Luận Văn Cơ chế vận hành thị trường theo quan điểm Mác - Lênin

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ chế vận hành thị trường theo quan điểm Mác - Lênin



    Trường đại học Kinh tế quốc dânKhoa: Quản trị kinh doanh Tiếng anh (E-BBA)Tiểu luận triết học​ ​ ​ Đề tài:Cơ chế vận hành thị trường theo quan điểm Mác - Lênin


    Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Kim Hoa
    Nhóm sinh viên thực hiện: 6- Nguyễn Thị Phương Hạnh
    Lớp: E-BBA


    Họ tên : Nguyễn Thị Phương Hạnh
    MSV: CQ510 263
    Lớp: QTKD Tiếng anh
    BÀI TẬP MÔN HỌCNHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN II

    Câu hỏi : Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về cơ chế vận hành (cơ chế hình thành giá cả) của thị trường? Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu?
    BÀI LÀM
    Cơ chế vận hành của thị trường phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: giá cả thị trường, cầu hàng hóa, cung hàng hóa, sự cạnh tranh. Các quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi phối của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu lợi nhuận.
    Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, đã trải qua sự thử thách của lịch sử hơn 150 năm. Đặc điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác - Lê-nin là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thời đại, giải quyết những vấn đề cấp bách do thời đại đặt ra. Những thành tựu trong thế kỷ XX của chủ nghĩa Mác – Lê nin là liên tục, nghiêm túc trong việc phát triển và tìm ra những quy luật khách quan tác động vào xã hội loài người trong vòng một trăm năm lịch sử. Cơ chế vận hành của thị trường là một trong những quy luật khách quan khó nắm bắt và có sự biến chuyển khôn lường, nhanh chóng nhưng chủ nghĩa Mac – Lê nin đã đưa ra được nền tảng của sự thay đổi thị trường, giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành giá cả, sự tác động của các yếu tố khác. Trong phần II học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, chúng ta sẽ tìm hiểu cơ chế vận hành thị trường của trước giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh, trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh, chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, đồng thời có sự đối sánh với học thuyết kinh tế hiện đại.
    ​ I. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về cơ chế vận hành của thị trường: 1. Trước giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh: Ở thời kỳ này, giá cả thị trường phụ thuộc vào các nhân tố : cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Theo Mác – Lê nin: “Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, nó phục vụ cho sự vận động của hàng hóa.Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thống nhất với nhau.Lưu thông tiền tệ xuất hiện là dựa trên cơ sở lưu thông hàng hóa”. Do đó, thị trường thông qua ba yếu tố trên. Nếu ở ngành nào đó khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị.Từ đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên. Giai đoạn này, cơ chế vận hành thị trường còn khá đơn giản.
    2. Trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh : 2.1: Trong thời kỳ này theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin thì trong thời kỳ này cơ chế thị trường sẽ vận hành theo quy luật giá cả sản xuất:
    Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng lợi nhuận bình quân. Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất luôn luôn có khoảng chênh lệch nên sau khi bán hàng hóa, ( giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản ứng ra, mà con thu về được một số tiền lời ngang bằng với m. Số tiền này goi là lợi nhuận.
    Giá cả sản xuất = k + p, k là chi phí sản xuất, p là lợi nhuận
    Điều kiện để giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất bao gồm : đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển; sự liên hệ rộng rãi giá các ngành sản xuất; quan hệ tín dụng phát triển, tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngày khác.
    Trên phạm vi toàn xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn bằng tổng giá trị hàng hóa. Trong mối quan hệ này thị giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong giá cả sản xuất; giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, và giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất.

    So sánh với lý thuyết kinh tế hiện đại : Lý thuyết kinh tế hiện đại nghiên cứu cơ chế vận hành thị trường theo các đường cận biện (đường chi phí cận biên và chi phí cận biên, đường lợi ích cận biên). Người mua thì luôn hướng đến tối đa lợi ích cận biên còn người sản xuất thì hướng đến tôi đa lợi ích doanh thu . Gía cả sẽ không hoàn toàn do nhà sản xuất chi phôi.
    2.2: Theo quan điểm của C.Mác thì sự biến động của giá cả thị trường là tín hiệu quan trọng nhất của cơ chế thị trường. Sự biến động đó phụ thuộc vào những nhân tố:
    a. Giá trị thị trường: Khi xét một hàng hóa trong quá trình sản xuất trực tiếp thì giá trị của hàng hóa được quyết định bởi hay thời gian lao động xã hội cần thiết chứa đựng trong hàng hóa đó. Nhưng trong quá trình tái sản xuất xã hội thì: Giá trị của mọi hàng không phải là do thời gian lao động xã hội cần thiết chứa đựng trong bản thân hàng hóa đó quyết định, mà là do thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. Việc tái sản xuất đó có thể tiến hành trong những điều kiện thuận lợi hơn, hoặc khó khăn hơn, không giống như những điều kiện sản xuất ban đầu.
    Trong hiện thực, tự do cạnh tranh trong nội bộ mỗi ngành dẫn đến hình thành giá trị thị trường. Giá trị thị trường là kết quả của sự san bằng các giá trị cá biệt của hàng hóa trong cùng một ngành thông qua cạnh tranh. Khi nói giá cả thị trường phù hợp với giá trị thị trường chỉ có nghĩa là giá trị thị trường trở thành cái trung tâm mà giá cả thị trường hàng hóa xoay quanh.
    b) Giá trị (hay sức mua) của tiền: Giá cả thị trường tỷ lệ thuận với giá trị thị trường của hàng hóa và tỷ lệ nghịch với giá trị (hay sức mua) của tiền. Bởi vậy, ngay cả khi giá trị thị trường của hàng hóa không đổi thì giá cả hàng hóa vẫn có thể biến đổi do giá trị (hay sức mua) của tiền tăng lên hoặc giảm xuống. Sự chênh lệch giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường là hiện tượng đương nhiên, còn sự phù hợp giữa chúng chỉ là ngẫu nhiên.
    c) Cung và cầu: Cung và cầu quyết định lớn trong việc hình thành giá cả. Cầu vận động ngược chiều với giá cả thị trường của hàng hóa và cùng chiều với mức thu nhập . Cung vận động cùng chiều với giá cả đầu ra nhưng cũng vận động ngược chiều với giá cả đầu vào.Như vậy, cầu về yếu tố đầu vào quyết định cung đầu ra, hoặc trái lại, cung đầu ra quyết định cầu yếu tố đầu vào: sản xuất quyết định thị trường và thị trường quyết định sản xuất.
    Sự biến động của quan hệ cung cầu có thể do sự biến đổi về phía cung hoặc phía cầu, hoặc do cả hai. Sự biến động đó vừa tạo ra sự chênh lệch giữa cung và cầu vừa có xu hướng tự phát thủ tiêu sự chênh lệch đó.
    Trong lý thuyết kinh tế hiện đại, Nguyên lý cung - cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu. Trạng thái cân bằng của một mặt hàng như thế gọi là cân bằng bộ phận. Khi đạt trạng thái cân bằng của cùng lúc tất cả các mặt hàng, kinh tế học gọi đó là cân bằng tổng thể hay cân bằng chung. Ở trạng thái cân bằng, sẽ không có dư cung (lượng cung lớn hơn lượng cầu) hay dư cầu (lượng cầu lớn hơn lượng cung). Giá cân bằng là mức giá mà ở đó số lượng cung bằng số lượng cầu, ứng với số lượng này gọi là số lượng cân bằng. Alfred Marshall cho rằng khi một mặt hàng ở trạng thái dư cầu thì giá của người mua sẽ cao hơn giá của người bán; người sản xuất sẽ tăng lượng cung. Ngược lại, khi mặt hàng ở trạng thái dư cung, thì giá của người mua sẽ thấp hơn giá của người bán; người sản xuất sẽ giảm lượng cung.

     
Đang tải...