Báo Cáo Cơ sở hình thành khung giá đất theo cơ chế thị trường ở Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói ch

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu


    Trước Luật đất đai năm 1993, Nhà nước thực hiện việc quản lý đất đai bằng biện pháp hành chính, mọi quan hệ đất đai được thực hiện bằng cơ chế xin cho, thu hồi vì Luật đất đai chưa cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất , chưa thừa nhận đất đai có giá. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, định hướng xa hội chủ nghĩa, có sự điều tiết quản lý của Nhà nước thì quan hệ đất đai cũng chịu sự chi phối của cơ chế thị trường.Với Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung đất đai vào các năm 1998, 2001 và đặc biệt là Luật Đất đai năm 2003 đa tạo ra một hành lang pháp lý cho giao dịch dân sự về đất đai và thừa nhận giá đất (giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất) như là một công cụ không thể thiếu trong việc thực hiện các quan hệ tài chính về đất đai.Bên cạnh đó, thị trường bất động sản có những bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, cơ cấu, dung lượng góp phần tích cực vào việc thúc đẩy kinh tế – xa hội cả nước phát triển, phát huy các nguồn vốn trong xa hội, thu hút đầu tư nước ngoài, làm thay đổi bộ mặt kinh tế đất nước, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Song do phát triển chủ yếu là tự phát, chưa có sự quản lý chặt chẽ nên thị trường bất động sản đa bộc lộ nhiều hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước; đặc biệt là những cơn “sốt giá”, tình trạng đầu cơ nhà đất, kích cầu ảo tạo ra giá ảo, giá nhà đất bị thả nổi, không phản ánh đúng mối quan hệ cung cầu trên thị trường.Nhưng cũng có thời kỳ thị trường bất động sản “lạnh” gần như “đóng băng” làm cho các đối tượng tham gia thị trường phải băn khoăn lo lắng, các nhà hoạch định chính sách cũng phải lúng túng trong việc đề ra các chính sách quản lý cho phù hợp.Do đó yêu cầu đặt ra là chúng ta phải có hệ thống khung giá mới làm căn cứ tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất và tiền thuê khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước. Đáp ứng yêu cầu đó khung giá đất của Nhà nước ra đời để giải quyết nhưng vấn đề nêu trên.Nhưng từ khi có khung giá đất của Nhà nước ra đời, việc áp dụng khung giá đất còn nhiều bất cập, mà tiêu biểu là khung giá đất không sát với thực tế, giá của khung giá đất đưa ra quá chênh lệch với giá đất thực tế trên thị trường. Mặt khác khung giá đất thường lạc hậu so với thực tế, vì thị trường đất đai luôn luôn thay đổi theo sự phát triển của xa hội, mà khung giá đất là giá đất cố định, áp đặt, không sát với thực tế. Chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường, chuyển đổi chậm. Mỗi địa phương lại có khung giá đất khác nhau, nên việc quản lý cũng không đồng đều ở các nơi, gây ra sự thiếu minh bạch trong thị trường nhà đất.

    Xuất phát từ yêu cầu trên, với mong muốn đóng góp một vài kiến nghị nhỏ trong việc xây dựng khung giá đất cho thị trường Bất động sản ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, em đa chọn đề tài :

    Cơ sở hình thành khung giá đất theo cơ chế thị trường ở Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung

    Đề tài được thực hiện với những mục đích nghiên cứu cơ bản sau:
    - Nghiên cứu cơ sở hình thành khung giá đất, thực trạng việc áp dụng khung giá đất ở TP Hà Nội và của cả nước.
    - Đưa ra một vài giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói riêng và phương pháp xác định giá đất nói chung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...