Luận Văn Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những định hướng ch

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực VN trong giai đoạn hiện nay và những định hướng cho công tác đào tạo

    Lời mở đầu


    Trong bất kỳ giai đoạn nào, sức mạnh của mỗi quốc gia có được đều là sự tổng hợp sức mạnh của nhiều nguồn lực trong quốc gia đó, mà yếu tố quan trọng hàng đầu là sức mạnh con người. Đối với Việt Nam, thực tế lịch sử đã chứng minh vai trò hết sức quan trọng của con người đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính sức mạnh đó đã giúp nhân dân giành thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giúp con người vượt lên sự khắc nghiệt của thiên tai, bệnh tật. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới thì sức mạnh con người là nhân tố hàng đầu của sự phát triển. Tự do hoá thương mại đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thử thách buộc chúng ta phải có sự nỗ lực cố gắng nâng cao trình độ nhận thức và trình độ kỹ thuật chuyên môn cho người lao động. Do đó phải thường xuyên chăm lo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập.


    Cùng với sự phát triển của kinh tế theo xu hướng hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang ra sức thực hiện để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH). Song song với việc chăm lo cải thiện mức sống dân cư, nâng cao thể chất của người dân nói chung và của người lao động nói riêng, chúng ta phải đầu tư cho giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam đã nêu các mục tiêu cơ bản là: Nâng cao chất lượng toàn diện con người Việt Nam về chính trị, đạo đức, ý chí, tri thức, tay nghề, sức khoẻ, thể lực. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ lao động hiện có, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo. Nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên gấp 2 lần hiện nay. Hình thành đội ngũ lao động có chất lượng cao, có cơ cấu trình độ đáp ứng yêu cầu trong từng bước đi của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ 2001-2010, chuẩn bị tiền đề về nhân lực cho giai đoạn tiếp theo.


    Để nghiên cứu về thực trang nguồn nhân lực, tình trạng đào tạo và phất triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như đưa ra một vài giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài : “Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những định hướng cho công tác đào tạo”mục lục


    Lời mở đầu


    Phần I. Mức độ cấp thiết của đề tài


    I. Khái niệm về Nguồn nhân lực (NNL).


    II. Tình hình hội nhập kinh tế thế giới.


    III. Tính tất yếu khách quan cần phải: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.


    Phần II. Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực việt nam trong giai đoạn hiện nay.


    I. Thực trạng về nguồn nhân lực


    1. Đặc điểm về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực.


    2. Về chất lượng lao động.


    2.1. Trình độ văn hóa của lực lượng lao động ( LLLĐ).


    2.2. Trình độ chuyên môn kĩ thuật (CMKT) của LLLĐ.


    II. Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực của Việt Nam trong tình hình hội nhập kinh tế.


    1. Cơ hội.


    2. Thách thức.


    3. Kết luận chung.


    Phần IiI. Định hướng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của nước ta hiện nay.


    I. Thực trạng về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của nước ta trong giai đoạn hiện nay.


    1. Đào tạo trung học chuyên nghiệp (THCN), cao đẳng, đại học và trên đại học.


    1.1. Thuận lợi.


    1.2. Khó khăn.


    2. Đào tạo nghề.


    2.1 Quy mô đào tạo nghề.


    2.2 Chất lượng đào tạo nghề.


    3. Đào tạo trong doanh nghiệp


    II. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong tiến trình hội nhập


    1. Hoàn thiện đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục đào tạo.


    1.1. Xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao.


    1.2. Cải cách nội dung, phương pháp giáo dục đào tạo.


    1.3. Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên.


    1.4. Các giải pháp về thu hút học sinh, sinh viên tham gia học tập.


    1.5. Giải pháp về hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đào tạo chuyên môn kỹ thuật.


    1.6. Phát triển quan hệ quốc tế trong giáo dục đào tạo.


    2. Đào tạo chuyên môn kĩ thụât gắn với việc làm.


    2.1. Đào tạo lao động chuyên môn kỹ thuật gắn với việc làm


    2.2. Phối kết hợp đồng bộ các giải pháp của Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân người lao động trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.


    2.2.1. Nhà nước.


    2.2.2 Trong các doanh nghịêp.


    2.2.3. Đối với cá nhân người lao động.


    Kết luận


    Tài liệu tham khảo
     
Đang tải...