Luận Văn Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước – Giải pháp hữu hiệu đưa Luật Cạnh tranh vào cuộc sống

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước – Giải pháp hữu hiệu đưa Luật Cạnh tranh vào cuộc sống
    Công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta được khởi đầu bằng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) với việc thừa nhận kinh tế nhiều thành phần và chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn trong nó những phức tạp,đòi hỏi nhất định. Chấp nhận chuyển sang nền kinh tế thị trường là chấp nhận sự điều tiết thị trường bằng những quy luật của nó - một điều rất xa lạ với nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước đó. Các quy luật như: quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh . đã trở thành “những bàn tay vô hình” tác động, điều chỉnh các hoạt động kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường mà ở đó lợi nhuận và hiệu quả được xem là mục tiêu, điều kiện đồng thời là lý do tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, cạnh tranh cũng xuất hiện như một hiện tượng phổ biến mang tính tất yếu trên thị trường. Nó diễn ra trên mọi mặt của đời sống kinh tế và trở thành yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp buộc phải quan tâm.
    Từ năm 1995, với việc tham gia ASEAN, nước ta bắt đầu tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế một cách toàn diện và ngày càng sâu rộng hơn đánh dấu bằng việc tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), ký kết hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) và mới đây là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Quá trình này đã làm thay đổi một cách cơ bản vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế .
    Đối xử bình đẳng giữa các nước bạn hàng, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài là một trong những cam kết cơ bản trong AFTA, APEC, BTA và WTO. Các cam kết sẽ tăng thêm sức ép cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu, với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong và ngoài lãmh thổ Việt Nam. Điều này sẽ đặt các doanh nghiệp trong nước cũng như toàn bộ nền kinh tế trước những thách thức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, thể chế pháp lý ở nước ta lúc này vẫn còn nhiều bất cập trong việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, đang hạn chế doanh nghiệp tham gia thị trường và cạnh tranh. Để doanh nghiệp trong nước chuẩn bị cho quá trình hội nhập, bước vào cạnh tranh quốc tế gay gắt khi các cam kết quốc tế có hiệu lực đầy đủ, nhà nước ta cần xây dựng chính sách cạnh tranh để tạo ra và duy trì môi trường cạnh tranh tích cực trên thị trường trong nước.
    Đứng trước những đòi hỏi cấp bách đó, tại kỳ họp thứ VI, Quốc hội khoá XI ngày 03/12/2004, Luật Cạnh tranh được thông qua sau 14 lần chỉnh sửa. Có thể nói, sự ra đời của Luật Cạnh tranh 2004 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội, trở thành công cụ điều chỉnh các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Có người đã nhận xét, sự ra đời của Luật Cạnh tranh 2004 chứng tỏ lỗ hổng cuối cùng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã được khắc phục.
    Kết cấu bài gồm:
    Chương I : Cơ sở lý luận của cạnh tranh và Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
    Chương II: Thực trạng về cạnh tranh và Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    Chương III: Một số đề xuất đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm thực thi có hiệu quả Luật Cạnh tranh
     
Đang tải...