Tiểu Luận Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ
    Lời giới thiệu


    Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những nền văn minh cổ nhất thế giới.
    Nền văn minh Ấn Độ thời cổ đại bao gồm cả vùng đất ở các nước như: Ấn Độ, Pakistan, Nêpan, Bangladesh ngày nay.


    Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ


    Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía Bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở Tây- Bắc Ấn. Đông Nam và Tây Nam Ấn Độ giáp Ấn Độ Dương.


    Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn.


    Nền văn minh ở lưu vực sông Indus (3.000-1.800 Tr. C.N.) đã thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ.


    Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người Đraviđa. Ngày nay những người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ. Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có nhiều tộc người Aria tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn. Sau này, trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập Saudi, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa phong phú đã tạo nên nền văn minh Ấn Độ


    Các giai đoạn lịch sử chính


    Nền văn minh cổ xưa trên lưu vực sông Ấn (3.000-1.800 TCN)


    Các nhà khảo cổ đã tìm ra cái nôi đầu tiên của Ấn Độ tại lưu vực sông Ấn. Tại đây người ta tìm thấy những pho tượng một người đàn ông trong tư thế suy tưởng gợi đến môn phái yoga. Rất nhiều hiện vật được tìm thấy ở khu vực Harappa và Mohenjo có niên đại từ 3.000 dến 1.800 trước công nguyên. Những tìm tòi gần đây hé mở phần nào về sự lan tỏa của nền văn minh lưu vực sông Ấn rộng lớn về miền Bắc và miền Tây xa xôi cùng với cư dân lưu vực sông Ấn lại có quan hệ gần gũi với văn hóa Dravidia, từng phồn thịnh từ rất lâu ở miền Nam Ấn Độ trước khi người Aryan đặt chân đến.


    Nền văn minh Vệ Đà (1.600-thế kỷ I TCN)


    Ở vào khoảng thời gian 100 đến 1.600 TCN, một chi của dòng họ Aryan rộng lớn, thường được gọi là người Indo-Aryan, di cư đến Ấn Độ. Họ đêm theo cùng với họ là tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế các vị thần tượng trưng cho các thế lực của thiên nhiên như Indra, thần mưa và sấm, thần Agni (lừa) và Varuma, chúa tể của các sông biển và mùa màng. Những bài ngợi ca vị thần ấy được tập hợp lại thành bốn tập Kinh Vệ Đà. Lâu đời nhất là tập Rigveda (1.500-1.200 Tr. C.N.). Đặc điểm của Kinh Veda là hướng con người đến tư tưởng cao cả, văn phong đẹp đẽ và bước chuyển những nghi thức từ bên ngoài vào kinh nghiệm nội tại. Thời kỳ này chính là thời kỳ có thuyết nói rằng cùng với nó là sự ra đời Đức Phật
    Bức tượng Đức Phật đứng đã được tìm thấy


    Vào năm 326 TCN Alexandros người Macedonia vượt sông Indus và đánh thắng một trận quyết định và rút về. Cuộc xâm lăng của ông đã để lại dấu ấn của thế giới Hy Lạp, nâng văn hóa Ấn Độ lên một tầm cao mới.
    Vào năm 320 TCN. Chandragup-ta Maurya (hoàng đế Maurya) thống nhất trở lại toàn bộ các bộ lạc rời rạc và thành lập chế độ tập quyền, kinh đô được đặt tại Pataliputra (bang Bihar ngày nay).


    Đế chế Gupta


    Thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Ấn Độ thuộc vào thời kỳ đế chế Gupta. Thời kỳ này có nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa trồng trọt. Thời kỳ này nền văn minh Ấn độ đã để lại cho nhân loại một khối lượng các di sản khổng lồ.


    Thành tựu chính của Văn minh Ấn Độ


    Chữ viết, văn học


    Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ.


    Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.


    Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó.
    Ramayana là một bộ sử thi dài 48 000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana.


    Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.
     
Đang tải...