Chuyên Đề Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Thực trạng và giải phá

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp
    LỜI MỞ ĐẦU


    Với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và đến năm 2020 “ Cơ bản trở thành một nước công nghệ hiện đại”, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục- đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”.
    Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong những năm qua không ngừng tăng lên đã giúp cho giáo dục đào tạo đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đầu tư tăng nhưng việc thực thi chưa hiệu quả, công tác quản lý chưa chặt chẽ, hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu, phương pháp giáo dục còn lạc hậu do chậm đổi mới, đội ngũ giáo viên vừa thừa vừa thiếu, trình độ chuyên môn chưa đồng bộ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và lạc hậu, .
    Từ thực tiễn ấy thi bên cạnh nỗ lực tăng đầu tư NSNN cho giáo dục và đào tạo, việc không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo là hết sức quan trọng.
    Chuyên đề “Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” phân tích cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tại Việt Nam hiện nay, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế đồng thời cũng đưa ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, chuyên đề đã chỉ ra sự cần thiết cũng như đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục.



    Chuyên đề được trình bày thành 3 chương.
    Chương 1: Giáo dục đào tạo và cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo.
    Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo tại Việt Nam
    Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo.





    CHƯƠNG I
    GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    1.1 VAI TRÒ VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
    1.1.1 Vai trò của giáo dục và đào tạo trong nền KTQD
    Giáo dục được quan niệm như một hoạt động đặc thù riêng có ở xã hội loài người với mục đích rõ ràng là duy trì phát triển xã hội loài người như một thực thể có tổ chức- dù chưa còn hoàn thiện như ngày nay.Thực chất đó là quá trình hình thành và nâng cao phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, khả năng học tập nhận thức của con người qua học tập.
    Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển bền vững cũng phải xây dựng và phát triển con người, đặc biệt là trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá, khi kinh tế tri thức đang trở thành một xu thế thời đại.Chất lượng cuộc sống được đánh giá qua các tiêu chí thu nhập, giáo dục, sức khoẻ và dinh dưỡng, mức nghèo khổ, Vì vậy giáo dục là một trong những mục đích phát triển kinh tế.
    Giáo dục được xem là hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế- xã hội, đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia.Nghị quyết trung ương 4 khoá VII nêu rõ: “cùng với khoa học công nghệ, GD-ĐT là quốc sách hàng đầu “ và báo cáo Chính trị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tại Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định : “Phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH- HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.Giáo dục là tiên đề, là yếu tố hàng đầu thuộc năng lực nội sinh, có tầm quan trọng hơn so với các hệ thống yếu tố khác như tài nguyên thiên nhiên, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.Giáo dục là nền tảng phát triển khoa học công nghệ. Có kiến thức mới làm chủ được công nghệ và làm chủ được chính mình không phải phụ thuộc vào bên ngoài. Nâng cao chất lượng giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu nhằm tạo ra những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ xây dựng chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục.
    Giáo dục đào tạo có 3 chức năng chính:
    - Chức năng kinh tế: Thứ nhất, giáo dục là con đường cơ bản nhất để tích luỹ vốn nhân lực- nhân tố quyết định tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đào tạo nên một lớp người mới có năng lực cần thiết để đáp ứng đòi hỏi của nền sản xuất cụ thể.
     
Đang tải...