Tiểu Luận Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới, Khi toàn cầu hóa về nền kinh tế đang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế càng trở nên cấp bách.Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi nước phải liên kết với các quốc gia khác để cùng phát triển.Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới,ngày 7-11-2006, tại Geneve (Thụy Sĩ) đó diễn ra trọng thể Lễ ký Nghị định thư về việc VN được chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua khi VN được tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu.

    Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đũi hỏi các nước phải xóa bỏ rào cản,chấp nhận tự do buôn bán,vỡ thế mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đó phù hợp với sự phát triển của thế giới. Do đó, chúng ta phải làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam (về chất lượng và giá cả) .Nhưng làm sao và làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nước ta hiện nay đang là vấn đề hết sức nan giải và có thể nói là đầy khó khăn, đang được nhiều người quan tâm.
    Ngành Công nghiệp đó thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế, phục vụ ngày càng nhiều cho các ngành khác cũng như tăng nhanh xuất khẩu, gia nhập WTO là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp. Tham gia vào WTO cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ được hưởng những lợi ích to lớn mà WTO mang đến cho các nước thành viên, là một nước có nền kinh tế nhỏ bé việc ra nhập thị trường lớn nhất thế giới sẽ tạo cơ hội phát triển cho hàng hóa xuất khẩu nước ta nhưng cũng không tránh khỏi những rào cản thách thức, đặc biệt đối với ngành công nghiệp.

    Với trình độ và khả năng hiểu biết của mình còn hạn chế, em xin trình bày đề tài:“cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO”.

    PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI - WTO

    Tổ chức thương mại thế giới (tiếng Anh : World Trade Organization , viết tắt WTO ) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Gienève , Thụy Sỹ có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại . Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascan Lamy được bầu làm tổng giám đốc thay cho ông Supachai Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005. Tính đến ngày 16 tháng 12 năm 2011, WTO có 155 thành viên.Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp những thành viên khác những ưu đói nhất định trong thương mại.Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào chống toàn cầu húa.

    1. Nguồn gốc
    Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đó đề xuất thành lập Tổ chúc Thương mại Quốc tế( ITO) nhằm thiết lập ác quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội ghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm tại Hanava tháng 3 năm 198.Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đó khụng phờ chuẩn hiến chương này. Một nhà sử học cho rằng sự tất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ chức thương mại Quốc tế có thể được sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa kỳ (Lisa Wilkins, 1997).

    Do đó ,Hiệp định GATT 1947 là hiệp định quốc tế nhiều bên duy nhất điều chỉnh quan hệ thương mại hàng hoá trên phạm vi toàn cầu từ năm 1948 cho đến khi WTO ra đời vào năm 1995. Lịch sử hơn nửa thế kỷ vận động thành lập một tổ chức thương mại toàn cầu chủ yếu được đánh dấu tại Geneva, Thuỵ sỹ. Tuy nhiên, sự thành lập tổ chức thương mại toàn cầu đó đó cú khụng ớt thăng trầm trải khắp các châu lục, từ những bước đi chập chững ban đầu vào năm 1947 tại Geneva (Thuỵ sỹ), đến Annecy (Pháp) năm 1949, Torquay (Vương quốc Anh) 1951, Tokyo (Nhật Bản) 1979 và cuối cùng tới Marrakesh (Marốc) năm 1994. Trong suốt khoảng thời gian này, Hiệp định GATT 1947 đó vận hành như một hiệp định-luật chơi-luật tác nghiệp trong thương mại hàng hoá quốc tế nhiều bên như đó dự định. Do không thành lập được ITO, nên Hiệp định GATT 1947 cũng được vận hành như một tổ chức quốc tế de facto, trên thực tế (GATT) điều chỉnh toàn bộ hệ thống thương mại hàng hoá quốc tế. Đến những năm 1980, việc cải cách toàn diện hệ thống thương mại toàn cầu đó trở nờn cấp thiết, mở đường cho sự ra đời của Vũng đàm phán Urugoay thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). í tưởng về một vũng đàm phán quyết liệt để thành lập WTO được nhen nhóm vào tháng 11-1982 tại Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên GATT tại Geneva, nhưng hội nghị lúc đó đó khụng vượt qua được rào cản quá lớn là vấn đề nông nghiệp. Song trên thực tế, chương trỡnh làm việc do cỏc bộ trưởng đưa ra đó tạo tiền đề cho chương trỡnh Vũng đàm phán Urugoay. Phải mất bốn năm vất vả cùng nhiều nỗ lực tỡm kiếm và dàn xếp cỏc vấn đề để đi đến nhượng bộ, các bộ trưởng mới đưa ra được quyết định vào tháng 9-1986 tại Punta del Este (Urugoay) về một Chương trỡnh đàm phán đề cập hầu như toàn bộ các vấn đề về chính sách thương mại toàn cầu. Các cuộc đàm phán có nhiệm vụ thúc đẩy việc mở rộng nhiều lĩnh vực mới, đặc biệt là thương mại dịch vụ và thương mại về quyền sở hữu trí tuệ, cải tổ các chính sách thương mại đối với những sản phẩm nhạy cảm như nông sản và hàng dệt may. Tất cả các điều khoản của Hiệp định GATT 1947 đó được xem xét lại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...