Thạc Sĩ Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn . ii
    MỤC LỤC .iii
    DANH MỤC VIẾT TẮT . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC HÌNH vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài . 2
    3. Mục đích nghiên cứu 4
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
    5. Phạm vi nghiên cứu 5
    6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5
    6.1. Quan điểm nghiên cứu . 5
    6.1.1. Quan điểm tổng hợp . 5
    6.1.2. Quan điểm lịch sử . 5
    6.1.3. Quan điểm hệ thống 6
    6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững 6
    6.2. Phương pháp nghiên cứu . 6
    6.2.1. Phương pháp thực địa 6
    6.2.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 6
    6.2.3. Phương pháp xử lí số liệu thống kê 6
    6.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp . 7
    6.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí 7
    6.2.6. Phương pháp nghiên cứu địa lí tự nhiên ứng dụng 8
    6.2.7. Phương pháp phân tích dự báo 8
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-
    tnu.edu.vn/


    7. Đóng góp của luận văn . 8
    8. Cấu trúc của luận văn 8
    NỘI DUNG 9
    Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ ĐỊA
    LÍ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI . 9
    1.1. Tổng quan về du lịch sinh thái . 9
    1.1.1. Các khái niệm 9
    1.1.1.1. Khái niệm du lịch . 9
    1.1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái 10
    1.1.2. Nhiệm vụ và phân loại du lịch sinh thái 12
    1.1.2.1. Nhiệm vụ 12
    1.1.2.2. Phân loại 13
    1.1.3. Yêu cầu phát triển DLST . 13
    1.1.4. Đặc điểm của các đối tượng tham gia hoạt động DLST 17
    1.2. Cơ sở địa lí để phát triển du lịch sinh thái 18
    1.2.1. Điều kiện phát triển du lịch sinh thái . 18
    1.2.1.1. Quan điểm 18
    1.2.1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái 18
    1.2.1.3. Phân loại tài nguyên du lịch sinh thái chính . 21
    1.2.1.4. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái 25
    1.2.2. Phương pháp đánh giá 27
    1.2.2.1. Phương pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lich . 27
    1.2.2.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp . 29
    Tiểu kết chương 1 . 32
    Chương 2 : CƠ SỞ ĐỊA LÍ HUYỆN ĐẠI TỪ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
    DU LỊCH SINH THÁI . 33
    2.1. Cơ sở địa lí huyện Đại Từ . 33
    2.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ . 33
    2.1.2. Điều kiện tự nhiên 35
    2.1.2.1. Đặc điểm địa chất - khoáng sản 35
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-
    tnu.edu.vn/

    2.1.2.2. Địa hình và tài nguyên địa hình 38
    2.1.2.3. Điều kiện khí hậu . 42
    2.1.2.4. Thủy văn . 45
    2.1.2.5. Lớp phủ thổ nhưỡng 46
    2.1.2.6. Thảm thực vật 47
    2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 50
    2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động 50
    2.1.3.2. Tình hình kinh tế 50
    2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng . 51
    2.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lí để phát triển du lịch sinh thái . 52
    2.2.1. Hiện trạng du lịch huyện Đại Từ . 52
    2.2.1.1. Ưu điểm 52
    2.2.1.2. Hạn chế 52
    2.2.2. Lựa chọn đối tượng đánh giá . 53
    2.2.3. Xây dựng thang đánh giá 54
    2.2.3.1. Chọn các tiêu chí đánh giá . 54
    2.2.3.2. Xác định chỉ tiêu và điểm của các cấp 55
    2.2.3.3. Xác định hệ số của các tiêu chí . 56
    2.2.4. Đánh giá các điểm DLST huyện Đại Từ . 56
    2.2.5. Đánh giá kết quả 59
    Tiểu kết chương 2 . 60
    Chương 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN
    VỮNG 61
    DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN . 61
    3.1. Tổ chức lãnh thổ DLST . 61
    3.1.1. Vị trí của huyện Đại Từ trong chiến lược phát triển kinh tế tỉnh
    Thái Nguyên . 61
    3.1.2. Một số điểm DLST tiêu biểu 62
    3.1.2.1. Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc . 62
    3.1.2.2. Suối Tiên Sa . 63
    3.1.2.3. Vườn quốc gia Tam Đảo . 64
    3.1.2.4. Khu du lịch núi Văn, núi Võ 65
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-
    tnu.edu.vn/

    3.1.2.5. Khu di tích quốc gia 27/7 65
    3.1.3. Mô hình không gian phát triển DLST huyện Đại Từ 66
    3.1.3.1. Các tuyến DLST trên địa bàn huyện 66
    3.1.3.2. Các tuyến DLST liên huyện . 67
    3.2. Định hướng và giải pháp phát triển DLST huyện Đại Từ 70
    3.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển . 71
    3.2.1.1. Quan điểm phát triển . 71
    3.2.22. Mục tiêu phát triển . 71
    3.2.2. Định hướng phát triển DLST huyện Đại Từ . 72
    3.2.2.1. Định hướng phát triển các loại hình du lịch . 72
    3.2.2.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ . 72
    3.2.2.3. Định hướng sản phẩm du lịch . 73
    3.2.2.4. Định hướng về quy hoạch và giám sát các hoạt động kinh tế . 74
    3.2.3. Giải pháp phát triển DLST huyện Đại Từ . 75
    3.2.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách 75
    3.2.3.2. Giải pháp về đào tạo cán bộ quản lí và hướng dẫn viên du lịch 76
    3.2.3.3. Giải pháp liên kết với cộng đồng 77
    3.2.3.4. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật 77
    3.2.3.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học 78
    Tiểu kết chương 3 . 79
    KẾT LUẬN 80
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv

    DANH MỤC VIẾT TẮT

    STT Chữ viết tắt Nội dung
    1 CQ Cảnh quan
    2 DLST Du lịch sinh thái
    3 ĐDSH Đa dạng sinh học
    4 ĐNN Đất ngập nước
    5 HST Hệ sinh thái
    6 KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
    7 KDL Khu du lịch
    8 KT-XH Kinh tế - xã hội
    9 VQG Vườn quốc gia


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1. Mức độ đánh giá điều kiện phát triển DLST huyện Đại Từ 32
    Bảng 2.1. Diện tích theo cấp độ cao tuyệt đối và độ dốc [25] 38
    Bảng 2.2: Tần suất gió mùa đông trạm Đại Từ (đơn vị: %) . 42
    Bảng 2.3: Tần suất gió mùa hè trạm Đại Từ (đơn vị: %) 42
    Bảng 2.4: Nhiệt độ trung bình tháng, năm ở trạm Đại Từ (đơn vị: 0
    C) 43
    Bảng 2.5: Lượng mưa trung bình tháng và năm ở một số trạm của huyện Đại Từ
    (đơn vị: mm) 44
    Bảng 2.6. Mức độ đánh giá điều kiện phát triển DLST huyện Đại Từ 56
    Bảng 2.7. Đánh giá các điểm DLST huyện Đại Từ 58
    Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển DLST tại các điểm DLST tiêu
    biểu ở huyện Đại Từ . 59
    Bảng 3.1. So sánh một số chỉ tiêu của huyện Đại Từ so với tỉnh Thái Nguyên . 61








    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 2.1: Hành chính huyện Đại Từ . 34
    Hình 2.2: Địa hình huyện Đại Từ . 41
    Hình 2.3: Thảm thực vật năm 2011 huyện Đại Từ . 49
    Hình 3.1: Bản đồ không gian du lịch sinh thái huyện Đại Từ . 70











    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Du lịch là một trong những hoạt động KT-XH xuất hiện sớm trên thế giới.
    Ngành này còn được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói” và có vai trò
    ngày càng quan trọng với đời sống con người. Du lịch đã và đang phát triển mạnh
    mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được nhiều quốc gia chú trọng đầu tư phát
    triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
    Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm tới việc giải quyết đúng
    đắn mối quan hệ giữa phát triển du lịch gắn bảo đảm sự phát triển bền vững. Các
    quốc gia và các địa phương đang cố gắng tìm ra những giải pháp về quy hoạch và
    quản lý du lịch sao cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên không những không bị suy
    thoái cạn kiệt mà còn được bảo tồn như là một nguồn lực cơ bản để tiếp tục khai thác
    sử dụng trong hiện tại và tương lai.
    Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vấn đề phát triển
    du lịch sao cho xứng với vị trí và vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn lại càng trở nên
    cần thiết. Những năm gần đây, hoạt động du lịch của nước ta diễn ra hết sức sôi động
    và có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của đất nước, góp phần tích
    cực vào quá trình thực hiện chính sách đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
    Đại Từ là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên, là huyện có nhiều tiềm
    năng về đất đai, khí hậu, tài nguyên, có nhiều điều kiện phát triển toàn diện các ngành
    kinh tế đặc biệt là phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch. Đặc biệt khí hậu và đất đai
    đã tạo ra những điều kiện để huyện phát triển đa dạng các loại hình du lịch nói chung
    và du lịch sinh thái nói riêng.
    Mặc dù huyện Đại từ có nhiều tiềm năng, nhưng công tác khai thác, sử dụng
    các nguồn lực còn thiếu tính lâu dài và đồng bộ trên toàn khu vực. Để có quy hoạch
    phát triển kinh tế bền vững, phát huy được thế mạnh của huyện , cần có những nghiên
    cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và KT-XH nhằm xây dựng cơ sở khoa học
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2
    cho việc đi ̣nh hướng phát triển, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm du lịch, đặc biệt
    là trong các hoạt động DLST nhằm đảm bảo phát triển bền vững KT-XH của huyện.
    Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát
    triển du lịch sinh thái” nhằm góp phần khai thác tốt các tiềm năng tự nhiên và nhân
    văn phục vụ chiến lược phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    2.1. Trên thế giới
    Từ khi khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của mình, DLST và ngành
    địa lý du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới
    dưới nhiều góc độ và mức độ khác nhau.
    Các chương trình nghiên cứu về DLST đã trở lên rất phổ biến trong những
    năm gần đây. Công trình nghiên cứu loại hình du lịch sinh thái của Chương trình môi
    trường Liên Hợp Quốc (1979), Hội du lịch sinh thái (1992), Tổ chức du lịch Thế giới
    (WTO 1994). Đặc biệt năm 2002 là năm du lịch sinh thái quốc tế với Hội nghị
    thượng đỉnh thế giới về DLST được tổ chức tại thành phố Quebec của Canada.Hội
    nghị này là sáng kiến của WTO và Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc
    (UNEP). Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu về cơ sở lí luận phát triển DLST của
    Wright (1993), Glaser (1996), Holden (1999).
    Những nghiên cứu về DLST nói trên là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá,
    khai thác, quản lí và định hướng phát triển DLST.
    2.2. Ở Việt Nam
    Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, trong đó
    phần lớn tập trung vào các vấn đề về tổ chức không gian du lịch, cơ sở lí luận và
    phương pháp nghiên cứu du lịch. Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh
    vực này đã được thực hiện như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ
    Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự
    nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì
    (1993); “Quy hoạch quốc gia và vùng , phương pháp luận và phương pháp nghiên
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3
    cứu” do Vũ Tuấn Cảnh và Lê Thông thực hiện (1994); sách Địa lý du lịch (1996) và
    Địa lý du lịch Việt Nam (2010) do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên .
    DLST là một khái niệm còn mới mẻ nhưng đã được chú ý. Trong những năm
    gần đây, có rất nhiều khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam với mục đích về với tự
    nhiên. Năm 1995 Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam đã thực hiện đề tài
    “Hiện trạng và định hướng cho công tác quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng
    Bằng Sông Cửu Long”. Năm 1998, công trình nghiên cứu của PGS–TS Phan Huy Xu
    và ThS. Trần Văn Thành: “Đánh giá Tài Nguyên Du Lịch tự nhiên và định hướng
    khai thác DLST của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Năm 2002, PGS–TS Phạm
    Trung Lương với công trình nghiên cứu “DLST những vấn đề về lí luận và thực tiễn
    phát triển ở Việt Nam”. “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm bền
    vững” của Phạm Lê Thảo năm 2006
    Đối với tỉnh Thái Nguyên nhìn chung các đề tài có liên quan đến vấn đề đánh
    giá tổng hợp điều kiện phục vụ phát triển du lịch hầu như chỉ đáp ứng phần nào phục
    vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh. Tiêu biểu là các công trình “Địa
    lý tỉnh Thái Nguyên” của nhà giáo nhân dân Trịnh Trúc Lâm (1998) hay luận án của
    TS. Nguyễn Thị Hồng (2002), “Nghiên cứu hiện trạng và dự báo biến động môi
    trường tự nhiên do một số hoạt động kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010”
    hoặc luận văn ThS. Địa lý học của Nguyễn Thanh Mai (2003), Phát triển du lịch ở
    lưu vực Sông Công tỉnh Thái Nguyên, luận văn ThS. Địa lý học của Hoàng Thị Trà
    My (2009), Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong thời kì hội nhập , Đặc biệt, năm
    2009, cuốn “ Địa chí Thái Nguyên” được xuất bản, tạo tiền đề quan trọng cho công tác
    đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2012, luận văn thạc
    sĩ của tác giả Dương Nghĩa Ân tổng hợp thành tựu phát triển du lịch của tỉnh thông qua
    công trình “Phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng” .
    Huyện Đại Từ tuy là một huyện giàu tiềm năng song công tác nghiên cứu khoa
    học phục vụ phát triển kinh tế lại rất hạn chế. Phần lớn các đề tài đi sâu vào việc tìm
    hiều một số tiềm năng chính của huyện như luận văn thạc sĩ địa lí tự nhiên của tác giả
    Phạm Thu Thủy (2007), Khai thác các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tại
    khu du lịch Hồ Núi Cốc, tỉnh thái Nguyên ; luận văn thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4
    Loan (2008), Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát
    triển nông thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện
    Đại Từ tỉnh Thái Nguyên, hay đề tài “Tìm hiểu về khả năng sinh trưởng, năng suất,
    chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có
    triển vọng tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Tá,
    Th.S Đặng Thị Thu Thúy (2013); luận văn thạc sĩ Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên
    địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện
    Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2010, của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
    (2013). Gần nhất là công trình Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên huyện Đại Từ -
    tỉnh Thái Nguyên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp của tác giả Nguyễn Thu
    Giang (2014).
    Đây chủ yếu là các nghiên cứu chuyên ngành phục vụ cho một số mục đích cụ
    thể, đã phát huy tác dụng một cách đắc lực cho sự phát triển một số ngành kinh tế của
    huyện. Tuy nhiên, để sử dụng một cách hợp lý, phát huy hết thế mạnh (nông - lâm
    nghiệp và du lịch) của địa phương và quan trọng hơn là sự phát triển phải song hành bảo
    vệ môi trường, rất cần có một nghiên cứu theo hướng đánh giá tổng hợp điều kiện tự
    nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển một số lĩnh vực kinh tế nông - lâm nghiệp và
    du lịch của huyện.
    Mặc dù đã có công trình nghiên cứu liên quan đến việc khai thác và đánh giá các
    điều kiện tự nhiên, nhưng chưa có nghiên cứu nào đề câ ̣p một cách toàn diê ̣n đánh giá
    tổng hợp điều kiện tự nhiên, KT-XH phục vụ phát triển DLST huyện Đại Từ - tỉnh
    Thái Nguyên.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Đánh giá tổng hợp các điều kiện của huyện Đại Từ, trên cơ sở đó xác định
    những yếu tố thuận lợi cho phát triển DLST huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện mục tiêu đề ra, luâ ̣n văn tâ ̣p trung vào các nhiê ̣m vụ sau:
    - Tổng quan cơ sở lý luận về đánh giá các điều kiện tự nhiên – KT-XH phục vụ
    quy hoạch phát triển DLST huyện.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5
    - Thu thập số liệu, phân tích đánh giá các tài nguyên DLST.
    - Tiến hành xây dựng bản đồ định hướng quy hoạch đối với DLST cho huyện
    Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
    - Kiến nghị sử dụng hợp lý lãnh thổ trong phát triển du lịch trên quan điểm sinh
    thái và phát triển bền vững.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi không gian nghiên cứu: huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
    - Về mặt thời gian: sử dụng các số liệu từ năm 2000 đến nay.
    - Đối tượng là các nhân tố điều kiện ảnh hưởng tới sự phát triển và hoạt động
    DLST huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
    6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    6.1. Quan điểm nghiên cứu
    6.1.1. Quan điểm tổng hợp
    Dựa trên cơ sở nhìn nhâ ̣n, đánh giá các sự vâ ̣t hiê ̣n tượng trên một lãnh thổ cụ thể
    có tính toàn diện, không bỏ sót yếu tố nào . Quan điểm tổng hợp được vâ ̣n dụng trong
    đánh giá tổng hợp các yếu tố thành phần của tự nhiên và nhân văn, trên cơ sở đó
    nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động DLST của huyện Đại
    Từ. Sử dụng quan điểm này giúp tác giả tránh được cách nhìn nhâ ̣n có tính phiến diê ̣n.
    6.1.2. Quan điểm lịch sử
    Mỗi thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến
    đổi không ngừng theo thời gian. Mỗi đơn vị tự nhiên phải mất một thời gian dài để
    hình thành. Do vậy, các số liệu thống kê từng đối tượng đều gắn với một giai đoạn
    phát triển nhất định.
    Muốn xác định đúng nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển, nguyên nhân biến
    đổi hiện tại và dự báo xu thế phát triển tương lai của các điều kiện tự nhiên, không
    thể không vận dụng quan điểm lịch sử. Đây cũng là cơ sở để đưa ra định hướng cho
    sử dụng hợp lý tài nguyên và không gian lãnh thổ.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6
    6.1.3. Quan điểm hệ thống
    Quan điểm này cho phép nhìn nhâ ̣n , phân tích, đánh giá theo một trình tự các
    mối quan hê ̣ ràng buộc lẫn nhau , theo một chuỗi các liên kết , một chu trình phát triển
    trên một lãnh thổ cụ thể . Nó được vận dụng vào việc nghiên cứu đánh giá các điều
    kiện phát triển và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả DLST huyện Đại Từ.
    6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
    Quan điểm phát triển bền vững đang là một trong những quan điểm bao trùm
    đối với sự phát triển KT - XH trên thế giới và ở nước ta. Vâ ̣n dụng vào luâ ̣n văn, đi ̣nh
    hướng phát triển DLST phải dựa trên cơ sở đảm bảo khả năng hoạt động du lịch ổn
    đi ̣nh, chất lượng sản phẩm ngày càng gia tăng , số lượng, chất lượng tài nguyên không
    bị suy giảm theo thời gian và không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và giới sinh
    vâ ̣t, hạn chế tối đa những mặt trái của cơ chế thị t rường tất yếu phát sinh làm ảnh
    hưởng xấu tới môi trường sinh thái trong quá trình hoạt động DLST.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu
    6.2.1. Phương pháp thực địa
    Khảo sát, tìm hiểu hiện trạng, đối chiếu các tài liệu tự nhiên và KT-XH đã thu
    thập tại khu vực nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu thực địa được tiến hành dựa trên
    phương pháp khảo sát theo tuyến và theo điểm. Trong quá trình khảo sát, tác giả phối
    hợp điều tra phỏng vấn, nhằm thu thập thông tin của người dân địa phương, trong việc
    phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong sử dụng tài nguyên DLST.
    6.2.2. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu
    Thu thập, kế thừa các tư liệu, số liệu phân tích, các bản đồ về các điều kiện tự
    nhiên có liên quan đến đề tài; các tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển
    KT-XH miền núi. Tất cả các nguồn số liệu, tài liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh
    thổ nghiên cứu đã được tác giả kế thừa, tiếp cận và vận dụng trong đề tài.
    6.2.3. Phương pháp xử lí số liệu thống kê
    Phương pháp này được sử dụng nhằm xử lí số liê ̣u điều tra , kết quả phân tích
    về tiềm năng DLST, xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7
    - Đối với thông tin thứ cấp : sau khi thu thâ ̣p được các thông tin thứ cấp , tác giả
    tiến hành phân loa ̣i, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông
    tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập các bảng, biểu.
    - Đối với các thông tin sơ cấp : sau khi điều tra số liê ̣u thông qua phỏng vấn ,
    phiếu điều tra được kiểm tra về độ chính xác, sau đó được nhâ ̣p vào máy tính và tiến
    hành tổng hợp, xử lí thông qua phần mềm Micosoft Excel.
    Nguồn dữ liê ̣u thống kê về điều kiê ̣n tự nhiên , KT-XH của huyện nghiên cứu
    cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng
    cho viê ̣c thực hiê ̣n đề tài . Các nguồn dữ liệu thống kê bao gồm : Dữ liê ̣u từ các tài
    liê ̣u, báo cáo, niên giám thống kê qua các năm.
    6.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
    Phương pháp này được áp dụng khi đánh giá tài nguyên du lịch, mối quan hệ
    giữa các tài nguyên trên lãnh thổ, nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của
    chúng. Đánh giá tổng hợp giá trị kinh tế của tổng thể lãnh thổ, mô hình hóa các hoạt
    động giữa tự nhiên với KT-XH, phục vụ việc dự báo cho sự biến đổi môi trường, điều
    chỉnh các tác động của con người, xây dựng cơ sở cho việc quản lý tài nguyên và bảo
    vệ môi trường.
    6.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí
    Được sử dụng để xác định những đặc điểm của những hợp phần tự nhiên cùng
    những quy luật quan hệ tương tác giữa các hợp phần tham gia vào thành tạo và phân
    hóa lãnh thổ thành các đơn vị phân hóa trong từng lãnh thổ của các lưu vực.
    Đề tài đã tiến hành xây dựng mới các bản đồ DLST dựa trên cơ sở đó xây dựng
    quy hoạch không gian phát triển KT-XH. Các bản đồ này được xây dựng trên cơ sở
    sử dụng hệ thống thông tin địa lí GIS. Cùng với đó là các biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu có
    liên quan đến nội dung nghiên cứu.
    Trong đề tài đã vận dụng phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí để
    phân tích tiềm năng tự nhiên và nhân văn của huyện Đại Từ, trên cơ sở đó so sánh,
    đối chiếu, đánh giá và lựa chọn loại hình phát triển DLST cho phù hợp.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8
    6.2.6. Phương pháp nghiên cứu địa lí tự nhiên ứng dụng
    Phương pháp được áp dụng trong việc lựa chọn xây dựng các chỉ tiêu đánh giá
    và phân hạng các đơn vị lãnh thổ phục vụ cho mục đích sản phát triển DLST của
    huyện Đại Từ. Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, tác giả đã ứng dụng các
    phần mềm, và công cụ hỗ trợ như: Mapinfo, Microsoft Excel,
    6.2.7. Phương pháp phân tích dự báo
    Được sử dụng để phân tích, đánh giá các thông tin về thị trường làm căn cứ để
    quy hoạch phát triển DLST.
    7. Đóng góp của luận văn
    - Hệ thống hóa, vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận, đánh giá tổng hợp cơ sở địa
    lí phục vụ phát triển DLST vào điều kiện cụ thể của huyện Đại Từ.
    - Trên cơ sở quan điểm địa lí ứng dụng, đề tài đã xây dựng bản đồ tổng hợp phục
    vụ cho việc đánh giá tiềm năng và phân bố các tuyến, điểm DLST huyện Đại Từ.
    - Đánh giá được tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái bằng một hệ
    thống chỉ tiêu tổng hợp.
    - Là tài liê ̣u tham khảo cho các học viên, sinh viên, chuyên ngành và cho các
    hướng nghiên cứu có liên quan.
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
    Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ ĐỊA LÍ PHỤC
    VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
    Chương 2: ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ ĐỊA LÍ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
    SINH THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ
    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU
    LỊCH SINH THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
     
Đang tải...