Tiến Sĩ Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tác động của nó đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa b

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ
    Đề tài: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tác động của nó đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn Quân khu VII hiện nay
    Định dạng file word


    Mục lục
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Mở đầu
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8
    Ch­ương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CƠ BẢN VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 21
    1.1. Những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước 21
    1.2.
    Tác động của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân 53
    Chương 2 THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU VII HIỆN NAY 75
    2.1. Những thành tựu, hạn chế cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại các địa phương trên địa bàn Quân khu VII 75
    2.2. Thực trạng tác động của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn Quân khu VII 98
    Ch­ương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GẮN VỚI XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU VII HIỆN NAY 124
    3.1. Những quan điểm cơ bản 124
    3.2. Những giải pháp chủ yếu 133
    Kết luận
    Danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ lục 167


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, DNNN cũng từng bước được đổi mới và dần dần khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của thành phần KTNN, góp phần quan trọng để KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trước yêu cầu của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, một bộ phận không nhỏ DNNN đã không chuyển mình kịp để đáp ứng yêu cầu mới đặt ra, bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cả về hiệu quả SXKD, sức cạnh tranh tại thị trường trong nước và quốc tế, làm hạn chế vai trò chủ đạo của KTNN đặc biệt là trong việc góp phần ổn định và điều tiết nền kinh tế vĩ mô của nhà nước.
    Để phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đồng thời cũng là để tháo gỡ những khó khăn, hạn chế nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế, trong những năm qua, DNNN đã được sắp xếp, đổi mới để nâng cao hiệu quả SXKD với một loạt các giải pháp trong đó có giải pháp CPH. Cổ phần hoá DNNN trong thời gian vừa qua về cơ bản đã bám sát và thực hiện đúng mục đích, yêu cầu do các Nghị quyết của Đảng đề ra là cơ cấu lại DNNN, giảm những DNNN quy mô quá nhỏ, kinh doanh thua lỗ, ở những lĩnh vực không nhất thiết phải có, để tập trung phát triển các DN lớn ở các lĩnh vực quan trọng, then chốt của nền kinh tế; hình thành loại hình DN đa sở hữu, thu hút các nguồn vốn xã hội vào phát triển kinh tế, có cơ chế quản lý năng động, hiệu quả hơn. Hầu hết các DNNN sau CPH đều có tốc độ tăng trưởng cao, hoạt động kinh doanh có hiệu quả (quy mô vốn, tỷ xuất lợi nhuận, thu nhập của người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước đều tăng). Tuy nhiªn, cổ phần hoá DNNN vừa qua thực hiện còn chậm và gặp không ít khó khăn. Trong quá trình CPH, việc xác định giá trị DN thời kỳ đầu, khi chưa đấu giá giá trị DN còn sơ hở, chưa tính đúng, tính đủ giá trị thương hiệu, lợi thế kinh doanh và nhất là chưa xác định đúng giá trị quyền sử dụng đất để đưa vào giá trị DN, làm thất thoát tài sản nhà nước, làm giàu cho một số cá nhân, gây bức xúc trong xã hội. Đồng thời, quá trình CPH cũng làm xuất hiện những vấn đề mới trên các lĩnh vực của đời sống KT - XH tác động đến việc xây dựng nền QPTD và sự nghiệp BVTQ. Bên cạnh đó, việc huy động các nguồn lực cho thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền QPTD của các DNNN sau CPH cũng như thực trạng giải quyết mối quan hệ này trên phạm vi cả nước cũng như ở địa bàn Quân khu VII trên thực tế còn nhiều bất cập.
    Quân khu VII là địa bàn có nhiều địa phương đi đầu và đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện CPH doanh nghiệp nhà nước ngay từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề CPH. Đồng thời, Quân khu VII cũng là một trong những địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đây cũng là địa bàn hội tụ những vấn đề nổi bật cả về CPH doanh nghiệp nhà nước và xây dựng nền QPTD.
    Vì vậy, một trong những yêu cầu đặt ra là tiếp tục làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về CPH doanh nghiệp nhà nước, về mối quan hệ giữa CPH doanh nghiệp nhà nước với xây dựng nền QPTD và thực trạng của vấn đề này nói chung cũng như trên địa bàn Quân khu VII nói riêng, từ đó đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của CPH và sau cổ phần hoá DNNN đến xây dựng nền QPTD trên địa bàn. Với lý do đó, tác giả chọn vấn đề “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và tác động của nó đến xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên địa bàn quân khu VII hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ kinh tế.
    2. Mục đích và nhiệm vụ
    * Mục đích:
    Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn CPH doanh nghiệp nhà nước và tác động của nó đến xây dựng nền QPTD; Trên cơ sở đó xem xét những tác động của CPH doanh nghiệp nhà nước và đề xuất quan điểm, giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước và phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực từ kết quả CPH đến xây dựng nền QPTD trên địa bàn Quân khu VII thời gian tới.
    * Nhiệm vụ
    - Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về CPH doanh nghiệp nhà nước và tác động của nó đến xây dựng nền QPTD.
    - Trên cơ sở những vấn đề chung đó, phân tích rõ thực trạng CPH doanh nghiệp nhà nước và tác động của CPH doanh nghiệp nhà nước đến xây dựng nền QPTD trên địa bàn Quân khu VII.
    - Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước và phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực từ CPH đến xây dựng nền QPTD trên địa bàn Quân khu VII.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề kinh tế và quốc phòng của quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước tại địa bàn Quân khu VII, và tác động hai chiều của quá trình đó đến xây dựng nền QPTD trên địa bàn Quân khu.
    Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Xây dựng nền QPTD ở Việt Nam có nội dung rộng lớn và phong phú, nhưng luận án đi vào nghiên cứu những tác động của CPH doanh nghiệp nhà nước đến xây dựng lực lượng (cả hiện hữu và tiềm tàng) và một bộ phận của nội dung cấu thành thế trận QPTD đó là tác động của CPH doanh nghiệp nhà nước đến xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) và phòng thủ dân sự trên địa bàn Quân khu VII. Thời gian khảo sát là từ năm 1992.
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp luận nghiên cứu
    Cơ sở lý luận: luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CPH, về xây dựng nền QPTD; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng, của Đảng uỷ Quân khu VII, qui định của lãnh đạo và chính quyền các tỉnh trên địa bàn Quân khu có liên quan đến nội dung luận án.
    Cơ sở thực tiễn: từ thực trạng CPH doanh nghiệp nhà nước và những tác động của nó đến xây dựng nền QPTD trên địa bàn Quân khu; tác giả nghiên cứu, khảo sát thực tế ở một số DNNN trên địa bàn, tham khảo các thông tin, số liệu ở một số công trình khoa học đã được công bố.
    Phương pháp luận nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận án sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin; Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị và KTQS Mác - Lênin; kết hợp phương pháp lôgíc và lịch sử, trừu tượng hoá khoa học, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, và một số phương pháp khác đang được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế.
    5. Đóng góp mới của luận án
    - Chỉ ra nội dung tác động của quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước đến xây dựng nền QPTD nói chung, từ đó đánh giá thực trạng tác động trên địa bàn Quân khu VII.
    - Xác định quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm vừa thúc đẩy CPH doanh nghiệp nhà nước diễn ra theo đúng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực từ CPH, sau CPH doanh nghiệp nhà nước đến xây dựng nền QPTD trên địa bàn Quân khu VII.
    6. Ý nghĩa của luận án
    Những kết quả của luận án được rút ra từ nghiên cứu tại một địa bàn cụ thể (Quân khu VII), nhưng sẽ góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về CPH doanh nghiệp nhà nước và tác động của nó đến xây dựng nền QPTD của nước ta nói chung trong điều kiện hiện nay.
    Luận án có thể làm tài liệu tuyên truyền hoặc tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy môn kinh tế chính trị, KTQS trong các nhà trường quân đội.
    7. Kết cấu của luận án
    Gồm phần mở đầu; Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; 3 chương (6 tiết); kết luận; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.



    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
    1. Một số tài liệu nghiên cứu nước ngoài về cổ phần hoá
    Cổ phần hoá và các vấn đề liên quan đến CPH trong lịch sử và hiện tại đã và đang được nhiều học giả thuộc các nhà tư tưởng tư sản và vô sản quan tâm nghiên cứu. Do những giới hạn về điều kiện xã hội - lịch sử, các nhà nghiên cứu trong lịch sử chưa có điều kiện để bàn về hiện tượng CPH, nhưng cũng được chứng kiến sự xuất hiện của các CTCP trong quá trình phát triển của CNTB nên đã có sự phân tích tương đối sâu sắc về hiện tượng ra đời và địa vị lịch sử của các CTCP trong nền kinh tế TBCN. Mặc dù, ở thời kỳ CNTB tự do cạnh tranh, sự xuất hiện của các CTCP không phải là hệ quả của quá trình CPH các công ty tư bản nhà nước mà là sự thành lập các CTCP từ các tư bản cá biệt làm cho tư bản mang tính chất tư bản xã hội ở những mức độ khác nhau.
    Trong điều kiện CNTB đã phát triển thành CNTB hiện đại, trong nền kinh tế TBCN, đã xuất hiện sở hữu nhà nước - nhân tố tiền đề làm xuất hiện hiện tượng CPH doanh nghiệp nhà nước trong xã hội tư bản. Hiện tượng kinh tế này trở thành đề tài nghiên cứu cho nhiều học giả tư sản. Khi trong đời sống kinh tế thế giới xuất hiện các mô hình KTTT trong các nền kinh tế chuyển đổi, ở các nước XHCN đã thường xuất hiện những bài viết về CPH trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo mô hình KTTT. Trong các công trình nghiên cứu đó đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc: “Công cuộc vận động công ty hoá ở Trung Quốc: một sự đánh giá và những hệ quả về chính sách” của TIAN ZHU - Trường đại học Khoa học và Kinh tế Hồng Kông (Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương). Ở công trình này, tác giả đánh giá cuộc vận động công ty hoá ở Trung Quốc dựa trên những vấn đề hiện tại của khu vực KTNN, để đưa ra hiện trạng về những vấn đề về bộ máy quản lý ngày càng xấu đi, sức ép về phúc lợi quá lớn cũng như cạnh tranh ngày càng tăng là những nhân tố góp phần làm cho khu vực DNNN ở Trung Quốc ngày càng thua lỗ; mặc dù việc xã hội hoá sức ép về phúc lợi xã hội có thể cải thiện sự lành mạnh về tài chính của các DNNN,


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bùi Quốc Anh (2007), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cổ phần hoá và sau cổ phần hoá ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    2. Ban chấp hành Trung ương - Ban Cán sự đảng Chính phủ (2005), Báo cáo tổng kết tình hình và nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh vững chắc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
    3. Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2008), Báo cáo công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và chương trình, kế hoạch giai đoạn 2008 - 2010, tr.16.
    4. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (1993), Tổng luận khoa học kỹ thuật kinh tế.
    5. Bộ Giao thông vận tải (2008), Báo cáo về việc thí điểm cổ phần hoá các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ Giao thông vận tải.
    6. Bộ Quốc phòng (2004), Giáo trình Giáo dục quốc phòng (dùng cho lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, đối tượng 1 và 2), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội
    7. Bộ tư lệnh Quân khu VII (2008), Báo cáo tổng kết 12 năm Luật nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên và Pháp lệnh dân quân tự vệ.
    8. Bộ tư lệnh Quân khu VII (2003), Báo cáo tình hình và phương hướng xây dựng tự vệ trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Quân khu VII.
    9. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai (2008), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tự vệ Thành phố Biên Hoà.
    10. Quang Cận (2008), “Cổ phần hoá DNNN - mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản, số 785 tr.52 - 59.
    11. Trần Thị Minh Châu (2008), “Doanh nghiệp nhà nước trong môi trường cạnh tranh của WTO”, Tạp chí Lý Luận chính trị, số 01, tr.50 - 54.
    12. Phí Văn Chỉ [chủ biên] (2000), Cổ phần hoá DNNN và sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong công ty cổ phần, Nxb CTQG, Hà Nội.
    13. Đặng Văn Chiêu (2008), “CPH doanh nghiệp nhà nước lấy “chất” hay lấy “lượng”, Báo Kinh tế Hợp tác Việt Nam, tr.3.
    14. Đăng Ngọc Chiến (2007), “Cổ phần hoá DNNN với người lao động và công đoàn”, Tạp chí Cộng sản số 14, tr.8 - 11.
    15. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Nghị định số 119/2004/NĐ - CP về công tác quốc phòng ở các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương.
    16. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 109/2007/NĐ - CP Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
    17. Trần Nam Chuân (2007), “Nghiên cứu sử dụng lực lượng dân quân, tự vệ phòng chống bạo loạn và giải quyết điểm nóng ở địa phương cơ sở”, Tạp chí Khoa học quân sự, số 05, tr.49 - 51.
    18. Phạm Ngọc Côn (2001), Cổ phần hoá DNNN nghiên cứu và vận dụng, Nxb CTQG, Hà Nội.
    19. Võ Văn Cổ (2008), “Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học quân sự giữa Quân khu VII với sở khoa học và công nghệ thành phố Hồ Chí Minh”,Thông tin Khoa học quân sự Quân khu VII, số 12, tr.18 - 20.
    20. Lê Văn Dũng (1997), “Kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trên khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 07, tr.94 - 96.
    21. Đỗ Bình Dương (2006), “Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với việc huy động các nguồn lực”, Tạp chí Cộng sản, số 8, tr.17 - 21.
    22. Phan Trần Đắc (1996), Xây dựng và phát triển kinh tế nhà nước với vấn đề bảo đảm kinh tế cho quốc phòng ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị - quân sự, Hà Nội.
    23. Đỗ Đức Định (1990), Khu vực kinh tế quốc doanh ở các nước đang phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...