Luận Văn Cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng đồng bằng sông cửu long và tp. hồ chí minh thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
    II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 4
    CHƯƠNG 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL và TP.HCM. 5
    1.1 Tổng quan về cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL – TPHCM 5
    1.1.1 Khái niệm về cơ chế liên kết kinh tế 5
    1.1.2 Thực trạng cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL – TPHCM 6
    1.2 Tính tất yếu của liên kết kinh tế trong phát triển giữa vùng
    ĐBSCL – TP.HCM 8
    1.3. Vai trò của liên kết kinh tế 11
    1.4 Kinh nghiệm xây dựng, và phát triển cơ chế liên kết kinh tế vùng của Trung Quốc từ đó rút ra bài học cho cơ chế liên kết giữa vùng ĐBSCL – TPHCM. 12
    CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIỮA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2000-2010 17
    2.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2000-2010 17
    2.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GDP 17
    2.1.1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP 17
    2.1.1.2. Cơ cấu GDP 17
    2.1.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp 18
    2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 18
    2.1.2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất 19
    2.1.3. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp 20
    2.1.3.1. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 20
    2.1.3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất 20
    2.1.4. Thực trạng phát triển ngành thương mại - dịch vụ 21
    2.1.4.1. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 21
    2.1.4.2. Kim ngạch xuất khẩu 21
    2.1.4.3. Kim ngạch nhập khẩu 22
    2.1.4.4. Hoạt động tài chính - ngân hàng 22
    2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CHẾ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 22
    2.2.1. Thực trạng cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL và TP.HCM 22
    2.2.2. Thực trạng mối quan hệ hợp tác kinh tế - xã hội giữa vùng
    ĐBSCL và TP.HCM 23
    2.2.2.1. Nguyên tắc hợp tác 23
    2.2.2.2. Kết quả thực hiện Chương trình hợp tác 23
    2.2.2.3. Những lĩnh vực hợp tác 23
    2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ - XÃ HỘI GIỮA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 24
    2.3.1. Những thành tựu 24
    2.3.2. Những hạn chế 24
    CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CƠ CHẾ LIÊN KẾT KINH TẾ - XÃ HỘI GIỮA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 26
    3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ VÙNG ĐBSCL TRONG MỐI LIÊN KẾT VỚI TP.HCM ĐẾN NĂM 2020 26
    3.1.1. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp 26
    3.1.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp 27
    3.1.3. Định hướng phát triển ngành thương mại - dịch vụ 29
    3.1.4. Định hướng phát triển ngành giáo dục - đào tạo 34
    3.1.5. Định hướng phát triển ngành y tế 36
    3.1.6. Định hướng phát triển ngành giao thông vận tải 36
    3.2.NỘI DUNG CƠ CHẾ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA VÙNG ĐBSCL
    VÀ TP.HCM 37
    3.2.1. Những nguyên tắc chủ yếu về cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL và TP.HCM 37


    3.2.2. Những nội dung chính về cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng
    ĐBSCL và TP.HCM 38
    3.2.3. Những điều kiện tiền đề để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL và TP.HCM 39
    3.2.3.1. Hình thành một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế vĩ mô 39
    3.2.3.2. Ban hành một số cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô 40
    3.3.NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CƠ CHẾ LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA VÙNG ĐBSCL VÀ TP.HCM 40
    3.3.1. Thúc đẩy phân công phát triển kinh tế giữa vùng ĐBSCL và TP.HCM 40
    3.3.2. Đẩy mạnh nối kết mạng lưới giao thông giữa vùng ĐBSCL và TP.HCM 41
    3.3.3. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực giữa vùng
    ĐBSCL và TP.HCM 41
    3.3.4. Hình thành cơ chế chính sách thu hút nhân tài vùng ĐBSCL 42
    3.3.5. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các địa phương vùng ĐBSCL trong cơ chế liên kết kinh tế với TP.HCM 42
    3.3.6. Đề xuất mô hình, cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL – TP.HCM và công tác tổ chức thực hiện 42
    3.3.6.1 Mô hình liên kết kinh tế vùng ĐBSCL – TP.HCM 42
    3.4. NHỮNG KIẾN NGHỊ 48
    KẾT LUẬN 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 53















    MỞ ĐẦU

    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
    Chương trình Hợp tác kinh tế toàn diện ĐBSCL là hoạt động liên kết mở, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp - ngư nghiệp nhằm tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn đối với hộ dân, doanh nhân Việt Nam cũng như doanh nhân nước ngoài tại vùng đất có những cánh đồng bao la chằng chịt 28.000 km sông rạch và 700 km bờ biển, một vùng đất phì nhiêu hạ lưu sông Mê Kông ra biển. Lựa chọn đường lối phát triển đặt trọng tâm vào ngành nông nghiệp - ngư nghiệp trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL là Chính phủ mong muốn giải quyết căn bản về nhu cầu thực phẩm và cán cân ngoại thương của cả nước, nhất là trong sự hội nhập và phân công tối đa với khu vực kinh tế đô thị và ngoại thương.
    Thấy rõ tiềm năng và thực trạng này, để cùng ổn định và phát triển bền vững kinh tế - xã hội toàn vùng, với truyền thống gắn bó lâu đời với các địa phương, trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Ban chỉ đạo Diễn đàn Hợp tác kinh tế ĐBSCL và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM); Thỏa thuận liên kết song phương với 13 tỉnh, thành phố của ĐBSCL, là hạt nhân trong điều phối phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành ủy và Ủy ban nhân dân TP.HCM luôn quan tâm mở rộng sự hợp tác liên kết toàn diện với các tỉnh, thành phố ĐBSCL, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp - ngư nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ để ổn định sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực cho vùng và cả nước.
    Từ năm 2000 đến tháng 6/2011, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ký kết với 13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) các chương trình hợp tác phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng tỉnh. Cụ thể TP.HCM là một thành phố là có đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập. Ngoài ra, TP.HCM còn có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, mạng lưới điện, bưu chính viễn thông .) và hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện .) được xây dựng hoàn chỉnh, có thể thỏa mãn tương đối nhu cầu của người dân thành phố và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, là các khu công nghiệp - khu chế xuất đã và đang hoạt động nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động địa phương và các tỉnh. Đối với vùng ĐBSCL có những lợi thế là nơi sản xuất hơn 50% sản lượng lúa của cả nước, cung cấp 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây, 52% sản lượng thủy sản và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Ngoài ra vùng ĐBSCL cũng là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của TP.HCM và là cửa ngõ giao thương quan trọng. Từ những lợi thế của từng tỉnh và các ngành nghề được đánh giá là một trong những ngành chủ lực và đột phá nhằm phát triển cơ chế liên kết giữa vùng ĐBSCL - TP.HCM cho nên TP.HCM đã thực hiện ký kết chương trình hợp tác liên kết với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL như sau: Long An (năm 2007), Kiên Giang (2006), Vĩnh Long (năm 2009), Tiền Giang (năm 2004), An Giang (năm 2007), Bến Tre (2009), Trà Vinh (năm 2009), Bạc Liêu (năm 2009), Sóc Trăng (năm 2009), Hậu Giang (2006), Cần Thơ (năm 2001), Long An (năm 2001), CàMau (năm 2009), Đồng Tháp (năm 2007). Kể từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2011, TP.HCM đã ký kết hợp tác tại 13/13 tỉnh là 782 dự án tổng trị giá ước khoảng 198.680 tỷ đồng vào 13 tỉnh nêu trên. Những lĩnh vực hợp tác về kinh tế được đề xuất trong các chương trình hợp tác bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ; về xã hội là y tế, giáo dục, văn hóa thông tin; về hạ tầng kỹ thuật có giao thông vận tải và bảo vệ môi trường. Trong đó chủ yếu hợp tác trên các lĩnh vực xây dựng kết nối hạ tầng giao thông (cầu, đường), đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư, đầu tư các dự án về nông nghiệp và công nghiệp, đầu tư bảo vệ môi trường lưu vực nước sông, để thúc đẩy phát triển đầu tư sản xuất, trao đổi, vận tải hàng hóa giữa các doanh nghiệp và vận chuyển hành khách giữa thành phố với tỉnh. Mục tiêu của các chương trình hợp tác này là khai thác những lợi thế, tiềm năng của từng địa phương để tái cấu trúc các ngành kinh tế - xã hội - hạ tầng kỹ thuật - môi trường của thành phố và các tỉnh trong vùng. Thời gian qua, các doanh nghiệp của thành phố đã đến tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư nhiều dự án tại các tỉnh như Long An, Kiên Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Long An, Cà Mau, Đồng Tháp. Những tỉnh này có lợi thế là giá thuê đất tại khu công nghiệp thấp hơn so với mặt bằng giá của TP.HCM. Việc hợp tác nói trên đã mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế cũng như về xã hội giữa các tỉnh, thành trong vùng, cụ thể như giúp các địa phương chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế từ một tỉnh thuần nông nghiệp chuyển sang công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh, nhằm góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân địa phương và giảm bớt xu hướng di dân trong độ tuổi lao động vào thành phố.
    Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện những chương trình hợp tác này đã gặp nhiều khó khăn như chưa xác định cụ thể ngành công nghiệp hoặc dịch vụ cần tập trung phát triển dẫn đến tình trạng mỗi tỉnh, thành phát triển các ngành kinh tế một cách dàn trải, thiếu định hướng chiến lược chung cho toàn vùng, không chú trọng phát triển những ngành có lợi thế của từng địa phương. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay và tương lai.
    Mặt khác, trong những năm qua chưa hình thành quy chế về cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL và TP.HCM. Thực tế diễn ra cho thấy các doanh nghiệp của TP.HCM ký kết hợp tác sản xuất - kinh doanh với các doanh nghiệp của các tỉnh ĐBSCL theo xu hướng tự phát nhỏ lẻ, không theo quy chế chung. Do đó, vấn đề đặt ra là cần đánh giá thực trạng cơ chế liên kết kinh tế giữa TP.HCM với các tỉnh vùng ĐBSCL trong thời gian qua; đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hình thành và phát triển quy chế phối hợp về cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL và TP.HCM trong những năm tới. Vì vậy, việc nghiên cứu chuyên đề “Cơ chế liên kết kinh tế giữa vùng ĐBSCL và TP.HCM - Thực trạng và giải pháp” là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
    II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...