Luận Văn Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới - WTO

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới - WTO
    Giới thiệu chung


    Các thuật ngữ viết tắt trong bài:
    - WTO: World Trade Organizaton – Tổ chức Thương mại Thế giới
    - DSB: Dispute Settle Body - Cơ quan giải quyết tranh chấp
    - DSU: Dispute Settlement Understanding – Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
    - Tên chính thức của DSUUnderstanding on rules and procedures governing the settlement of disputes annex 2 of the WTO Agreement - Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp, phụ lục 2 của Hiệp định thành lập WTO.
    Ngày 01/01/1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organizaton – WTO) được thành lập. Cùng với sự ra đời của WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (Dispute Settle Body – DSB) cũng được thiết lập. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu khái quát về việc thành lập và chức năng của DSB và các cơ quan trực thuộc DSB.

    I. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
    1.1. Thành lập Cơ quan giải quyết tranh chấp
    Theo khoản 3 Điều IV Hiệp định thành lập WTO, “khi cần thiết Đại hội đồng (General Council) sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body) được quy định tại Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding). Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng những nguyên tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của họ”.

    Như vậy, WTO không thành lập một cơ quan giải quyết tranh chấp hoàn toàn độc lập và tách rời khỏi cơ cấu tổ chức chung của WTO. Đại hội đồng vừa là cơ quan thường trực của WTO [1] vừa là cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Đại hội đồng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO sẽ họp khi cần thiết. Cũng như Đại hội đồng, Cơ quan giải quyết tranh chấp – DSB - bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Đó là những đại diện ngoại giao tại Geneva (trụ sở của WTO) hoặc những người đại diện thuộc Bộ Thương mại hoặc Bộ Ngoại giao của nước thành viên WTO. Với tư cách là các công chức nhà nước, họ nhận các chỉ đạo từ thủ đô về lập trường và ý kiến đưa ra trong DSB. Vì vậy, DSB là một cơ quan chính trị [2].
    1.2. Chức năng của Cơ quan giải quyết tranh chấp

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...