Luận Văn Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Tài sản công (TSC) có vai trò rất quan trọng, Nó là nguồn tài sản lớn đảm bảo
    môi trường cho cuộc sống của con người; là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và
    quản lý xã hội; là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tư phát triển, phục vụ công
    nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “TSC là nền tảng, là vốn liếng
    để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm cho dân giàu nước mạnh, để nâng cao
    đời sống nhân dân”. Nhà nước là chủ sở hữu của mọi TSC, song Nhà nước không phải
    là người trực tiếp sử dụng toàn bộ TSC mà TSC được Nhà nước giao cho các cơ quan,
    đơn vị thuộc bộ máy nhà nước v.v . trực tiếp quản lý, sử dụng. Để thực hiện vai trò chủ
    sở hữu TSC của mình, Nhà nước phải thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
    TSC nhằm sử dụng, bảo tồn, phát triển nguồn TSC tiết kiệm, hiệu quả phục vụ cho sự
    nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
    TSC trong khu vực HCSN là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ TSC của đất
    nước, được Nhà nước giao cho các cơ quan hành chính (CQHC), đơn vị sự nghiệp
    (ĐVSN) và tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã
    hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức) trực tiếp quản lý, sử dụng. Để quản lý
    TSC trong khu vực HCSN, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm quản
    lý, khai thác TSC trong khu vực HCSN có hiệu quả, tiết kiệm như: Luật quản lý, sử
    dụng tài sản nhà nuớc, Luật Đất đai, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật
    quản lý tài sản nhà nước, Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 6/3/1998 của CP về quản
    lý tài sản nhà nước v.v. Trong bối cảnh đó, TSC trong khu vực HCSN đã được khai
    thác, sử dụng góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Song hệ thống cơ chế quản lý TSC trong khu vực HCSN còn nhiều bất cập, hạn chế
    chưa thực sự thích ứng với thực tế. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng
    sử dụng TSC trong khu vực HCSN không đúng mục đích, gây lãng phí, thất thoát diễn
    ra phổ biến như: đầu tư xây dựng mới, mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức, sử
    dụng tài sản vào mục đích cá nhân . Đây là vấn đề nóng được mọi người quan tâm,
    nhất là trên diễn đàn Quốc hội. Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý TSC
    5
    trong khu vực HCSN là một yêu cầu cấp bách tạo nền móng vững chắc giải quyết
    những vấn đề bức xúc cơ bản hiện nay.
    TSC trong khu vực HCSN có vai trò rất quan trọng do vậy luôn là vấn đề được xã
    hội hết sức quan tâm. Đến nay, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về việc quản lý TSC
    trong khu vực HCSN dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau nên có nhiều những quan điểm,
    cách đánh giá khác nhau. Đề tài khoa học cấp Bộ “ Chiến lược đổi mới cơ chế quản lý TSC
    giai đoạn 2001-2010” của PGS.TS Nguyễn Văn Xa và đề tài “ Hoàn thiện cơ chế quản lý
    tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp” của TS Phạm Đức Phong đã giải quyết những vấn
    đề cơ bản về TSC trong khu vực HCSN, đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng TSC
    trong khu vực HCSN ở Việt Nam trong những năm vừa qua và đề xuất những giải pháp
    nhằm quản lý, sử dụng TSC trong thời gian tới. Bên cạnh đó, có nhiều công trình nghiên
    cứu, bài báo, luận văn thạc sỹ kinh tế nghiên cứu về TSC trong khu vực HCSN. Song hiện
    nay, chưa có công trình khoa học nào tập trung nghiên cứu về cơ chế quản lý TSC trong
    khu vực HCSN một cách đầy đủ, toàn diện.
    Xuất phát từ những lý do trên, NCS chọn đề tài “Cơ chế quản lý tài sản công
    trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam” làm đề tài Luận án của mình. Luận
    án kế thừa, phát triển những lý luận và thực tiễn của các công trình khoa học đã
    nêu trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...