Chuyên Đề Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam


    LỜI NÓI ĐẦU

    Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp quan trọng mà nhiều nền kinh tế tiến hành, ngay cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển, có phương thức quản lý doanh nghiệp tiến tiến như Anh, Pháp, Mỹ cũng phải áp dụng.

    Với Việt Nam, cổ phẩn hóa doanh nghiệp Nhà nước luôn được tạo điều kiện và cơ chế để chương trình cổ phần hóa đạt kết quả cao.

    Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, đặc biệt là trong thập niên 90, khu vực hóa toàn cầu là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế Thế gới. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế của khu vực và Thế giới như AFTA, NAFTA, WTO luôn là mong muốn của bất kỳ một quốc gia nào. Xu thế hội nhập này tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, song nó cũng đặt các doanh nghiệp vào một cuộc chơi khắc nghiệt với quy luật “mạnh được, yếu thua”. Hàng rào thuế quan mà Chính phủ các nước đặt ra để bảo vệ các sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất sẽ mất tác dụng. Vì vậy, biện pháp duy nhất của các doanh nghiệp để không bị loại khỏi “cuộc chơi” là phải tự tăng cường khả năng cạnh tranh của mình để chiếm lĩnh và tạo thế đứng vững trên thị trường.

    Theo báo cáo của Bộ Tài Chính những năm đầu thập niên 90, các doanh nghiệp Nhà nước (chiếm vị trí chủ đạo hoạt động trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế) chủ yếu trong trạng thái thiết bị lạc hậu 3-5 thế hệ. Cơ cấu kinh tế chưa phù hợp, chủ yếu là nông nghiệp chiếm 27%, thương mại 43%, công nghiệp và xây dựng 30%; quy mô các doanh nghiệp Nhà nước nhỏ (dưới 1 tỷ đồng) chiếm 68%. Thực tế khiến hiệu quả sử dụng vốn rất thấp. Mỗi đồng vốn chỉ tạo 2-3 đồng doanh thu và 0.1 đồng lợi nhuận. Tài sản cố định trong các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tới 70-80% nhưng chỉ tạo ra 44% tổng sản phẩm. Théo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam sẽ không có đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập các tổ chức các tổ chức thương mại khu vực và Thế giới. Do vậy, để tạo chỗ đứng trên thương trường, Việt Nam phải cải cách để tìm ra con đường cho sự phát triển. Nhiều giải pháp đã được đưa ra như: cơ cấu lại vốn và lĩnh vự hoạt động của các doanh nghiệp, sát nhập các doanh nghiệp vốn nhỏ hoạt động trong cùng lĩnh vực lại với nhau, liên doanh liên kết với nước ngoài Nhưng những giải pháp này vẫn chưa thể mang đến những bước ngoặt, hiệu quả sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh yếu. Trước thực trạng này, Nghị quyết Trung Ương II khóa VII đã đưa ra một giải pháp quan trọng để cải cách. Theo đó: “chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần, phải chỉ đạo chặt chẽ quy mô, hình thức thí điểm, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng phạm vi thích hợp”.

    Vậy cổ phần hóa là gì? Quá trình tiến hành cổ phần hóa tại Việt Nam đã diễn ra như thế nào? Những kết quả cũng như những mặt tồn tại của nó? Trong khuôn khổ bài tiểu luận nghiên cứu và tài chính này, chúng tôi được nêu một vài điều về vấn đề “Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam” được tóm tắt lại qua quá trình tìm hiểu ở một số tài liệu và một vài ví dụ thực tế để thông qua đó chúng ta có thể có cái nhìn đầy đủ, chính xác hơn về vấn đề này cũng như có thêm những kiến thức về mảng tài chính vốn vô cùng rộng lớn này.

    Bài viết tất nhiên khó tránh khỏi những thiếu sót, vậy rất mong được tiếp nhận những ý kiến đóng góp, đánh giá của tất cả các bạn để bài viết thêm phong phú và chính xác hơn.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...