Luận Văn Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam thực trạng và giải pháp
    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, Việt nam với một nền kinh tế còn non kém chưa thoát ra khỏi sự yếu kém và nghèo nàn, một nền kinh tế chiếm đa số là nông nghiệp lạc hậu, hệ thống kinh tế Nhà nước chưa năng động, không tận dụng hết các nguồn lực tiềm năng vốn có. Thời gian chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa lâu còn mang nặng tính tập trung bao cấp. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự tiếp thu chậm chạp và bảo thủ đã hạn chế rất đáng kể khả năng phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt là các danh nghiệp nhà nước. Tuy vẫn được Nhà nước bảo hộ, nhưng trong thực tế các doanh nghiệp này hoạt động không có hiệu quả thậm chí nhiều khi Nhà nước phải bù lỗ
    Trước tình hình này chủ trương của Đảng và Nhà nước là phải đổi mới hệ thống quản lý kinh doanh, phương thức kinh doanh, tận dụng hết nguồn lực trí thức, tiếp cận và áp dụng triệt để kiến thức kinh tế của các nước phát triển vào Việt nam, đòi hỏi doanh nghiệp phải đi lên bằng chính khả năng của mình, gắn trách nhiệm sản xuất kinh doanh vào tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp, và giải pháp cho vấn đề này chính là sự ra đời của Công ty cổ phần. Triển khai thí điểm đã cho thấy cổ phần hoá doanh nghiệp là hướng đi đúng cho nền kinh tế Việt Nam trong thời điểm hiện nay, nó không những giúp cho các doanh nghiệp tự chủ về vốn mà còn giúp các doanh nghiệp có thể tiếp thu được những thành tựu về khoa học của thế giới.
    Hiện nay, CPH không còn là vấn đề quá mới mẻ, nhưng thành công của nó mới bắt đầu được chuẩn bị. Chính vì những lý do trên em đã chọn đề tài “Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam thực trạng và giải pháp”

    KẾT LUẬN


    Cho đến thời điểm này chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng cổ phần hoá là một hướng đi đúng đắn của Đẳng và nhà nước nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam có thể sánh ngang hàng với các nước trong khu vực và thế giới. Xét một cách toàn diện các DNNN từ sau CPH đều làm ăn có hiệu quả. Doanh thu, lợi nhuận nộp ngân sách, tích luỹ vốn đều tăng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến tốc độ cổ phần, những hạn chế và tồn tại vẫn chưa được khắc phục, đặc biệt là vấn đề về việc làm và thu nhập cho người lao động sau khi CPH. Chính vì vậy trong thời gian tới Nhà nước cần ban hành nhiều văn bản pháp quy về việc CPH, giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm cho người lao động.
    Được làm việc trong môi trường và cơ chế mới, người lao động đã thực sự là chủ nhân của doanh nghiệp. Cơ chế bình quân bao cấp bị xoá bỏ, ý thức tự giác, tổ chức kỷ luật, tính chủ động sáng tạovà tiết kiệm được nâng cao, góp phần đem lại hiệu quả sản xuất, lợi ích thiết thức cho bản thân người lao động, cho công ty, Nhà nước và xã hội. Rõ ràng, CPH đã tạo ra sức bật cho doanh nghiệp phát triển, giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường nội địa, vươn lên và đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại.
     
Đang tải...