Báo Cáo Cổ phần hoá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cổ phần hoá
    ời Nói Đầu
    Từ thực tiễn tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và những kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh, chúng ta đã xác định được rằng cải cách doanh nghiệp Nhà nước một cách triệt để là yêu cầu có tính quyết định để tăng cường động lực phát triển sản xuất và thúc đẩy Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) hoạt động có hiệu quả hơn
    Một trong những phương thức cải cách Doanh nghiệp Nhà nước là tiến hành Cổ phần hóa (CPH) Doanh nghiệp Nhà nước. Mục tiêu của việc CPH Doanh nghiệp Nhà nước đã được Đảng và Nhà nước ta xác định rõ ở Nghị định số 64/2002/NĐ_CP của Chính phủ như sau :
    1. Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của Doanh nghiệp (DN), tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó, có đông đảo người lao động, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để quản lý có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp.
    2. Huy động vốn của toàn xã hội, để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.
    3. Phát huy vai trò làm chủ thật sự của người lao động, của các cổ đông, tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, đảm bảo sự hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.
    Từ năm 1992, năm thực hiện việc thí điểm CPH, đến 30/09/2006, cả nước đã CPH được 3365 DN; trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhà nước sau khi CPH đã hoạt động đạt được hiệu quả cao. Tiêu biểu như Công ty mía đường LamSơn thực hiện CPH đầu năm 2000, sau 2 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần (Cty CP), công ty đã được những thành tích đáng phấn khởi: năm 2002, đạt 510 tỉ đồng, tăng 85,5% và nộp ngân sách đạt 38,4 tỉ, tăng 44,68%, vòng quay vốn tăng gấp 2 lần, thu nhập người lao động tăng từ 10 – 20% so với trước khi CPH.
    Mặc dù vậy, nhưng tiến độ CPH ở nước ta còn chậm so với kế hoạch đề ra, theo đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2002–2005, phải cổ phần hóa 2000 doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, trong 2 năm 2002–2003, trung bình phải cổ phần hóa 1000 DNNN, tuy nhiên, trong 2 năm này, chỉ cổ phần hóa được 685 DNNN, chỉ đạt được khoảng 70% kế hoạch đề ra. Thực trạng này tuy đã được quan tâm nhưng tiến độ CPH vẫn không được cải thiện nhiều, riêng năm 2005 số lượng doanh nghiệp CPH cũng chỉ đạt 70% so với kế hoạch.
    Do cổ phần hóa là một việc mới, chúng ta chưa có kinh nghiệm và còn gặp nhiều khó khăn, nên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp đã gặp nhiều vướng mắc. Vì vậy, việc tìm hiểu qui trình cổ phần hóa sẽ giúp chúng ta nắm rõ các bước chuẩn bị cũng như phương thức tiến hành. Bên cạnh đó, có thể biết được những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Để từ đó có thể góp phần đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN ở Việt Nam. Chính từ những lý d
     
Đang tải...