Thạc Sĩ Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 25/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Như một xu hướng tất yếu của nền kinh tế mở và hiện đại, ngành Ngân hàng dần trở thành một trong những yếu tố then chốt trong việc xây dựng một kinh tế phát triển và bền vững, bên cạnh việc là công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế thông qua các chính sách tiền tệ, ngành ngân hàng ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình, ảnh hưởng của mình đến nền kinh tế. Việc xây dựng và quản lý một hệ thống ngân hàng lành mạnh, phát triển và bền vững luôn là một trong những quan tâm hàng đầu của Chính phủ. Tuy nhiên để xây dựng được một ngành ngân hàng mà sự bền vững và phát triển của nó đảm bảo song hành cùng nền kinh tế chung, việc cần thiết là phải xây dựng từng “ tế bào” nhỏ , từng “mắt xích” nhỏ, đó chính là sự lành mạnh, bền vững và phát triển của các NHTM tại Việt Nam. Đã không còn cái thời mà các ngân hàng ào ạt thành lập, rồi ào ạt phá sản. Việc thành lập ngân hàng tại Việt Nam ngày này đòi hỏi một sự khắc khe hơn, thận trong hơn. Nền kinh tế mở của Việt Nam để tiến dần đến một nền kinh tế thị trường cạnh trạnh hoàn hảo, các Ngân hàng Việt Nam phải dần đối mặt với những thách thức vô cùng lớn đó là sự cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài dần chiếm lĩnh các thị phần Việt Nam theo cơ chế dần mở của nền kinh tế. Trước khi “cuộc chiến” về sự cạnh tranh công bằng trong lộ trình gia nhập WTO bắt đầu, các Ngân hàng Thương Mại phải tự “cứu” lấy mình để tồn tại và phát triển trước khi bị chính quy luật cạnh tranh khốc liệt đó đào thải. Các NHTM cần phải thay đổi, điều chỉnh các cơ chế quản lý cũ, lạc hậu để thay dần vào đấy các cơ chế hiện đại phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế. Một ngân hàng được quản lý tốt, sự đồng bộ, thống nhất và không mâu thuẫn là một trong những yếu tố đầu tiên được xem xét trong việc quản lý. Việc tập trung quản lý cho các NHTM thêm một cơ hội tăng khả năng sinh lời tối đa và giảm thiểu các rủi ro đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Quản lý tài sản nợ - tài sản có là một trong những phương pháp giúp định hình các quyết định mang tính phối hợp và tổng hợp. Quản lý tài sản nợ - tài sản có hiệu quả không những giúp các NHTM chống lại những biến động của những rủi ro tiềm ẩn từ các biến động lãi suất, tỷ giá .mà còn giúp các NHTM tối ưu hoá hoặc ít tổn thất nhất mức lợi nhuận kỳ vọng cũng như giảm thiểu nhất những tổn thất hoặc tổn thất ở mức không ngoài dự kiến.

    Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những NHTM có năng lực hoạt động và thương hiệu mạnh trên thị trường Tài Chính - Ngân Hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên việc quản lý vốn theo cơ chế cũ làm ngân hàng đứng trước một thách thức lớn là khả năng sinh lời ngày càng giảm, chi phí vốn ngày càng tăng, quản lý không đồng bộ thống nhất sẽ là một trở ngại trong việc tồn tại và phát triển xa hơn. Vì thế tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu về Cơ chế quản lý vốn tập trung, từ đó đưa ra các đề xuất ứng dụng cơ chế này cho mô hình quản lý vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.

    Mục đích nghiên cứu:

    Tổng hợp một số các cơ sở lý luận về quản trị vốn của các NHTM làm cơ sở lý thuyết nghiên cứu cơ chế quản lý vốn của Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam. Từ đó rút ra những tồn tại bất cập qua thực tiễn quản lý vốn hiện tại, so sánh hiệu quả và thành tựu đáng kể trong cơ chế quản lý vốn đề xuất, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm chuyển đổi hợp lý từ cơ chế quản lý vốn cũ sang cơ chế quản lý vốn mới

    Phương pháp nghiên cứu:

    Phương pháp thống kê: Áp dụng một số phương pháp toán học nhằm xác định các tiêu chí liên quan đến quản lý vốn khi áp dụng mô hình quản lý vốn tập trung, đồng thời tính toán thu nhập, chi phí . liên quan

    Phương pháp mô tả : Trình bày đặc điểm của từng cơ chế quản lý vốn. Trên cơ sở đó, so sánh hiệu quả vận dụng 2 cơ chế cũ và mới

    Kết cấu đề tài nghiên cứu:

    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý tài sản nợ - tài sản có tại NHTM. Chương này trình cơ sở quản lý TSN -TSC tại các NHTM, khẳng định tầm quan trong của TSN - TSC đối với công tác quản lý vốn chung của các NHTM.

    Chương 2: Thực trạng quản lý tài sản nợ - tài sản có tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam. Chương này trình bày cơ chế quản lý vốn hiện tại của EIB, từ đó nêu ra các bất cập cần điều chỉnh và chuyển đổi sang cơ chế phù hợp, cải thiện nhưng bất cập, nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại EIB

    Chương 3: Giải pháp chuyển đổi cơ chế quản lý vốn theo mô hình hiện đại tại Ngân hàng TMCp XNK Việt Nam Trên cơ sơ so sánh hiệu quả quản lý của 2 cơ chế quản lý vốn cũ và mới, đề xuất việc chuyển đổi cơ chế quản lý vốn tại EIB
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...