Tài liệu Có hay không yếu tố thương mại trong hoạt động giáo dục

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Có hay không yếu tố thương mại trong hoạt động giáo dục

    LỜI CẢM ƠN

    Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đặc biệt là các thầy cô trong tổ bộ môn Luật Thương mại đă trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em suốt thời gian học tập tại trường Đại học Luật Hà Nội.
    Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Bùi Ngọc Cường đă dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
    Nhân đây, em chân thành cảm ơn các cô trong khoa Pháp luật Kinh tế đă tạo nhiều điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa học.
    Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên cùng học tập, nghiên cứu đă góp ư cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
    Mặc dù em đă cố gắng hoàn thành khóa luận tốt nghiệp bằng tất cả nhiệt t́nh và khả năng của ḿnh tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ư kiến đóng góp quư báu của quư thầy cô.












    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Sau Hội nghị lần thứ bốn Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII, khái niệm “xă hội hóa giáo dục” chính thức được đưa vào đời sống. Kể từ đây, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đă chung tay chia sẻ với ngân sách nhà nước gánh nặng đầu tư cho hoạt động giáo dục. Nó khơi dậy và phát huy những nguồn lực dồi dào trong xă hội và thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển. Để tạo ra cơ chế đầu tư thuận lợi, b́nh đẳng và ổn định, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật về hoạt động đầu tư cho giáo dục đă được h́nh thành và không ngừng hoàn thiện.
    Luật Đầu tư 2005 ra đời là một bước tiến lớn trong sự phát triển của pháp luật đầu tư hướng vào việc tạo cơ sở pháp lí b́nh đẳng cho nhà đầu tư. Theo quy định của Luật đầu tư 2005, “phát triển sự nghiệp giáo dục” là hoạt đông đầu tư có điều kiện và được ưu đăi đầu tư. Luật Đầu tư 2005 đă chú trọng đến việc quy định khung pháp lí cho hoạt động đầu tư đặc thù này. Luật Giáo dục 2005 đă tạo cơ sở pháp lí quan trọng cho tổ chức và hoạt động giáo dục trong đó có hoạt động đầu tư cho giáo dục. Qua nhiều năm thực hiện, Luật Đầu tư và Luật Giáo dục đă góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng “nhà nước và nhân dân cùng làm”, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên trong quá tŕnh thực hiện đă nảy sinh một số vấn đề chưa phù hợp với thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập, vẫn có những nội dung chưa rơ ràng, gây khó khăn cho quá tŕnh áp dụng pháp luật.
    Hiện nay, chất lượng giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của xă hội, cả xă hội đang cố gắng t́m mọi giải pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục. Trong đó, khuyến khích đầu tư cho giáo dục thiết nghĩ là giải pháp hàng đầu, cơ bản và quan trọng nhất. V́ vậy, việc nghiên cứu, t́m hiểu pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đang là một vấn đề vô cùng thiết thực. Với mục tiêu có được một cái nh́n tổng quan về các quy định pháp luật, từ đó góp phần t́m ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, người viết đă lựa chọn vấn đề: “T́m hiểu pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục” để làm khóa luận tốt nghiệp.
    2. T́nh h́nh nghiên cứu đề tài
    Gần đây có rất nhiều công tŕnh nghiên cứu về Luật đầu tư, về các nội dung cơ bản của Luật đầu tư, về các lĩnh vực đầu tư. Về phía luật giáo dục, v́ nhu cầu sửa đổi Luật giáo dục 2005 nên đă thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các công tŕnh nghiên cứu này tập trung đề cập các khía cạnh khác của luật Đầu tư hoặc nghiên cứu Luật Giáo dục trên phạm vi rộng. Chưa có công tŕnh nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cả về lí luận và thực tiễn các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.
    3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
    Hoạt động đầu tư cho giáo dục trong thực tế rất đa dạng, khóa luận tốt nghiệp chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài (chủ yếu là hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập).
    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Khóa luận có sự kết hợp của các phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh pháp luật, dự báo, hệ thống hóa, khái quát, đối chiếu với thực tiễn các quy định pháp luật để từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp hợp lư.
    5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
    Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, làm rơ cơ sở lí luận, từ đó đưa ra những kiến nghị, phương hướng nhằm đưa các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục phù hợp với thực tiễn áp dụng , thu hút nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả và chất lượng cho sự nghiệp “trồng người”.
    Để đạt được những mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài có những nhiệm vụ sau:
    - Làm sáng tỏ các khái niệm, đặc điểm, các h́nh thức đầu tư trong lĩnh vực giáo dục; khái niệm, sự h́nh thành và phát triển pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.
    - Làm rơ những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.
    - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.
    6. Những kết quả nghiên cứu mới của khóa luận
    Khóa luận là công tŕnh nghiên cứu sâu về pháp luật trong hoạt động đầu tư cho giáo dục. Người viết đă cố gắng tŕnh bày một cách đầy đủ các vấn đề liên quan đến pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.
    Tuy c̣n ít kinh nghiệm trong nghiên cứu nhưng người viết đă đưa ra một số kiến nghị góp phần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng thống nhất sự điều chỉnh giữa quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về giáo dục trong hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.
    7. Kết cấu của khóa luận
    Khóa luận gồm 66 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có ba chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lí luận về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dụcChương 2: Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.
    Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục


    NỘI DUNG
    Chương 1. Một số vấn đề lí luận về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và pháp luật về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục1.1. Lí luận về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục1.1.1. Khái niệm hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dụcHoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục không phải là một hoạt động đầu tư mới mẻ tuy nhiên vẫn chưa có một khái niệm cụ thể và thống nhất về hoạt động này. Việc xác định rơ khái niệm “hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục” có vai tṛ vô cùng quan trọng, là cơ sở cho việc áp dụng các quy định pháp luật. Qua việc t́m hiểu những nghiên cứu của các nhà khoa học và sự đúc rút của bản thân, em xin tŕnh bày về khái niệm “đầu tư” nói chung và cụ thể hóa khái niệm “đầu tư trong lĩnh vực giáo dục”.
    · Khái niệm đầu tư
    “Đầu tư” không c̣n là khái niệm xa lạ hay trừu tượng khi mà mọi lúc mọi nơi trên thế giới đều đang diễn ra hoạt động đầu tư như “hơi thở” của hội nhập, như là một quy luật tất yếu của tồn vong và phát triển. Tuy vậy, trên thế giới không có khái niệm “đầu tư” duy nhất và bất biến. WTO – Tổ chức thương mại thế giới là mô h́nh tối cao của hội nhập cũng không quy định ǵ về vấn đề đầu tư. Nhiều ṿng đàm phán không giải quyết được bất đồng xung quanh khái niệm “đầu tư” nên mặc dù có ư định soạn thảo Hiệp ước đa phương về vấn đề đầu tư vào năm 1978 nhưng OECD – tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - cũng không thành công. Pháp luật các nước trên thế giới có những cách nh́n nhận về khái niệm “đầu tư” khác nhau, thậm chí, pháp luật một số nước không có điều khoản nào đưa ra định nghĩa về “đầu tư” (Cambodia).
    Theo Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (NXB Đà Nẵng 2003, tr301) khái niệm đầu tư là việc “bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc ǵ, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế xă hội”. Trong kinh tế học, đầu tư được hiểu là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế, xă hội những kết quả trong tương lai lớn hơn những nguồn lực đă sử dụng để đạt được các kết quả đó (Giáo tŕnh Kinh tế đầu tư – Đại học Kinh tế quốc dân). Đầu tư có vai tṛ vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động đầu tư do các chủ thể khác nhau, có thể là tổ chức hoặc cá nhân tiến hành, được pháp luật quy định cụ thể. Hoạt động đầu tư sử dụng tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ của con người để tạo ra giá trị gia tăng chính là các kết quả đầu tư. Các kết quả của hoạt động đầu tư có thể là tài sản vật chất, có thể là tài sản trí tuệ, có thể chính là tiền, có thể là nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xă hội. Như vậy, hoạt động đầu tư mang lại những lợi ích được xác định trước cho nền kinh tế và cho toàn xă hội.
    Theo quan điểm của luật học, hoạt động đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các h́nh thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xă hội khác. Hoạt động đầu tư có thể có có tính chất kinh doanh (thương mại) hoặc phi thương mại. Trong khoa học pháp lí cũng như thực tiễn xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yếu đựợc đề cập là hoạt động đầu tư kinh doanh, với bản chất là “sự chi phí của cải vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay t́m kiếm lợi nhuận” – Black’s Law Dictionary, Centennital Edition Sixth Edition, 1991, page 825.
    Trước khi Luật đầu tư 2005 ra đời, khái niệm đầu tư kinh doanh chưa được định nghĩa thống nhất trong các văn bản pháp luật. Lúc bấy giờ hoạt động đầu tư được điều chỉnh bởi Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cả hai văn bản này đều không có định nghĩa về đầu tư nói chung mà chỉ có khái niệm đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật Đầu tư 2005 với phạm vi điều chỉnh là hoat động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh đă đưa ra định nghĩa: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu h́nh hoặc vô h́nh để h́nh thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Luật đầu tư thống nhất có sự phân biệt về thuật ngữ giữa đầu tư và hoạt động đầu tư, theo đó hoạt động đầu tư được hiểu là hoạt động của các nhà đầu tư trong quá tŕnh đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lí dự án đầu tư.
    Dưới góc độ điều chỉnh các hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, có thể thấy hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2005 chính là một bộ phận của hoạt động thương mại, phù hợp với khái niệm của Luật Thương mại 2005 (Khoản 1 Điều 3). Hoạt động đầu tư có những đặc điểm của hoạt động thương mại nói chung đó chính là mục đích lợi nhuận, đồng thời hoạt động đầu tư cũng có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động thương mại khác như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại Tuy nhiên, hoạt động đầu tư có đặc thù riêng so với các hoạt động thương mại khác, hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất tạo lập, là sự bỏ vốn, tài sản nhằm h́nh thành cơ sở vật chất, kĩ thuật cũng như các điều kiện khác để thực hiện hoạt động t́m kiếm lợi nhuận.
    Tóm lại, hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ ra những nguồn lực ở hiện tại để tiến hành hoạt động nào đó nhằm thu về những kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn những nguồn lực đă bỏ ra trong quá khứ, hoạt động đầu tư chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư 2005 và những văn bản pháp luật có liên quan.
    · Khái niệm đầu tư trong lĩnh vực giáo dục
    Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là một hoạt động đầu tư đặc thù, là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, chủ yếu chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư 2005 và Luật giáo dục 2005.
    Theo Luật đầu tư, “Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác th́ áp dụng quy định của luật đó” ( Khoản 2, Điều 5). Cũng theo Luật Đầu tư, “Phát triển sự nghiệp giáo dục” được quy định là lĩnh vực ưu đăi đầu tư (Điều 27), và là lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Điều 29). Theo Luật giáo dục 2005, “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” (Điều 9); “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” (Điều 13). Giáo dục là loại h́nh dịch vụ đặc biệt, việc đầu tư cho giáo dục được quy định theo hướng thống nhất, đồng bộ giữa Luật đầu tư và Luật giáo dục, là một hoạt động chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư nhưng hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục lại được thực hiện theo quy định của hệ thống pháp luật chuyên ngành.
    Vai tṛ của giáo dục đối với sự phát triển bền vững của đất nước là vô cùng to lớn nên ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục không ngừng tăng. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của khóa luận chỉ nghiên cứu hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục của các lực lượng xă hội ngoài nhà nước, gồm cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xă hội và đầu tư nước ngoài.
    Đầu tư cho giáo dục là lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đăi đầu tư. Hoạt động đầu tư cho giáo dục có những đặc điểm cơ bản của hoạt động đầu tư nói chung, đều là sự hi sinh một nguồn lực trong hiện tại để tiến hành những hoạt động trong môi trường giáo dục nhằm thu được những kết quả trong tương lai và kết quả thu được từ hoạt động đó phải lớn hơn những nguồn lực đă bỏ ra.
    Nguồn lực phải hi sinh có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (trường học, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục ); tài sản trí tuệ (tŕnh độ văn hóa, chuyên môn, quản lí, khoa học ) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xă hội. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả xă hội được thụ hưởng. Chẳng hạn, một trường học được xây dựng, tài sản vật chất của người đầu tư trực tiếp tăng thêm, đồng thời xă hội cũng được hưởng thành quả của hoạt động đầu tư này.
    Hoạt động đầu tư cho giáo dục không chỉ đem lại kết quả cho nhà đầu tư mà c̣n cả nền kinh tế xă hội được thụ hưởng chính là đầu tư phát triển. C̣n các loại đầu tư chỉ trực tiếp làm tăng tài sản chính của người đầu tư tác động gián tiếp làm tăng tài sản của nền kinh tế thông qua sự đóng góp tài chính tích lũy của các hoạt động đầu tư này cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và thúc đẩy quá tŕnh lưu thông, phân phối các sản phẩm do kết quả của hoạt động đầu tư phát triển tạo ra th́ đó là đầu tư tài chính và đầu tư thương mại.
    Như vậy, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục là một bộ phận của đầu tư nói chung, đều mang lại những lợi ích tăng thêm cho nhà đầu tư và góp phần mang lại cho xă hội những giá trị quan trọng như nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Hoạt động đầu tư cho lĩnh vực giáo dục phải được định hướng rơ ràng, phải được quản lí tốt để đạt được mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, thực hiện công bằng xă hội trong giáo dục và góp phần đẩy nhanh tiến tŕnh hội nhập quốc tế, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục· Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển
    “Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư. Là việc chi dùng trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị ) và tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ năng ) v́ mục tiêu phát triển” (Giáo tŕnh kinh tế phát triển – Đại học Kinh tế quốc dân).
     
Đang tải...