Thạc Sĩ Cơ chế quản lý vốn tập chung tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước, được thành lập từ ngày 26/4/1957 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng kiến thiết Việt Nam.
    Là doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty Mẹ - công ty con, các chi nhánh (công ty con) của BIDV được hạch toán độc lập, được độc lập triển khai các chiến lược cụ thể nhằm hoàn thành chỉ tiêu được giao. Vì thế, các chi nhánh có thể cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với cả công ty mẹ. Các chi nhánh gia tăng lãi suất huy động vốn, hạ thấp lãi suất cho vay, giảm chi phí cung cấp dịch vụ bằng mọi giá để thu hút khách hàng bất chấp sự gia tăng của chi phí huy động vốn, sự giảm sút thu nhập. Điều này dẫn đến sự không công bằng trong việc xác định phần đóng góp của công ty con vào thu nhập chung và việc phân bổ chi phí của công ty mẹ cho các công ty con.
    Thực hiện chủ trương tái cơ cấu lại hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời chuẩn bị từng bước cho kế hoạch hình thành các tập đoàn tài chính qui mô lớn trong tương lai, một trong những vấn đề BIDV cần phải thực hiện chính là công tác quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, quản lý vốn, mà trọng tâm là giải quyết công tác điều hành vốn nội bộ trong ngân hàng. Nhận thức được vấn đề này, ngày 13/01/07, BIDV đã chính thức triển khai Cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP) trong toàn hệ thống. Cơ chế Quản lý vốn tập trung mới sẽ chuyển cơ chế quản lý vốn nội bộ hiện nay của BIDV từ cơ chế “vay-gửi” sang cơ chế “mua-bán” vốn. Qua đó áp dụng một giá điều chuyển vốn nội bộ thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong cùng một ngân hàng, làm cơ sở xác định thu nhập và chi phí chính xác cho từng chi nhánh và quan trọng là quản lý được các rủi ro trong công tác quản lý vốn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản.
    Hiện nay, không chỉ có BIDV là ngân hàng duy nhất áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, nhưng là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên áp dụng cơ chế này và có thực tiển chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới, vì thế tôi đã quyết định chọn mô hình ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung của BIDV làm đề tài nghiên cứu này.

    Mục đích nghiên cứu:

    Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị vốn của các ngân hàng thương mại làm cơ sở để nghiên cứu quá trình triển khai và ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ đó rút ra những thành tựu và tồn tại qua thực tiễn ứng dụng; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế này tại BIDV. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp mô tả: Trình bày tình hình thực hiện Cơ chế quản lý vốn tập trung

    tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trên cơ sở đó, so sánh hiệu quả

    vận dụng 2 cơ chế cũ và mới.

    - Phương pháp thống kê: sử dụng các phương pháp toán học xác định cách tính toán thu nhập, chi phí và các tiêu chí khác khi áp dụng mô hình Cơ chế Quản lý vốn tập trung
    Kết cấu đề tài nghiên cứu: Kết cấu đề tài gồm có 3 chương

     Chương 1: Tổng quan về Quản trị tài sản Có, tài sản Nợ và Cơ chế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng thương mại. Chương này được trình bày trên cơ sở lý thuyết có liên hệ thực tiễn ứng dụng, triển khai tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

     Chương 2: Phân tích tình hình thực hiện Cơ chế quản lý vốn tập trung từ đó, đánh giá quá trình thực hiện Cơ chế quản lý vốn này tại Ngân hàng Đầu tư và
    phát triển Việt Nam.

     Chương 3: Trên cơ sở định hướng phát triển và Quan điểm hoàn thiện Cơ chế

    quản lý vốn tập trung của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, nội dung Chương 3 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...