Luận Văn Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong nền KTTT



    MỞ ĐẦU


    Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam, cải cách các chính sách kinh tế đã có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng và cấu trúc lại nền kinh tế. Sự kết hợp giữa các biện pháp ổn định hoá kinh tế và các biện pháp tự do hoá, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ Trung ương đối với các hoạt động kinh tế dựa trên thước đo của thị trường, thực hiện chính sách mở cửa trong quan hệ kinh tế quốc tế đã tạo nên những chuyển biến rõ nét về tốc độ tăng trưởng kinh tế và ổn ddịnh môi trường kinh tế vĩ mô. Cùng với các chính sách cải cách đó, hoạt động của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể.
    Tuy nhiên, triển vọng phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới ở Việt Nam có lẽ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản mà nội dung của nó có liên quan đến chính sự tiếp tục quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Vấn đề nổi bật trong số đó là xác định vai trò hợp lý của nhà nước trong nề kinh tế. Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thị trường, Việt Nam đang mong muốn tìm kiếm cho mình một nền kinh tế mà trong đó có sử dụng được các tác dụng tích cực và hạn chế những khiếm khuyết của cả hai yếu tố thị trường và sự can thiệp của nhà nước với hai mặt tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.
    Do hạn chế về mặt kiến thức, chắc chắn bài viết sẽ còn nhiều sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè.
    Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo và giảng dạy tận tâm của thầy cô giáo.





    NỘI DUNG

    1. KHÁI NIỆM CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG, CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
    Những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta bước từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế mở cửa thì cũng là lúc chúng ta làm quen và sử dụng khái niệm về thị trường. Thị trường được hiểu theo nghĩa hẹp đó là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Nhưng để hiểu theo nghĩa rộng hơn thì thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của quy luật sản xuất và lưu thông hàng hoá và tổng hợp các quan hệ lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ.
    Cơ chế thị trường là guồng máy hoạt động của nền kinh tế hàng hoá, cơ chế thị trường tự diều tiết quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá theo những yêu cầu khách quan của các quy luật của kinh tế vốn có của nó như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ. Có thể nói cơ chế thị trường là tổng thể hữu cơ giữa các nhân tố kinh tế: cung cầu, giá cả trong đó người sản xuất và người tiêu dùng tác động lẫn nhau thông qua thị trường để xác định được ba vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì? như thế nào? và cho ai?
    1.1 Những mặt ưu của thị trường và cơ chế thị trường
    Thừa nhận công dụng xã hội của sản phẩm và lao động chi phí sản suất ra nó. Do đó nó kích thích những người sản xuất trao đổi hàng hoá giảm chi phí sản xuất và lưu thông cải tiến chất lượng, quy cách, mẫu mã, hình thức cho phù hợp nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Sản xuất hàng hoá là việc riêng của từng người có tính độc lập đối với người sản xuất khác. Nhưng hàng hoá của họ có đáp ứng nhu cầu xã hội về chất lượng, hình thức thị hiếu người tiêu dùng không? Chỉ trên thị trường và thông qua thị trường các vấn đề trên mới được khẳng định và có lời giải đáp. Ngoài chức năng là nơi kiểm nghiệm sự chấp nhận của người tiêu dùng, thì thị trường còn có chức năng là đóng vai trò như một đòn bẩy, nó kích thích và hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Trên thị trường mọi hàng hoá đều mua bán theo giá cả thị trường. Cho nên người sản xuất luôn tìm cách hạ giá thành sản xuất ít hơn giá cả thị trường, không những không giảm mà còn tăng chất lượng sản phẩm. Điều này tạo kiều kiện cho người sản xuất có một thế mạnh trên thị trường và làm ăn có lãi. Dẫn đến làm phát triển sự tiến bộ xã hội. Cạnh tranh cung- cầu làm cho giá cả thị trường biến đổi thông qua sự biến đổi đó thị trường có tác dụng kích thích hoặc hạn chế sản xuất đối với người sản xuất, kích thích hoặc hạn chế tiêu dùng đối với người tiêu dùng. Ngoài ra thị trường còn cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường cho biết những biến động về nhu cầu xã hội, số lượng, giá cả, cơ cấu và xu hướng thay đổi của nhu cầu các loại hàng hoá dịch vụ, đó là những thông tin cực kỳ quan trọng đối với người sản xuất hàng hoá, giúp họ điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với thông tin của thị trường.
    Cơ chế thị trường hoạt động theo các quy luật của nền kinh tế thị trường. Đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ .Thông qua các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá cơ chế thị trường với sự dẫn dắt của giá cả đã có tác dụng trực tiếp điều tiết sản xuất tiêu dùng và đầu tư . Chính bàn tay vô hình này làm cho cơ cấu sản xuất, cơ cấu hàng hoá phù hợp với khối lượng và chất lượng nhu cầu. Sameison đã nói rằng "cơ chế thị trường là một cơ chế tinh vi phối hợp một cách không tự giác, nhân dân và doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả và thị trường. Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của Đảng trên các cá nhân khác nhau. Không có bộ não trung tâm mà nó vẫn giải quyết được bài toán mà máy vi tính lớn nhất ngày nay không thể giải nổi". Cơ chế thị trường tự động kích thích sự phát triển sản xuất với người tiêu dùng. Cơ chế thị trường đã đặt người tiêu dùng lên hàng đầu "khách hàng là thượng đế".
    Như vậy nền kinh tế thị trường có khả năng tập hợp được hành động trí tuệ và tài lực của hàng triệu con người và hướng tới lợi ích chung của xã hội đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất. Các nhà kinh tế đã khẳng định rằng: cơ chế thị trường đã tạo ra những thành tựu to lớn nhất mà từ trước đến nay chưa một nền kinh tế nào đạt tới được.
    Cơ chế thị trường giải quyết tốt ba vấn đề cơ bản của nền sản xuất đó là sản xuất ra cái gì? Như thế nào? Cho ai? thông qua lợi nhuận. Đây là điều mà các cơ chế kinh tế trước đây không thể giải quyết nổi hoặc giải quyết được nhưng còn nhiều vướng mắc.
    1.2 Những khuyết tật của cơ chế thị trường
    Bên cạnh những vấn đề ưu điểm thì nền kinh tế thị trường không tránh khỏi những hạn chế của nó. Sameison đã nói rằng "sau khi tìm hiểu về bàn tay vô hình chúng ta không nên quá tin, say mê vẻ đạp của cơ chế thị trường coi đó là hiện thân của sự hoàn hảo là tinh tuý của sự hài hoà, của đấng cao siêu, nằm ngoài tầm tay con người". Cũng như báo cáo của ban chấp hành Trung ương tại đại hội VII nêu rõ "sẽ sai lầm nếu cho rằng nền kinh tế thị trường sẽ là liều thuốc vạn năng. Cùng với sự kích thích của sản xuất phát triển, kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi làm nảy sinh và phát triển nhiều loại tiêu cực của xã hội. Thị trường cũng như hiện tượng thai nghén, chưa biết sẽ ra sao. Điều đó có nghĩa là bao hàm cả khả năng thất bại". Mặt khác cơ chế thị trường không bảo đảm được việc tạo ra một cơ cấu sản phẩm tối ưu phù hợp với yêu cầu xã hội. Do chạy theo lợi nhuận nên nhà sản xuất có thể gây nên những tác động tiêu cực cho xã hội như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, phân hoá giàu nghèo mà toàn xã hội phải gánh chịu.
    Thị trường và cơ chế thị trường có những khuyết tật nhất định và cụ thể. Do tính tự phát dẫn tới sự hỗn độn trong nền kinh tế. Mặt khác nó kích thích lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ, nhưng lại xem nhẹ lợi ích xã hội lợi ích tập thể. Nó chỉ phản ánh những nhu cầu trước mắt mà không vạch ra nhu cầu tương lai. Những chỉ số kinh tế như giá cả lợi nhuận thường xuyên biến động làm cho người sản xuất và lưu thông hàng hoá khó định hướng, thường bị động đối phó, nhiều lúc gây ra sự lãng phí lao động xã hội.
    Nhận thức được những đặc điểm đó nhà nước có thể sử dụng lực lượng dự trữ về kinh tế và những chính sách phù hợp như kế hoạch, thuế, hợp đồng kinh tế để cùng với thị trường điều khiển sự hoạt động của nền kinh tế theo định hướng và mục tiêu xác định.
    Trước đây ta đã phân tích những mặt tích cực những chức năng to lớn của nền kinh tế thị trường đêm lại. Nước ta là một nước đang yếu kém về mặt quản lý cũng như nền kinh tế nên chúng ta không thể không áp dụng nền kinh tế thị trường được. Tuy rằng chúng ta đi lên theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản, nhưng chúng ta không phải bỏ mọi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mà chúng ta bỏ qua kinh tế hàng hoá hay kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải áp dụng như thế nào để không hạn chế những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường và khai thác triệt để nó. Mà phải loại trừ những mặt trái, mặt tiêu cực của nó. Để loại bỏ được những khuyết tật của nền kinh tế thị trường thì không có cách nào khác đó là phaỉ có sự quản lý điều tiết của nhà nước. Sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường không phải chỉ là để loại bỏ những khuyết tật của nó mà còn là sự định hướng phát triển của nó đi đúng với đường lối mà nhà nước ta đề ra.
    1.3 Sự cần thiết của nhà nước trong sự quản lý thị trường
    Sự phát triển không ngừng của lực lướngản xuất, sự lao động thường xuyên của các nhân tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị làm cho các quan hệ tỉ lệ đó luôn luôn biến động. Theo quan hệ tỷ lệ đó, cơ chế phù hợp với yêu cầu khác quan của các quy luật vận động phát triển kinh tế, xã hội và tạo điều kiện cho nền kinh tế đó có thể tăng trưởng và ngược lại các quan hệ tỷ lệ đó có thể không hợp và làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, yếu kém. Đặc biệt là khi các quan hệ kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển thì các hoạt động kinh tế trong và ngoài nước tác động lẫn nhau, các nguồn lực bên trong và bên ngoài có thể di chuyển phù hợp hay không phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế trong nước, quy mô và cơ cấu kinh tế có thể dịch chuyển theo hướng tiến bộ hợp lý tối ưu hay lạc hậu, què quặt, mất cân đối và nền kinh tế của mỗi quốc gia ở và vị trí phụ thuộc hay là một khâu cần thiết của hệ thống phân công lao động quốc tế.
     
Đang tải...