Thạc Sĩ Cổ phần hóa bệnh viện công tại Thành phố Hồ Chí Minh Liệu có phải là giải pháp khả thi trong tiến tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN i
    LỜI CAM ĐOAN ii
    TÓM TẮT LUẬN VĂN .iii
    MỤC LỤC .iv
    Danh mục các từ viết tắt .vi
    Danh mục các bảng .vii
    Danh mục các đồ thị hình vẽ viii
    CHƯƠNG 1: Giới thiệu. 1
    1.1. Bối cảnh chính sách cổ phần hóa bệnh viện công tại thành phố Hồ Chí Minh 1
    1.2. Mục đích nghiên cứu .2
    1.3. Phương pháp nghiên cứu .2
    1.4. Kết cấu luận văn 3

    CHƯƠNG 2: Nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế công tại Tp. HCM.
    4
    2.1. Bản chất của dịch vụ y tế .4
    2.2. Thất bại của nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ y tế .6
    2.3. Khái lược các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế 11
    CHƯƠNG 3: Tiến trình thực hiện cổ phần hóa và những vấn đề còn vướng mắc: Nghiên cứu trường hợp BV Bình Dân . 16
    3.1. Nguyên nhân chọn BV Bình Dân . 16
    3.2. Mô tả tình huống BV Bình Dân . 16
    3.2.1. Mục tiêu CPH BV Bình Dân . 16
    3.2.2. Tình hình hoạt động của BV Bình Dân trước khi CPH 17
    3.2.3. Nội dung CPH BV Bình Dân 19
    3.3. Các vấn đề vướng mắc và nguyên nhân tạm dừng CPH . 21
    3.3.1. Thực trạng CPH BV Bình Dân 21
    3.3.2. Các nguyên nhân bề mặt . 21
    3.3.3. Các nguyên nhân sâu xa 24
    3.4. Phân tích phương án CPH BV Bình Dân . 28
    CHƯƠNG 4: Ý nghĩa chính sách . 33
    KẾT LUẬN . 37
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 38
    Phụ lục 1. Bảng số liệu tuyệt đối về số bệnh nhân nội trú và số giường bệnh trung bình một ngày tại Tp. Hồ Chí Minh . 41
    Phụ lục 2. Bảng số liệu tuyệt đối về số lượt khám chữa bệnh và số bác sỹ tại Tp. Hồ Chí Minh . 42
    Phụ lục 3: Sơ đồ tổ chức dự kiến của BV Bình Dân sau khi CPH 43
    Phụ lục 4. Phương án hoạt động sau CPH BV Bình Dân 44

    Giới thiệu
    2.4. Bối cảnh chính sách cổ phần hóa bệnh viện công tại thành phố Hồ Chí Minh

    Tính đến năm 2006, hệ thống bệnh viện (BV) công tại thành phố HCM (Tp. HCM) bị xuống cấp nghiêm trọng. Điều này có thể thấy được qua tình trạng thiếu thốn cơ sở hạ tầng như máy móc thiết bị xét nghiệm, phòng khám và giường bệnh . tại hầu hết các BV công. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến dịch vụ khám chữa bệnh trở nên quá tải. Minh chứng rõ nét nhất là việc số giường bệnh được cung cấp và nguồn nhân lực trong các BV không phục vụ đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Trong các BV chuyên khoa, tình trạng hai hay thậm chí ba người bệnh cùng sử dụng chung một giường bệnh đơn là phổ biến. Như vậy, hoạt động của hệ thống dịch vụ y tế hiện hành, cụ thể là hoạt động các BV công không đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu chăm sóc đầy đủ cho sức khỏe của nhân dân, đặc biệt là nhóm dân cư có thu nhập thấp và trung bình trong xã hội - là nhóm không có đủ khả năng và nguồn lực để tiếp cận những dịch vụ y tế tư nhân cao cấp hơn.Cùng với sự phát triển của đất nước, trong tình hình đó, nhu cầu thu hút đầu tư cho cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng hệ thống y tế công ngày càng trở nên bức thiết. Để hướng tới mục tiêu này, theo đề xuất của Ủy ban nhân dân Tp. HCM, Chính phủ quyết định thực hiện cổ phần hóa (CPH) BV công và giao cho Tp. HCM thực hiện thí điểm. Sau nhiều thảo luận chính sách, tháng 1/2007, việc xây dựng đề án thí điểm CPH BV Bình Dân chính thức được phê duyệt.
    Trong tiến trình CPH BV Bình Dân, những vướng mắc đã lần lượt nảy sinh và tạo nên những làn sóng phản ứng gay gắt trong xã hội. Tháng 6/2007, đề án CPH BV Bình Dân đã phê duyệt nhận được quyết định tạm dừng thực hiện. Trong kế hoạch chính sách của mình, Sở y tế Tp. HCM đã dự định chọn một BV khác để thực hiện thí điểm thay cho BV Bình Dân. Tuy nhiên, tính đến tháng 3/2010, kế hoạch
    đó vẫn chưa được tiến hành. Điều này cho thấy những vấn đề nảy sinh không thuần túy chỉ là vấn đề của riêng BV Bình Dân mà có thể là vấn đề của cả hệ thống y tế công nói chung.
    Trong bối cảnh này, một số câu hỏi được đặt ra cho các nhà nghiên cứu kinh tế, cụ thể như: Cổ phần hóa BV công có phải là một giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế trong điều kiện hiện nay không? Những vướng mắc trong tiến trình CPH BV Bình Dân là gì? Điều kiện nào là phù hợp để tiến hành CPH BV công và cần đảm bảo những yếu tố gì?

    2.5. Mục đích nghiên cứu
    Trước tình hình trên, việc phân tích hiện trạng hệ thống y tế công tại Tp. HCM, những vướng mắc hiện đang tồn tại trong tiến trình CPH BV công và xác định tính khả thi của tiến trình cổ phần hóa BV công tại Tp. HCM là vô cùng cần thiết. Do vậy, luận văn này sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn đề hiện đang gây nhiều tranh cãi: “Cổ phần hóa BV công tại Tp. HCM: Liệu đây có phải là giải pháp khả thi trong tiến trình nâng cao chất lượng dịch vụ y tế?”

    2.6. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu này sẽ tập trung vào nghiên cứu một cách định tính nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế công và tiến trình CPH các BV công tuyến tỉnh tại Tp. HCM. Có một điểm quan trọng cần lưu ý là tiến trình CPH BV công tại Tp. HCM mang những yếu tố đặc thù song phần nào vẫn chịu sự chi phối của các chính sách liên quan đến CPH của chính quyền trung ương.
    Việc CPH các BV công tuyến tỉnh tại Tp. HCM sẽ được tập trung xem xét chi tiết trong nghiên cứu này. Ngoài ra, do BV Bình Dân là trường hợp đã được chọn để thí điểm CPH tại TP. HCM nên luận văn cũng tập trung vào phân tích tình huống BV Bình Dân. Hơn thế nữa, vì cơ chế quản lý BV công là thống nhất trên toàn quốc nên để phân tích mô hình quản lý BV công tuyến trung ương và tuyến tỉnh nói chung thì BV Bình Dân có tư cách là trường hợp mang tính đại diện cho toàn hệ thống.
    Như đã đề cập ở trên, mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là phân tích tiến trình và khả năng CPH các BV công tại Tp. HCM nên việc phân tích số liệu thứ cấp là chủ yếu. Nghiên cứu sẽ thu thập, tổng hợp và lý giải các bằng chứng sẵn có về nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế công và cách thức CPH BV nhằm đạt đến mục tiêu này. Toàn bộ số liệu về hệ thống y tế được cung cấp từ trang web của Sở y tế Tp. HCM. Các số liệu khác được sử dụng trong nghiên cứu (ví dụ như doanh thu chi phí của BV Bình Dân) được thu thập từ nguồn thông tin của chính các BV. Một số bài viết, nghiên cứu khác của Việt Nam cũng như quốc tế về CPH dịch vụ công cũng được xem xét trong quá trình nghiên cứu.
    Tuy nhiên, CPH dịch vụ công - đặc biệt là dịch vụ y tế - là một vấn đề rất mới mẻ ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Do vậy, quá trình nghiên cứu đã gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình thu thập tìm kiếm thông tin và các nghiên cứu khác về vấn đề này. Ngoài ra, việc xử lý nội dung và chất lượng số liệu hiện có không dễ dàng vì vấn đề CPH hóa dịch vụ công chịu ảnh hưởng không nhỏ của các yếu tố chính trị. Mặc dù vậy, luận văn này đã cố gắng tổng hợp, đánh giá có phê phán và tận dụng lợi thế của các bài viết, nhận định hay nghiên cứu hiện có về CPH dịch vụ y tế công.

    2.7. Kết cấu luận văn

    Luận văn này bao gồm năm chương. Chương 1 là phần giới thiệu tổng quan về đề tài, bối cảnh chính sách, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 đề cập tới nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế công tại Tp. HCM và nêu ra các bằng chứng cụ thể. Chương 3 phân tích chi tiết tiến trình thực hiện CPH và những vấn đề còn vướng mắc, đặc biệt tập trung vào nghiên cứu trường hợp BV Bình Dân. Chương 4 nêu ra ý nghĩa chính sách trên cơ sở những phân tích ở các chương trước.
    Phần cuối cùng của luận văn là kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...