Tiểu Luận Cơ chế truyền dẫn tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ chế truyền dẫn tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng

    1. Lời mở đầu

    Về mặt lý thuyết kinh tế, chính sách tiền tệ được xem là một công cụ chính sách quan trọng nhằm tác động đến nền kinh tế để đạt được các mục tiêu như ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát giá cả. Tác động của chính sách tiền tệ luôn được thể hiện rõ nét và có uy lực tới nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng so với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác trong suốt quá trình vận hành của nền kinh tế, đặc biệt là trong ngắn hạn, thông qua các chỉ tiêu tiền tệ như: cung tiền M2, tín dụng, lãi suất và tỷ giá hối đoái, mà mục tiêu cuối cùng của công tác điều hành chính sách tiền tệ là tác động đến thị trường tiền tệ, hoạt động kinh tế và mức giá cả trong nền kinh tế.

    Vì vậy, để có một chính sách tiền tệ phù hợp, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có một sự hiểu biết rõ ràng về cơ chế truyền dẫn tiền tệ và tầm quan trọng của các kênh truyền dẫn khác nhau như tín dụng, lãi suất và tỷ giá hối đoái . và ảnh hưởng của các kênh truyền dẫn này đến các khu vực của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất. Kuttner và Mosser (2002) và Clinton và Engert (2000) đã chỉ ra rằng, hiệu quả của chính sách tiền tệ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của các nhà hoạch định chính sách có thể đánh giá chính xác về thời điểm và hiệu quả của việc điều hành chính sách tiền tệ thông qua các kênh truyền dẫn sẽ tác động như thế nào tới hoạt động kinh tế và kiểm soát giá cả.

    Kể từ sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, Việt Nam cùng với các nước trong khu vực đã tiến hành những thay đổi mạnh mẽ trong việc thực hiện của chính sách tiền tệ và lựa chọn các cơ chế điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với đặc điểm, quy mô của nền kinh tế cũng như phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế. Một số nước đã lựa chọn cơ chế điều hành chính sách tiền tệ được đặc trưng bởi mức độ tự chủ cao trong việc điều hành chính sách tiền tệ hay việc lựa chọn các chế độ tỷ giá và mức độ tự do dòng vốn quốc tế với mục tiêu chính là hướng tới một thị trường tiền tệ ổn định và minh bạch, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định giá cả hàng hóa trong nước. Để có thể điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả và đảm bảo đạt được các mục tiêu vĩ mô đề ra cũng như đánh giá các tác động bên trong và bên ngoài nền kinh tế đem lại, Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) nhiều nước đã tiến hành phân tích và đánh giá cơ chế truyền dẫn tiền tệ của nước mình thông qua các nghiên cứu định lượng để từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ cũng như các giải pháp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực hoặc tận dụng các cơ hội trong quá trình hội nhập và tự do hóa thị trường tài chính. Đối với Việt Nam, việc phân tích và đánh giá cơ chế truyền dẫn tiền tệ đã được đề cập đến tại một số các nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy nhiên, việc tiếp cận phân tích định lượng vẫn còn hạn chế trong nhiều nghiên cứu.

    Do vậy, bài viết này sử dụng phương pháp mô hình cấu trúc tự hồi quy véc tơ (SVAR) để mô hình hóa khuôn khổ chính sách tiền tệ của một nền kinh tế thị trường với độ mở lớn như Việt Nam trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997. Các phương pháp SVAR được xem là linh hoạt vì nó có thể chứa nhiều mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô dựa trên lý thuyết kinh tế và lần lượt cho phép chúng ta xác định được những cú sốc (shock) tiền tệ trực giao. Trong mô hình này, tác giả thiết lập các điều kiện cần thiết để tìm ra những cú shock tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam, sau đó đánh giá hiệu quả tác động của chính sách tiền tệ và các kênh truyền dẫn khác nhau đến giá cả hàng hóa và các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong nước dựa trên cặp số liệu thu thập từ Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu thống kê tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS-IMF) từ năm 1998 - 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...