Tài liệu Cơ chế quản lý và điều hành giá ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Cao Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

    a) Trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta còn ở giai đoạn sơ khai.


    Đó là do các nguyên nhân sau:

    - Cơ sở vật chất kỹ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực, một số cơ sở kinh tế đã được trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, trong nhiều ngành kinh tế, máy móc cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Theo UNDP, Việt Nam đang ở trình độ công nghệ lạc hậu 2/7 của thế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế hệ (có lĩnh vực 4-5 thế hệ). Lao động thủ công vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động xã hội. Do đó, năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất của nước ta còn rất thấp so với khu vực và thế giới, năng suất lao động ở Việt Nam hiện nay chỉ bằng khoảng 30% mức trung bình của thế giới.

    - Kết cấu hạ tầng như; đường giao thông, hệ thống thông tin . còn lạc hậu kém phát triển (Mật độ đường giao thông/km bằng 1% với mức trung bình của thế giới). Hệ thống giao thông kém phát triển làm cho các địa phương, các vùng còn tách biệt nhau, nhiều tiềm năng thế mạnh của địa phương chưa khai thác hết, các địa phương không thể chuyên môn hoá sản xuất để phát huy thế mạnh.

    - Phân công lao động kém phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Nền kinh tế nước ta chưa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ. Nông nghiệp vẫn sử dụng khoảng 70% lực lượng lao động, nhưng chỉ sản xuất chiếm 26% GDP, các ngành kinh tế công nghệ cao chiếm tỷ trọng thấp.

    - Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong mước, cũng như thị trường ngoài nước còn rất thấp. Do cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, nên năng suất lao động thấp, do đó khối lượng hàng hoá nhỏ bé, chủng loại hàng hoá còn nghèo nàn, chất lượng hàng hoá thấp, giá cả cao, vì thế khả năng cạnh tranh còn yếu.

    b) Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ.


    Do giao thông vận tải chưa phát triển nên chưa lôi cuốn được tất cả các vùng trong nước vào một mạng lưới lưu thông hàng hoá thống nhất.

    Thị trường hàng hoá - dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn nhiều hiện tượng tiêu cực (hàng giả, hàng nhập lậu, hàng nhái nhãn hiệu vẫn làm rối loạn thị trường).

    Thị trường hàng hoá sức lao động mới manh nha, một số trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động mới xuất hiện nhưng đã nảy sinh hiện tượng khủng hoảng. Nét nổi bật của thị trường này là, sức cung về lao động lành nghề nhỏ hơn cầu rất nhiều, trong khi đó cung về sức lao động giản đơn lại vượt quá xa cầu, nhiều người có sức lao động không tìm được việc làm.
    Thị trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều trắc trở, như nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân rất thiếu vốn nhưng không vay được vì vướng mắc thủ tục, trong khi đó nhiều ngân hàng thương mại huy động được tiền gửi mà không thể cho vay để ứ đọng tiền vốn. Thị trường chứng khoán ra đời nhưng cũng chưa có nhiều “hàng hoá” để mua – bán và mới có rất ít doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia thị trường này.

    c) Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường
    , do vậy nền kinh tế nước ta có nhiều loại hình sản xuất hàng bán cùng tồn tại, đan xen nhau, trong đó sản xuất hàng hoá nhỏ phân tán còn phổ biến.

    d) Sự hình thành thị trường trong nước
    gắn với mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới trong hoàn cảnh trình độ phát triển kinh tế – kỹ thuật của nước ta thấp xa so với hầu hết các nước khác.


    Toàn cầu hàng hoá và khu vực hoá về kinh tế đang đặt ra cho chúng ta nhiều thách thức gay gắt. Nhưng nó là xu thế tất yếu, khách quan. Cuối năm 2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO, đây thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Tận dụng ngoại lực để phát huy nội lực, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

    e) Quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội còn yếu. Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa khả thi. Nhiều luật còn có những chồng chéo, chưa cụ thể và phù hợp với điều kiện hiện nay ở nước ta.

    II. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH GIÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.


    Nền kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN ở Việt Nam cũng vận động theo yêu cầu của những qui luật vốn có của kinh tế thị trường như; qui luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật cung – cầu ., giá cả do thị trường quyết định, thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực của nền kính tế. Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta, việc đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý giá hiện nay cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...