Tiến Sĩ CƠ sỞ chĂn nuÔi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2
    Bài mở đầu
    GIỚI THIỆU NỘI DUNG
    CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

    1. VỊ TRÍ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
    Chăn nuôi là một ngành sản xuất rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó
    cung cấp nhiều loại sản phẩm phục vụ và nâng cao đời sống con người, dùng trong
    nước và để xuất khẩu.
    Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và đất nước, ngành chăn nuôi có vai
    trò quan trọng:
    - Cung cấp ngày càng nhiều thực phẩm với chất lượng cao đối với đời sống nhân
    dân, cải thiện đời sống bằng những sản phẩm chăn nuôi như các loại thịt, cá, trứng,
    sữa .
    - Đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ. công nghiệp thực phẩm,
    các ngành dệt len, da giày, va ly, mũ áo lông . bằng các sản phẩm chăn nuôi.
    - Cung cấp thực phẩm có chất lượng và nguyên liệu cho xuất khẩu để tăng ngoại
    tệ.
    - Cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt nhằm không ngừng nâng cao năng
    suất cây trồng, cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu của đất
    2. VỊ TRÍ, YÊU CẦU, NỘI DUNG MÔN HỌC
    Đối với khoa Sinh-KTNN trường Đại học Sư phạm, Cơ sở chăn nuôi là một môn
    khoa học ứng dụng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về ứng
    dụng những thành tựu sinh học trong công tác giống, dinh dưỡng và thú y đối với vật
    nuôi, đồng thời giúp bổ sung làm phong phú thêm kiến thức sinh học về thực tiễn sản
    xuất làm cơ sở cho việc nghiên cứu giảng dạy Chương trình Sinh học và Công nghệ ở
    trường phổ thông, giúp giáo sinh thực hiện nguyên lý: học đi đôi với hành, giáo dục
    gắn liền với phục vụ sản xuất và đời sống.
    Do điều kiện có hạn, chương trình môn học chỉ đề cập đến những kiến thức cơ
    bản nhất, nhưng quy luật chung nhất, những nguyên lý kỹ thuật chăn nuôi và cơ sở
    khoa học của chúng. Vì vậy, đòi hỏi giáo sinh phải biết vận dụng một cách sảng tạo
    đồng thời phải thường xuyên gắn bó với thực tiễn sản xuất ở địa phương, rèn luyện kỹ
    năng thực hành mới có thể dạy tốt môn này ở trường phổ thông.
    Chương trình môn Cơ sở chăn nuôi gồm 3 phần lớn:
    A. Giống vật nuôi.
    B. Thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi.
    C. Thú y và vệ sinh vật nuôi.
    Các học phần liên quan: Cơ sở di truyền chọn giống động vật, di truyền học động vật, sinh lý gia súc, động vật học, hoá sinh học, vi sinh vật học, thực vật học, trồng trọt
    đại cương, công nghệ sinh học .
    Tài liệu tham khảo: Cơ sở di truyền chọn giống động vật; di truyền học động
    vật; chọn và nhân giống vật nuôi; di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi;
    công nghệ sinh sản trong chăn nuôi bò; thức ăn dinh dưỡng gia súc; thú y cơ bản; vệ
    sinh gia súc, ký sinh trùng đại cương, bệnh truyền nhiễm, thức ăn bổ sung chăn nuôi,
    kích tố ứng dụng trong chăn nuôi .
     
Đang tải...