Luận Văn cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt nam - thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt nam - thực trạng và giải pháp
    LỜI NÓI ĐẦU​​​Việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta cũng như mỗi doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức mới trong đó có sự chênh lệch tăng vọt khoảng cách giữa văn minh, tiên tiến và lạc hậu là vấn đề nổi cộm nhất. Lộ trình thực hiện AFTA sớm hơn dự định, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã được quốc hội thông qua và có hiệu lực, sức ép của hội nhập và cạnh tranh toàn cầu đang lớn dần. Nghị quyết Quốc hội về nhiệm vụ năm 2002 và chương trình hoạt động của Chính phủ đã thể hiện quyết tâm cao của cơ quan quyền lực Nhà nước trong việc tập trung mọi nỗ lực cho sự phát triển. Tháng 9 năm 2001, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX đã ra Nghị quyết về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, Nghị quyết Trung ương 3 có đi vào cuộc sống trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào phần lớn sự vận động của hơn 60. 000 doanh nghiệp trong cả nước. Do vậy, nâng cao năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng để chúng ta có thể đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của tình hình mới. Chính phủ đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách để tổ chức, sắp xếp lại, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà nước. Một trong những chủ trương quan trọng đó là : Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là quyết định đúng đắn của Nhà nước nhằm khắc phục những điểm yếu kém, trì trệ của các doanh nghiệp Nhà nước.
    Em là sinh viên năm cuối của Khoa Quản lý, em rất qua tâm đến vấn đề hội nhập và cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Đặc biệt là vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Sau khi kết thúc học chương trình Luật Kinh tế của Khoa Luật, em đã lĩnh hội được nhiều kiến thức về pháp luật. Nên em xin mạnh dạn được đề cập đến đề tài :
    cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở việt nam - thực trạng và giải pháp
    Mặc dù đã cố gắng học hỏi, sưu tầm tài liệu nhưng chắc chắn em không tránh khỏi những hạn chế khiếm khuyết.
    Em kính mong các thầy giáo, cô giáo chỉ bảo em thêm.
    Em xin trân trọng cảm ơn!
    ​​​KẾT LUẬN​​​
    Cổ phần hóa trước hết người lao động trong DNNN có trách nhiệm hơn vì người công nhân khi đã mua cổ phiếu thì họ có trách nhiệm cao hơn đối với công việc của chính họ. Nếu họ không làm việc có hiệu quả thì cổ tức của họ sẽ bị giảm đi. Sau khi cổ phần hóa, giả dụ công ty rơi vào tình trạng xấu thì người công nhân phải chấp nhận rủi ro, họ phải gánh chịu rủi ro, rủi ro ở đây được chia đều.
    Cổ phần hoá lại có điểm rất nổi bật đó là tính năng động và tính tự chủ. Quyền lợi của họ trong hội đồng quản thị không bị giới hạn, huy động đồng vốn cũng năng động hơn, tức là năng động hơn hẳn trong kinh doanh. Điều này có nghĩa nâng cao đời sống công nhân viên.
    Cũng có một số doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hóa làm ăn kém hơn so với trước, tuy nhiên theo kết quả điều tra thì chưa thấy có doanh nghiệp nào bị phá sản hoặc có nợ đọng quá lớn. Khi quyết định cho doanh nghiệp chuyển đổi, điều quan trọng nhất cần tính đến là khả năng tự lập của doanh nghiệp sau đó, không nên vì số lượng mà không tính đến hiệu quả và tác động xã hội của nó. Làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của người lao động của những doanh nghiệp đã, đang và sẽ đổi mới khi mà họ biết rằng, phải tự lực cánh sinh trong cơ chế thị trường vươn lên để thoát khỏi tình trạng sản xuất kinh doanh bấp bênh như hiện tại.
    Doanh nghiệp Nhà nước sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp có nhiều cơ hội và điều kiện để tổ chức lại sản xuất mở rộng thị trường, mặt hàng và ngành nghề kinh doanh. Vốn có thể huy động từ chính người lao động trong doanh nghiệp.
     
Đang tải...