Tiểu Luận Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, trong các cơ sở đó, cơ sở nào quyết định bản chất cách mạng v

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài thảo luận
    Đề tài: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, trong các cơ sở đó, cơ sở nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh


    MỤC LỤC
    Trang
    Đề tài 1 .4
    A. Mở đầu 4
    B. Nội dung 5
    I. Khái quát về tư tưởng hồ chí minh 5
    1. Khái niệm tư tưởng .5
    2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh 5
    II Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh .5
    1. Nhân tố khách quan 5
    1.1 Bối cảnh xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh 5
    a. Tình hình thế giới .6
    b. Tình hình Việt Nam .7
    1.2 Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 8
    a. Giá trị truyền thống dân tộc . 8
    b. Tinh hoa văn hóa nhân loại .9
    c. Chủ nghĩa Mác -Lênin .11
    2. Nhân tố chủ quan . 12
    III. Nhân tố quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh 12
    1. Chủ nghĩa Mác -Lênin . 12
    2. Con người Hồ Chí Minh 15
    a. Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh . 15
    b. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn . 16
    C. Kết luận 18


    ĐỀ TÀI 1:
    Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, trong các cơ sở đó, cơ sở nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.

    A. MỞ ĐẦU

    Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn về lý luận và tư tưởng cho nhân loại . Tư tưởng đó vẫn vẹn nguyên giá trị thời đại.
    Trong thế giới ngày nay, khó tìm đâu ra một nhân vật đã "trở thành huyền thoại ngay khi còn sống", một con người hội đủ khát vọng của các dân tộc dù màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo, văn hóa khác nhau .
    Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ: “Chủ tịch Hồ Chí Minhlà linh hồn, là ngọn cờ chói lọi lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc. Tư tưởng Hồ Chí Minhlà di sản tinh thần vô giá sẽ mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, của nhân dân ta. Chúng ta phải tiến hành cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách sâu rộng, thiết thực, hiệu quả trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội, khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
    Để “Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, chúng ta cần nắm được cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, trong các cơ sở đó, cơ sở nào quyết định bản chất cách mạng và khoa của tư tưởng Hồ Chí Minh.







    B. NỘI DUNG

    I. Khái quát về tư tưởng Hồ Chí Minh.
    1. Khái niệm tư tưởng.
    Trong thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh”, khái niệm “tư tưởng” không phải là ý thức tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng mà có nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới qua và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.
    2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Dựa trên những định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam, các nhà khoa học đã dưa ra định nghĩa: “Tư tưởng Hồ Chí Minhlà một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác -Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”.
    Tư tưởng Hồ Chí Minhbao gồm: tư tưởng về vấn đề dân tộc; về chủ nghĩa vã hội và con đường đi lên chú nghĩa xã hội; về Đảng Cộng Sản Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về văn hóa, đạo đức,v.v
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...