Sách Cổ cồn trắng – Nguyễn Như Phong

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đêm đã về khuya. Trời cuối thu đầu đông se lạnh. Chạy sát ven hồ Thủy Nguyệt là con đường nhỏ mang cái tên của một danh nhân rất mực tài hoa: Cao Bá Quát. Trên đường, thấp thoáng bóng những đôi trai gái đi như dựa vào nhau để tận hưởng sự êm ả, thanh khiết của trời thu.
    [​IMG]​ Cuối phố, nơi có những cây hoa sữa cổ thụ mốc thếch rêu phong là một quán bar khá đẹp mang tên Hoa Sữa. Đây là một biệt thự kiến trúc hoàn toàn Pháp đã có tuổi thọ hơn bảy mươi năm.
    Chủ của ngôi biệt thự là một nhân sĩ được Nhà nước kính trọng, có lẽ vì vậy mà trong hồi cải tạo tư sản những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, ngôi nhà đã không bị tịch thu. Năm 1990, ông qua đời để lại ngôi nhà cho hai người con trai. Người con cả là một Thiếu tướng quân đội thì được ở toàn bộ ba phòng tầng một và khu sân trước rộng hơn năm chục mét vuông. Người con thứ hai là một kỹ sư hóa chất ở toàn bộ tầng trên. Nhà Thiếu tướng có ít người, hơn nữa ông cũng được quân đội chia cho một khu đất khá đẹp ngoài ngoại ô, và ông đã xây ngôi nhà bốn tầng. Từ khi có ngôi nhà mới ông hầu như không về phố ở nữa cho nên ông đem tầng dưới cho thuê mở quán bar.
    Người đứng ra thuê là một tay kinh doanh bất động sản khá tiếng tăm tên là Trần Dung và có biệt hiệu là Dung Tỉ Phú. Trần Dung cho sơn sửa lại với một gam màu vàng nhạt và trang trí quanh tường bằng những bức tranh phiên bản của những họa sĩ nổi tiếng như Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh và đặc biệt là âm nhạc trong quán thường là nhạc cổ điển của Mozart, Chopin, Betthoven Nhờ những cái đó, quán bar này đã tạo ra một bản sắc riêng biệt mà chỉ có những người ưa thích sự sâu lắng, nhẹ nhàng mới lui tới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...