Tiểu Luận Cơ hội và thách thức về kinh tế chính trị của Việt Nam khi gia nhập ASEAN

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ hội và thách thức về kinh tế chính trị của
    Việt Nam khi gia nhập ASEAN


    Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã mở ra một trang sử mới ở khu vực Đông Nam Á và quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia khu vực. Mở rộng quan hệ hữu nghị và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước trong ASEAN là một chủ trương đúng đắng và phù hợp với thực tiễn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Qua đó, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhiều quốc gia trên thế giới, nhanh chóng tiến hành hội nhập khu vực và quốc tế, tạo nhiều điều kiện cho việc phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
    Việc gia nhập ASEAN đã và đang đem lại cho Việt Nam một môi trường ổn định, hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực. Thực tiễn cho thấy ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm môi trường hoà bình, an ninh hợp tác vì phát triển của khu vực.Vai trò quan trọng hàng đầu này của ASEAN được thể hiện sinh động qua nỗ lực to lớn của Hiệp hội trong việc đẩy mạnh hợp tác chính trị - an ninh. Đồng thời xây dựng các quy tắc ứng xử, thông qua đó tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, ngăn ngừa xung đột giữa các quốc gia ở khu vực. ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với những đối tác quan trọng trên thế giới, khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) - cơ chế khu vực duy nhất để đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - an ninh ở Châu Á - Thái Bình Dương. Và việc ASEAN cam kết gìn giữ hòa bình ổn định ở Đông Nam Á giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình là nhân tố hết sức thuận lợi cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Hơn thế, ASEAN đã tích cực thúc đẩy xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia. Đó là Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) không chỉ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...