Tiến Sĩ Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Phần 1: MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 3
    3
    4. Những điểm mới của luận án 4
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
    Phần 2: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 6
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 6
    1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài về Cơ quan Cảnh sát điều tra . 6
    1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về Cơ quan Cảnh sát điều tra trong
    TTHS Việt Nam 11
    1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về Cơ quan Cảnh sát điều
    tra và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu . 16
    2. Cơ của đề tài 19
    . 19
    21
    3. Kết cấu của luận án . 22
    Phần 3:NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 23
    Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA 23
    1.1. Khái niệm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra
    . 23
    1.2. Nguyên tắc hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra . 33
    1.3. Mối quan hệ giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra với Viện kiểm sát, Tòa án
    và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
    trong tố tụng hình sự . 37
    1.4. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Cơ quan Cảnh sát điều
    tra . 53
    Chương 2: PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ
    THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA . 61
    2.1. Pháp luật tố tụng hình sự về Cơ quan Cảnh sát điều tra 61
    2.2. Thực trạng hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra 90
    Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ GIẢI PHÁP,
    KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU
    TRA . 100
    3.1. Đánh giá thực trạng Cơ quan Cơ quan Cảnh sát điều tra 100
    3.2. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Cảnh
    sát điều tra . 116
    KẾT LUẬN . 140
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


    1. An ninh nhân dân : ANND
    2. Bộ Công an : BCA
    3. Cảnh sát điều tra : CSĐT
    4. Cảnh sát nhân dân : CSND
    5. Công an nhân dân : CAND
    6. Cơ quan điều tra : CQĐT
    7. Công an : CA
    8. Điều tra viên : ĐTV
    9. Điều tra hình sự : ĐTHS
    10. Thành phố : TP
    11. Tố tụng hình sự : TTHS
    12. Tòa án : TA
    13. Tòa án nhân dân : TAND
    14. Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ : TTQLKT & CV
    15. Trật tự xã hội : TTXH
    16. Viện kiểm sát : VKS
    17. Viện kiểm sát nhân dân : VKSND





    1
    Phần 1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tố tụng hình sự là một hoạt động rất quan trọng vì nó liên quan, ảnh
    hưởng đến các quyền và lợi ích cơ bản của công dân. Chính vì vậy, Đảng và
    Nhà nước ta đã có nhiều văn bản, chủ trương về cải cách tư pháp như: văn
    kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X, XI, Nghị quyết số
    08/2002/NQ/TW-BCT và Nghị quyết số 49/2005/NQ/TW-BCT của Bộ Chính
    trị nhằm từng bước hoàn thiện các cơ quan tư pháp.
    Cơ quan CSĐT là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng, có nhiệm
    vụ phòng ngừa, phát hiện, điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền. Trong
    những năm qua, đặc biệt từ khi Bộ luật TTHS và Pháp lệnh tổ chức ĐTHS năm
    2004 có hiệu lực, Cơ quan CSĐT trên toàn quốc đã được bố trí sắp xếp lại và
    hoàn thiện không ngừng về tổ chức và hoạt động, mọi hoạt động cơ bản đã đi
    vào nề nếp. Kết quả công tác điều tra, xử lý tội phạm theo Pháp lệnh tổ chức
    ĐTHS được nâng lên rõ rệt và có nhiều tiến bộ. Theo tổng hợp các báo cáo
    tổng kết của Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, tính từ năm 2005 đến hết
    năm 2013, Cơ quan CSĐT trên toàn quốc đã điều tra tổng số 741.316 vụ án,
    1.161.085 bị can (chiếm 98% tổng số án thụ lý điều tra của CQĐT trong Công
    an nhân dân). Trong đó, khởi tố mới 695.428 vụ án (chiếm 93,81 %,),
    1.094.787 bị can (chiếm 94,29%). Trong tổng số 741.316 vụ án, 1.161.085 bị
    can thì Cơ quan CSĐT các cấp đã kết thúc điều tra được 526.508 vụ án, với
    927.555 bị can. Trong đó, kết luận điều tra đề nghị truy tố 512.896 vụ (đạt
    97,41%), 897.292 bị can (đạt 96,73%)

    [phụ lục, bảng 2]. Mặt khác, do công tác
    chuẩn bị tốt ngay từ đầu nên Cơ quan CSĐT cấp huyện được tăng thẩm quyền
    đã hoàn thành nhiệm vụ được giao; chất lượng điều tra, khám phá các vụ án
    hình sự được đảm bảo và nâng cao hơn trước, số vụ oan sai giảm đáng kể; các
    2
    trường hợp VKS trả hồ sơ để điều tra bổ sung không đáng kể so với tổng số các
    vụ án thuộc thẩm quyền mới đã giải quyết. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa Cơ
    quan CSĐT Công an các cấp với các cơ quan tư pháp cùng cấp trong bắt, tạm
    giữ, tạm giam, truy tố, xét xử .đã có hiệu quả hơn. Điều đó, chứng tỏ hoạt
    động của Cơ quan CSĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành
    một số hoạt động điều tra theo Pháp lệnh tổ chức ĐTHS đã có nhiều ưu điểm
    và phát huy tác dụng, góp phần hiện thực hóa quan điểm của Đảng và Nhà
    nước về cải cách tư pháp.
    Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày
    02/1/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới,
    Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải
    cách tư pháp đến năm 2020 và đặc biệt sau 10 năm thực hiện mô hình Cơ
    quan CSĐT mới theo Pháp lệnh tổ chức ĐTHS và chủ trương tăng thẩm
    quyền cho Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện thì hoạt động của Cơ quan
    CSĐT cũng đã bộc lộ những hạn chế, vướng mắc như: việc phân định thẩm
    quyền điều tra giữa các lực lượng điều tra trong Cơ quan CSĐT chưa rõ ràng,
    hợp lý; việc thực hiện quyền năng chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động điều tra của
    Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT hiện nay còn chồng chéo, bất
    cập giữa chức năng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực được phân công với
    quyền năng về tố tụng; quy định và thực tiễn công tác bổ nhiệm Thủ trưởng,
    Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT và ĐTV còn nảy sinh một số bất cập và hạn
    chế; lực lượng làm công tác điều tra còn thiếu so với yêu cầu của tình hình;
    kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác điều tra còn thiếu và lạc hậu .
    Những hạn chế, vướng mắc trên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công
    tác điều tra tội phạm nói riêng và công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội
    phạm nói chung.
    Từ những phân tích trên đây cho thấy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ
    các quy định của pháp luật TTHS về Cơ quan CSĐT là một yêu cầu cần thiết.
    3
    Trên cơ sở chỉ ra những bất cập, hạn chế trong quy định và thực tiễn hoạt
    động của Cơ quan CSĐT; nghiên cứu đề xuất những giải pháp, kiến nghị để
    hoàn thiện Cơ quan CSĐT là một công việc có ý nghĩa cả trên phương diện lý
    luận và thực tiễn. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu sinh chọn nghiên cứu đề tài “Cơ
    quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự Việt Nam”
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Việc nghiên cứu luận án nhằm chỉ ra những bất cập của pháp luật TTHS
    về Cơ quan CSĐT, những hạn chế trong hoạt động của Cơ quan CSĐT trên
    toàn quốc và những nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó để làm cơ sở
    đề xuất hệ thống các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật
    TTHS và nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận án có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau:
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, các quy định của pháp luật
    TTHS về hoạt động của Cơ quan CSĐT. Từ đó, chỉ ra những điểm bất hợp lý
    trong quy định của pháp luật TTHS hiện hành về Cơ quan Cảnh sát điều tra.
    - Khảo sát thực trạng hoạt động của Cơ quan CSĐT; làm rõ những hạn
    chế trong hoạt động của Cơ quan CSĐT và những nguyên nhân của những hạn
    chế đó.
    - Đưa ra hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS
    về Cơ quan CSĐT và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan này.
    3.
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, quy định của
    pháp luật TTHS và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật TTHS về Cơ
    quan Cảnh sát điều tra.
     
Đang tải...