Luận Văn Cơ sở khách quan và mối quan hệ của các thành phần kinh tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CƠ SỞ KHÁCH QUAN VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ

    / NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT MÂU THUẪN PHÉP BIỆN CHỨNGQuy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật và là hạt nhân của phép biện chứng. Nội dung của quy luật chỉ ra cho chúng ta thấy nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
    Quan điểm siêu hình cho rằng sự vật là một thể đồng nhất tuyệt đối, chúng không có mâu thuẫn bên trong. Thực chất của quan điểm này là phủ nhận mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Còn quan điểm của chủ nghĩa duy vật cho rằng sự vật, hiện tượng luôn luôn có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn là hiện tượng khách quan chủ yếu bởi vì sự vật hiện tượng của thế giới khách quan đều được tạo thành từ nhiều yếu tố, nhiều bộ phận, nhiều quá trình khác nhau. Giữa chúng có mối liên hệ, tác động lẫn nhau trong đó sẽ có những liên hệ trái ngược nhau, gọi là các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn của sự vật. Các mặt đối lập thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau gây nên một biến đổi nhất định, làm cho sự vật vận động phát triển.
    Các mặt đối lập là những mặt có xu hướng phát triển trái ngược nhau nhưng chúng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể duy nhất là sự vật. Quan hệ đó thể hiện các mặt vừa thống nhất vừa tiêu diệt nhau. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sư lương tựa, rằng buộc, phụ thuộc lẫn nhau làm tiền đề để tồn tại và phát triển cho nhau, có mặt này mới có mặt kia. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự bài trừ gạn bỏ, phủ định lẫn nhau giữa chúng. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một thể thống nhất, chúng thường xuyên muốn tiêu diệt lẫn nhau. Đó là một tất yếu khách quan không tách rời sự thống nhất giữa chúng.
    Quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh là hai mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau. Sự thống nhất giữa các mặt chỉ diễn ra trong những điều kiện nhất định với một thời gian xác định. Bất cứ sự thống nhất nào cũng diễn ra sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho nó luôn luôn có xu hướng chuyển thành cái khác. Còn đấu tranh diễn ra từ khi thể thống nhất xác lập cho đến khi nó bị phá vỡ để chuyển thành mới. Đấu tranh giữa các mặt đối lập diễn ra trải qua nhiều giai đoạn với nhiều hình thức khác nhau, từ khác biệt đến đối lập, từ đối lập đến xung đột, từ xung đột đến mâu thuẫn.
    Đến đây nếu có đủ điều kiện thích hợp thì nó diễn ra sự chuyển hoá cuối cùng giữa các mặt đối lập. Cả hai đều có sự thay đổi về chất, cùng phát triển đến một trình độ cao hơn. Từ đó mâu thuẫn được giải quyết sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ và quá trình lại tiếp tục.
    Vì thế đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển.



     
Đang tải...