải hệ thống hóa, bổ sung cả
    về lý luận và thực tiễn nhằm tăng sức thuyết phục, độ tin cậy của các mô hình
    dự báo nhu cầu nhân lực có trình độ CĐ, ĐH.
    Chính vì các lý do cơ bản trên, việc lựa chọn nghiên cứu “Cơ sở khoa
    học của dự báo nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam
    là đúng đắn và đáp ứng yêu cầu cấp thiết của hoạt động quản lý giáo dục hiện
    nay.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất quy trình, kỹ thuật
    và các giải pháp tăng cường các điều kiện để dự báo nhu cầu nhân lực trình
    độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam đảm bảo được độ tin cậy và đ
    áp ứng được
    các yêu cầu của thực tiễn.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Nhân lực trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Dự báo nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...