Tiểu Luận Cơ chế và cấu trúc của thị trường ngoại hối việt nam trong thời kỳ hội nhập

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Nhóm thực hiện . 3
    Danh mục từ viết tắt 4
    Lời nói đầu . 5
    1. Cơ chế của thị trường Việt Nam . 6
    1.1. Khái niệm . 6
    1.2. Đặc điểm 6
    1.3. Các chủ thể tham gia thị trường 6
    1.4. Tỷ giá hối đoái . 6
    2. Cấu trúc của thị trường ngoại hối Việt Nam . 7
    2.1. Căn cứ vào sự can thiệp của Nhà nước . 7
    2.1.1. Thị trường ngoại hối chính thức 7
    2.1.2. Thị trường ngoại tệ ngầm 11
    2.2. Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ 13
    2.2.1. Thị trường giao ngay 13
    2.2.2. Thị trường kỳ hạn . 13
    2.2.3. Thị trường hoán đổi 14
    3. Giải pháp hội nhập cho thị trường ngoại hối Việt Nam . 14
    Tài liệu tham khảo 16

    LỜI MỞ ĐẤU
    Trong xu thế hội nhập ngày nay, cụm từ thị trường ngoại hối đã không còn xa lạ với bất kỳ ai, hay với bất kỳ quốc gia nào. Trong khi thị trường ngoại tệ ở các nước phát triển đã đạt được những bước tiến lớn, cung cấp cho khách hàng những công cụ đầy đủ và hiện đại, cấu trúc chặt chẽ và cơ chế tỷ giá rõ ràng; thì thị trường ngoại hối Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển từng bước một, nhằm tạo ra một thị trường ngoại hối với đầy đủ các công cụ, tỷ giá hình thành dựa trên quan hệ cung cầu, đồng thời từng bước xóa bỏ thị trường ngoại tệ không chính thức.
    Bài tiểu luận này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cấu trúc và cơ chế hoạt động của Thị trường ngoại hối Việt Nam qua từng thời kỳ, từ khi mới thành lập một cách sơ khai, chính là hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; cho tới khi thành lập TTNTLNH, đang tồn tại và phát triển cho tới bây giờ. Đồng thời sẽ cung cấp thông tin về thị trường ngoại tệ ngầm đang hoạt động liên tục tại Việt Nam, để biết được nguyên nhân và giải pháp tiến tới xóa bỏ nó. Các nghiệp vụ TTNH cũng sẽ được nhắc đến, tuy nhiên bài tiểu luận sẽ chỉ đi sâu vào những nghiệp vụ có mặt trên TTNH Việt Nam.
    Dù chưa phát triển lớn mạnh nhưng TTNH Việt Nam có nhiều triển vọng để tiến xa hơn, hội nhập với quốc tế. Do vậy phần cuối cùng sẽ đề cập đến các giải pháp để hội nhập cho TTNH Việt Nam.
    Mọng rằng bài tiểu luận sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn rõ hơn về cấu trúc và cơ chế của TTNH Việt Nam trong quá trình hội nhập. Rất mong nhận được sự đóng góp của cô và các bạn cho bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn.

    1. Cơ chế của thị trường ngoại hối Việt Nam
    1.1. Khái niệm: Thị trường ngoại hối (TTNH) là nơi gặp gỡ giữa cung, cầu ngoại tệ, nơi chuyên môn hoá các giao dịch về ngoại tệ, nhằm đáp ứng yêu cầu của các chủ thể tham gia.
    1.2. Đặc điểm
    + TTNH mang tính chất quốc tế và hoạt động không ngừng: Mọi sự biến động về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao trên thế giới đều có tác động tới sự biến động của giá cả trên TTNH. Có sự chênh lệch về múi giờ giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nên tại một thời điểm nhất định luôn có TTNH quốc gia đang hoạt động.
    + Hàng hoá trên TTNH: Thông thường các ngoại tệ mạnh, có khả năng chuyển đổi cao như USD, JPY, GBP được giao dịch phổ biến với khối lượng giao dịch cao.
    + Giá cả của hàng hoá trên TTNH: mua bán thực hiện thông qua tỷ giá hối đoái.
    1.3. Các chủ thể tham gia thị trường
    1.3.1. Ngân hàng thương mại (NHTM): Các NHTM tham gia thị trường với hai động cơ chủ yếu: Một là vì đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng; hai là vì quyền lợi của mình, NHTM dùng ngân quỹ của mình để mua bán ngoại tệ tìm kiếm chênh lệch giá, tạo lợi nhuận.
    1.3.2. Ngân hàng Trung ương (NHTW): NHTW với tư cách là cơ quan quản lý vĩ mô, không vì mục tiêu lợi nhuận. Mục tiêu chủ yếu là bình ổn tỷ giá hối đoái, nhằm điều hành thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
    1.3.3. Nhà môi giới: Các nhà môi giới là cầu nối giữa cung cầu ngoại tệ. Do tiếp cận thường xuyên với các chủ thể khác trên thị trường nên họ có được thông tin cập nhật giúp cho sự gặp gỡ giữa cung và cầu nhanh chóng, thuận tiện hơn và từ đó thị trường hoạt động có hiệu quả hơn.
    1.3.4. Doanh nghiệp, cá nhân: Thành phần này khi tham gia thị trường nhằm mua bán ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Sử dụng các công cụ: forward, future, swap để hạn chế rủi ro hối đoái.
    1.4. Tỷ giá hối đoái (TGHĐ)
    1.4.1. Khái niệm: TGHĐ là tương quan giá trị trao đổi giữa hai đồng tiền. Hay nói cách khác, TGHĐ là giá cả của đồng tiền quốc gia này được biểu hiện ở một đồng tiền khác. Ở nước ta đó là tương quan giá trị trao đổi giữa VND và các đồng tiền khác.
    1.4.2. Phương pháp biểu hiện tỷ giá: trên thế giới có hai phương pháp yết giá:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...