Tài liệu Cơ chế phát bệnh truyền nhiễm (bệnh cảm nhiễm)

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Cảm nhiễm và phát bệnh
    1. Mầm bệnh (căn bệnh, bệnh nguyên)
    Khác với bệnh không truyền nhiễm, các bệnh truyền nhiễm có một đặc tính chung
    là có tính lây lan và do một loại, hoặc đôi khi một số loại, vi sinh vật gọi là mầm bệnh
    gây nên. Một mầm bệnh là một vi sinh vật đóng vai trò nguyên nhân trực tiếp và không
    thể thiếu của một bệnh truyền nhiễm. Mầm bệnh có nhiều loại và mỗi loại thường gây
    nên bệnh với những đặc điểm riêng, nhưng chúng có điểm chung là tính gây bệnh (hay
    độc tính) đối với ký chủ.
    Vi khuẩn là nhóm lớn vi sinh vật có đặc điểm chung là có nhân nguyên thủy, tức
    nhân chưa có màng nhân và cấu tạo từ một ADN xoắn kép, vòng khép kín, cơ thể thường
    là đơn bào và sinh sản bằng trực phân. Phần lớn vi khuẩn đòi hỏi những điều kiện nhất
    định, chẳng hạn tính kết bám (bám dính) lên tế bào, mới gây được bệnh. Vi khuẩn tác
    động bằng nội độc tố, ngoại độc tố hoặc bằng các cơ chế lý, hóa khác.
    Xoắn khuẩn (bộ Spirochaetales) tuy cũng là một loại vi khuẩn nhưng chúng gây
    ra những bệnh có đặc điểm riêng. Phần lớn bệnh do xoắn khuẩn gây nên là bệnh bại
    huyết, gây sốt định kỳ và xuất hiện định kỳ xoắn khuẩn trong cơ thể, bệnh do xoắn khuẩn
    thường cho miễn dịch không bền
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...