Luận Văn Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt nam sau khi

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt nam sau khi gia nhập WTO và chức năng của chính phủ trong việc quản lý kinh tế
    Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là một động lực phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, ngoại giao . Thông qua đó đảm bảo lợi ích đan xen, cơ chế an ninh đa phương mà các nước đang hướng tới.
    Tầm quan trọng của FDI không chỉ ở chổ thu hút được nhiều nguồn vốn mà còn là kết hợp một cách hết sức hiệu quả giữa vốn, các mối quan hệ có liên quan như an ninh quốc gia nhằm đảm bảo cho môi trường đầu tư lành mạnh, ổn định, tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp thu quản lý tri thức và công nhgệ hiện đại. Đây thực sự là một đòn bẩy sắc bén cho phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu.
    Đối với Việt Nam, việc thu hút được các nguồn vốn FDI trong những năm qua có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, nhất là sau khi Việt nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam.
    Trong một bối cảnh suy thoái của nền kinh tế trên thế giới , đặc biệt là sau cuôc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay khiến cho tình hình kinh tế thế giới gặp phải nhiều khó khăn, trước hết là vốn FDI khan hiếm và làn sóng FDI giảm sút nghiêm trọng ở tất cả các châu lục. Vì vậy việc nghiên cứu các giái pháp thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam trong thời gian tới là điều hết sức cần thiết.
    Với mong muốn giải quyết vấn đề nêu trên, trong tiểu luận môn kinh tế quốc tế , tôi tập trung nghiên cứu đề tài: “Cơ hội và thách thức đối với việc phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt nam sau khi gia nhập WTO và chức năng của chính phủ trong việc quản lý kinh tế”.
    Kết cấu của đề tài bao gồm:
    Chương I : Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các chức năng của
    Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của việt nam
    Chương III: Một số giái pháp thu hút fdi vào việt nam
     
Đang tải...