Đồ Án Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nước ta chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN nhằm khai thác mọi tiềm năng sản xuất xã hội, nâng cao hiệu quả toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh ấy, khu vực doanh nghiệp nhà nước, bộ phận trọng yếu của kinh tế nhà nước bộc lộ rất nhiều bất cập : phát triển tràn lan, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, vốn thiếu, cơ chế quản lý có nhiều lúng túng, hoạt động kém hiệu quả không đáp ứng được yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, ngăn trở không nhỏ vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Trước thực trạng trên Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa và đa dạng hóa hình thức sở hữu của một số doanh nghiệp nhà nước.
    Mục tiêu của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh. Tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước, phát huy vai trò làm chủ thực thụ của người lao động, của cổ đông
    Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một quá trình phức tạp, khi quan điểm nhận thức chưa thống nhất, kinh nghiệm chưa có thì việc cổ phần hóa ắt phải gặp khó khăn trở ngại. Tuy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được tiến hành từ tháng 5/1990 nhưng cho đến nay kết quả vẫn chưa được là bao, số doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần rất ít. Tiến độ cổ phần hóa diễn ra chậm, mục tiêu của cổ phần hóa chưa đạt được như mong muốn. Trước tình hình trên để nâng cao vốn hiểu biết của bản thân và góp phần nhỏ công sức của mình vào công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, em xin chọn đề tài “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” để nghiên cứu làm tiểu luận môn kinh tế chính trị Mác - Lênin. Tiểu luận gồm 3 chương:

    Chương I : Những vấn đề lý luận cơ sở

    Chương II : Thực trạng và giải pháp hoàn thiện nền tảng, pháp lý cho cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

    Chương III : Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN

    Vì còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như điều kiện nghiên cứu nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý sửa chữa của quý thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn.




    Lời mở đầu
    Chương I : Những lý luận cơ sở
    1. Doanh nghiệp nhà nước 1
    2. Thực trạng về tình hình hoạt động của DNNN ở Việt Nam và sự cần thiết phải tổ chức sắp xếp lại các DNNN 1
    3. Khái niệm, quan điểm của Đảng, nhà nước về cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam 3
    4. Mục tiêu của cổ phần hoá và quy trình chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần 5
    Chương II : Thực trạng và giải pháp hoàn thiện nền tảng pháp lý cho cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam
    A. Thực trạng cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam
    I. Thực trạng của cổ phần hóa DNNN thời gian 7
    II. Những hạn chế của cổ phần hóa DNNN và nguyên nhân 11
    B. Những quan điểm cổ phần hóa DNNN trong thời gian tới
    1. Phải đảm bảo tính chính xác trong việc xác định giá trị còn lại của các DNNN 14
    2. Đảm bảo không làm thất thoát tài sản, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh và làm giảm thu nhập của người lao động 15
    3. Xác lập cơ chế pháp lý hấp dẫn đối với người lao động 15
    4. Đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện cổ phần hóa 15
    5. Xác định đối tượng cổ phần hóa và hình thức cổ phần hóa 15
    6. Lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp Nhà nước trước khi tiến hành cổ phần hóa 16
    Chương III : Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN
    1. Hoàn thiện bộ máy và tổ chức chỉ đạo 16
    2. Áp dụng đồng bộ các giải pháp về tài chính, tín dụng, tích cực giải quyết các khoản nợ của DNNN trước khi thực hiện cổ phần hóa 17
    3. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa 18
    4. Điều chỉnh các chính sách ưu đãi để khuyến khích DNNN thực hiện cổ phần hóa, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt giữa loại hình DNNN và công ty cổ phần 18
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...