Tài liệu Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại TP.HCM từ 2005 đến nay

Thảo luận trong 'Ngoại Thương - Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại TP.HCM từ 2005 đến nay

    Lời Mở Đầu
    Giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa thể thao là những hoạt động có vị trí quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước. Các lĩnh vực này không tạo ra hàng hóa thông thường cho nền kinh tế mà sản phẩm của chúng là hàng hóa đặc biệt: hàng hóa công. Để đo lường mức độ tăng trưởng, mức độ văn minh của một nền kinh tế, đa số các nước xem xét cách thức cung cấp hàng hóa công, tŕnh độ, số lượng, chất lượng hàng hóa công. Chính v́ thế Nhà Nước rất quan tâm tạo cơ chế, đầu tư, cung cấp nguồn vốn cho các lĩnh vực sự nghiệp (giáo dục, y tế ). Đầu tư cho phát triển con người được nhiều nước coi là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xă hội một cách lâu dài. Vấn đề đặt ra đó là phải xem xét đến tính hợp lư, hiệu quả khi huy động và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho các hoạt động này.
    Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường th́ việc t́m ra một cơ chế mới cho phép nâng cao hiệu quả quản lư tài chính đối với khu vực sự nghiệp là hết sức cần thiết. Cải cách cơ chế quản lư tài chính theo hướng giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp đă góp phần quản lư thống nhất các nguồn thu, thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại TP.HCM từ 2005 đến nay” nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lư tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập, góp phần vào công cuộc cải cách tài chính công, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Kết cấu chuyên đề gồm ba chương:
    Chương 1: Đơn vị sự nghiệp công lập và quản lư tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập
    Chương 2: Cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập tại TP.HCM từ 2005 đến nay
    Chương 3: Những kiến nghị góp phần nâng cao công tác quản lư tài chính và t́nh h́nh thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập tại TP.HCM
    Trong quá tŕnh thực tập và nghiên cứu đề tài được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Huyền cùng các thầy cô trong bộ môn tài chính công và sự tận t́nh giúp đỡ của cán bộ, công chức ở Sở Tài Chính TP.HCM đă tạo điều kiện cho em nghiên cứu đề tài này.
    Em xin chân thành cảm ơn.























    Chương 1: Đơn vị sự nghiệp công lập và quản lư tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập

    1.1 Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ công
    1.1.1 Khái niệm dịch vụ công
    Theo từ điển Le Petit Larousse: “Dịch vụ công là hoạt động v́ lợi ích chung, do một cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm”. Định nghĩa này đưa ra cách hiểu chung về dịch vụ công, song ở đây không có sự phân biệt giữa Nhà nước và tư nhân trong việc cung ứng dịch vụ công, do đó không làm rơ được tính chất “công” của dịch vụ này
    Theo Jean-Philippe Brouant và Jacque Ziller: “Một dịch vụ công thường được định nghĩa như một hoạt động do ngành tài chính đảm nhiệm để thỏa măn một nhu cầu về lợi ích chung”. Các tác giả này phân tích rằng, ban đầu chỉ có ngành hành chính đảm trách các dịch vụ công. Nhưng các nhiệm vụ về lợi ích chung ngày càng nhiều gấp nội đă dẫn tới việc một số tư nhân cũng tham gia và việc cung ứng các dịch vụ này. Yếu tố về tổ chức (người trực tiếp cung ứng dịch vụ công) không c̣n là yếu tố quyết định để biết xem một dịch vụ có phải là dịch vụ công hay không. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra không phải ai là người trực tiếp cung ứng một dịch vụ phục vụ lợi ích chung, mà là ở chỗ ai chịu trách nhiệm cuối cùng về việc cung ứng dịch vụ này cho xă hội. Từ đó, các tác giả cho rằng, “một hoạt động lợi ích chung được một pháp nhân công quyền đảm nhiệm được coi là một dịch vụ công” , “đảm nhiệm” ở đây được hiểu như trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cung ứng dịch vụ công. Như vậy, một hoạt động v́ lợi ích chung do một tư nhân đảm trách không được xem là một dịch vụ công, trừ phi có sự tác động của Nhà nước đến việc cung ứng dịch vụ đó.
    Trong trường hợp này, ngành hành chính luôn giữ quyền cũng như nghĩa vụ kiểm tra và theo dơi. Trên thực tế, không có các tiêu chí pháp lư cố định để xác định trong số các hoạt động v́ lợi ích chung, hoạt động nào có tính chất dịch vụ công. Theo các tác giả, có thể đưa ra các tiêu chí như sau:
    - Các quy tắc không thuộc phạm vi luật tư
    - Thể hiện đặc quyền về quyền lực của Nhà nước (quyền trưng dụng, quyền đánh thuế )
    - Các điều kiện lập dịch vụ công
    - Pháp nhân kiểm tra tiến tŕnh dịch vụ
    Theo tác giả Borgeat, Dussault và Ouellet, Nhà nước thực hiện cung ứng dịch vụ công dưới 2 phương thức hoạt động cơ bản.
    Thứ nhất, Nhà nước – quyền lực công. Hoạt động của Nhà nước theo phương thức này xuất phát từ việc Nhà nước với tư cách là một pháp nhân xă hội, có trách nhiệm thiết lập một trật tự hợp pháp trong xă hội. Các hoạt động này được gọi là “dịch vụ công” và tuân thủ lô-gíc chính trị. Các cơ quan hành chính có trách nhiệm thực thi các hoạt động này
    Thứ hai, Nhà nước – chủ doanh nghiệp. Ở đây, Nhà nước nhân danh và v́ lợi ích của xă hội, nhưng với danh nghĩa một chủ thể giống như các chủ thể khác trong xă hội, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật chung. Là chủ thể kinh tế, Nhà nước – chủ doanh nghiệp quan tâm đến của cải vật chất và dịch vụ để phục vụ nhu cầu sử dụng của bản thân Nhà nước hoặc để phân phát cho các khách hàng khác. Các hoạt động theo phương thức này vô cùng phong phú và đương nhiên buộc phải gắn với lô-gíc kinh tế và lợi nhuận. Tuy nhiên, ngay trong lĩnh vực này, các hàng hóa và dịch vụ được Nhà nước cung ứng cũng mang tính chất dịch vụ công. Các cơ quan thực thi các hoạt động theo phương thức này nằm ở vị trí trung gian giữa các đơn vị hành chính và doanh nghiệp tư nhân, với các hoạt động khi th́ gần với đơn vị hành chính, khi th́ giống với doanh nghiệp tư nhân.
    Theo GS.Jim Armstrong, các dịch vụ công mà Chính phủ cung ứng bao gồm:
    - Chính sách, pháp luật, hoạt động liên Chính phủ; an ninh quốc gia, duy tŕ các thể chế dân chủ cơ bản
    - Các hoạt động lập quy thi hành pháp luật
    - Các hoạt động kết cấu hạ tầng (bao gồm kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xă hội)
    - Cung ứng phúc lợi xă hội
    - Cung cấp thông tin tư vấn
    Như vậy, chủ thể cung ứng dịch vụ công ở đây là Chính phủ hay các cơ quan trực thuộc Chính phủ (cơ quan hành chính nhà nước các cấp). Các dịch vụ công ở đây bao gồm: các hoạt động có tính chất chính trị mà Chính phủ tiến hành nhằm thiết lập trật tự xă hội theo pháp luật và những hoạt động cung ứng cho xă hội những hàng hóa và dịch vụ phục vụ các nhu cầu chung, thiết yếu của người dân
    Hiện nay, khái niệm cũng như nội hàm của thuật ngữ dịch vụ công ở nước ta vẫn c̣n nhiều ư kiến khác nhau. Tuy nhiên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đă quy định vấn đề dịch vụ công trong chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước, như Luật Tổ chức Chính phủ 2001, Điều 8 ghi các nhiệm vụ của Chính phủ mục 4 viết “Thống nhất quản lư việc xây dựng, phát triển kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công ”; hoặc Điều 22 viết “Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lư nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lư nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực ”.
    Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ quy định tại Điều 9 về quản lư nhà nước các tổ chức thực hiện dịch vụ công thuộc ngành lĩnh vực.
    Vậy có thể hiểu một cách khái quát Dịch vụ công là những dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm, phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân không v́ mục tiêu lợi nhuận.
    Phân loại dịch vụ công
    Xuất phát từ cơ sở nhận thức như trên, căn cứ vào điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể tạm chia dịch vụ công ở nước ta hiện nay thành các loại sau:
    - Thứ nhất, những dịch vụ sự nghiệp công (có người gọi là hoạt động sự nghiệp công), phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho xă hội, quyền và lợi ích công dân. Nhà nước trực tiếp (thông qua) các tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc uỷ quyền cho các tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện, cụ thể như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học, bảo hiểm an sinh xă hội, pḥng cháy chữa cháy, băo lụt, thiên tai, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lư cho người nghèo
    - Thứ hai, những hoạt động mang tính dịch vụ công ích, đây là các hoạt động có một phần mang tính chất kinh tế, hàng hoá như cung cấp điện, cấp nước sạch, giao thông công cộng đô thị, viễn thông, vệ sinh môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng, vận tải công cộng, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến diêm .
    - Bên cạnh đó, hiện nay c̣n có luồng ư kiến cho rằng có loại thứ ba của dịch vụ công, đó là dịch vụ hành chính công. Loại này liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước, cụ thể như các hoạt động thẩm định hồ sơ, kư phê duyệt, tổ chức cho đăng kư, cấp giấy chứng nhận đăng kư kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép khai thác khoáng sản, trật tự an toàn xă hội, hải quan, chứng thực .
    Xin lưu ư rằng, mặc dù có sự phân định thành bao nhiêu loại dịch vụ công đi chăng nữa th́ vẫn đều có một điểm chung cơ bản đó là Nhà nước là người có trách nhiệm đến cùng trước xă hội, công dân đối với chất lượng, cũng như quy định khung giá cả (phí, lệ phí) cung cấp các loại h́nh của dịch vụ công.
     
Đang tải...