Luận Văn Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO: thực tiễn và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC VIÉT TẮT

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ sơ ĐÒ

    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẺ cơ CHẾ GIẢI QUYÉT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI CỦA TỎ CHỨC THƯƠNG MẠI THÉ GIỚI .4

    1.1. Sự hình thành và phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO., 4

    1.1.1. Cơ chế giải quyểt tranh chấp của GATT .4

    1.1.2. Những bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 6

    1.2. Đặc điểm về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 10

    1.2.1. Đặc điểm về cơ sở pháp lý .10

    1.2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO 12

    1.2.3. Đặc điểm về tổ chức của cơ quan giải quyết tranh chấp trong phạm vi của

    WTO 7 .15

    1.2.4. Đặc điểm về thủ tục và quy trình giải quyết tranh chấp 17

    1.2.5. Những đặc điểm khác trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 21

    1.3. Những điểm tiến bộ trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO so với GATT .T .24

    1.3.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã xóa bỏ nguyên tắc đồng thuận

    thuận của GATT để thay vào đó là nguyên tắc đồng thuận nghịch 25

    1.3.2. Các phán quyết của Ban Hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm có tính ràng

    buộc cao hơn về pháp lý 25

    1.3.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO quy định cụ thể và rõ ràng hơn về

    thời hạn giải quyết tranh chấp so với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT .26

    1.3.4. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có tính thống nhất hơn so với cơ chế

    giải quyết tranh chấp của GATT .28

    1.3.5. Cơ chế giải quyết của WTO đưa ra quy định mới về đánh giá giữa kỳ và giai

    đoạn phúc thẩm .29

    CHƯƠNG 2: THựC TIỄN GIẢI QUYÉT TRANH CHẤP CỦA WTO 31

    2.1. Tình hình giải quyết tranh chấp của WTO từ 1995 đến nay .31

    2.1.1. Số liệu về các vụ việc tranh chấp được WTO giải quyết .31
    2.1.2. Số liệu thống kê về sự tham gia của các thành viên vào cơ chế tranh chấp

    WTO .1 .36

    2.1.3. Số liệu thống kê về tranh chấp theo mặt hàng và tranh chấp liên quan đến các

    hiệp định của WTO .41

    2.2. Một số tranh chấp điển hình và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 44

    2.2.1. Tranh chấp giữa Hoa Kỳ, Canada và Argentina đối với Eư về sản phẩm nông

    nghiệp biến đổi gen (DS 291, DS 292, DS 293) .44

    2.2.2. Trung Quốc kiện Hoa Kỳ về việc đánh thuế chổng bán phá giá và thuế đối

    kháng lên một số mặt hàng của nước này nhập khẩu vào Hoa Kỳ (DS379) 48

    2.2.3. Tranh chấp liên quan đến phương pháp zeroing của Hoa Kỳ 52

    2.2.4. Vụ kiện đầu tiên do Việt Nam khởi xướng liên quan đến vụ kiện chống bán

    phá giá của Hoa Kỳ đối với tôm đông lạnh của Việt Nam .56

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẺ VIỆT NAM VẬN DỤNG THÀNH CÔNG cơ CHÉ GIẢI QUYÉT TRANH CHẤP CỦA WTO 68

    3.1. Dự báo về xu hướng gia tăng tranh chấp thương mại quốc tế trong WTO

    và khả năng tham gia của Việt Nam .68

    3.1.1. Dự báo xu hướng gia tăng tranh chấp thương mại trong WTO trong thời gian

    tới 68

    3.1.2. Dự báo khả năng tham gia của Việt Nam trong các vụ kiện tại WTO 74

    3.2. Giải pháp để Việt Nam chủ động tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp

    của WTO .I .83

    3.2.1. Nhóm giải pháp giúp Việt Nam hạn chế nguy cơ bị kiện 83

    3.2.2. Nhóm giải pháp để Việt Nam tham gia một cách chủ động vào việc giải

    quyết tranh chấp tại WTO .87

    3.2.3. Nhóm các giải pháp khác .92

    KÉT LUẬN 95

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

    PHỤ LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Năm 1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời, trở thành một diễn đàn đàm phán để các quốc gia trên mọi châu lục ký kết các hiệp định thương mại với ý nghĩa là “luật chơi” giữa các nước thành viên nhàm mục đích tự do hóa thương mại và thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế. Là một phần không thế thiếu trong tổ chức này, cơ chế giải quyểt tranh chấp thương mại của WTO đã góp phần đảm bảo các “luật chơi” của WTO được thực hiện nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các thành viên WTO. Thực tế đã cho thấy rằng, cơ chế này đang hoạt động ngày càng có hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khố của WTO và được nhiều thành viên sử dụng để giải quyết tranh chấp. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu để nắm vững cơ chế này là điều hết sức cần thiết.

    Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình. Ngày 1 tháng 2 năm 2010, Việt Nam chính thức khởi kiện Hoa Kỳ ra WTO về việc Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ. Đây là tranh chấp đầu tiên do Việt Nam khởi kiện kể từ khi gia nhập WTO và nó cho thấy những nỗ lực mới của Việt Nam trong việc tận dụng những lợi ích có được từ việc gia nhập WTO để bảo vệ quyền lợi của mình. Sự kiện này dù thất bại hay thành công cũng vẫn sẽ là một bước khởi đầu cần thiết và mở đường cho những vụ kiện tiếp theo để Việt Nam có thể tiến xa hon trong việc bảo vệ lợi ích thương mại của mình trước các thành viên phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU) . Vì vậy, để có thể giải quyết hiệu quả tranh chấp này và những tranh chấp sắp tới, việc trang bị những hiểu biết cơ bản cũng như việc theo sát và phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp của WTO, nghiên cứu những vụ kiện điển hình của các nước thành viên để rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp quả là hết sức cần thiết.

    Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO: thực tiễn và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    ã Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và thực tiễn giải quyết tranh chấp của các nước thành viên WTO trong thời gian qua, đề tài rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc vận dụng cơ chế này để bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp liên quan đến thực thi cam kết trong WTO.

    ã Nhiệm vụ nghiên cửu

    Để đạt được mục đích nêu trên đề tài có nhiệm vụ:

    - Tìm hiểu về cơ chế giải giải quyết tranh chấp của tổ chứcThương mại Thể giới (WTO).

    - Tìm hiểu thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại của WTO: đưa ra cái nhìn tổng quát về tình hình giải quyết tranh chấp và phân tích một số vụ tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên WTO để làm rõ hơn tình hình đó và đưa ra một số nhận xét.

    - Đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ chế này: tìm ra những ưu điểm, những tiến bộ của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO so với tiền thân của nó là cơ chế giải quyết tranh chấp GATT 1947 và các cơ chế giải quyết tranh chấp khác; những điểm còn hạn chế, những vấn đề đang phát sinh của cơ chế giải quyết này.

    - Tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước thành viên WTO đã tham gia nhiều trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại và từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để có thể giải quyết các tranh chấp thương mại một cách hiệu quả nhất.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các quy định của WTO về cơ chế giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của khóa luận còn bao gồm cả các vụ kiện về thương mại quốc tế trong phạm vi của WTO.

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở những tranh chấp của các nước thành viên WTO từ năm 1995 đến năm 2010. Khi đề xuất giải pháp vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam, khóa luận kiến nghị những giải pháp cho giai đoạn từ nay đến 2015 và xa hơn, đến năm 2020.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập, phương pháp thống kê; phương pháp phân tích thông tin; phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp diễn giải - quy nạp; phương pháp đối chiếu - so sánh; phương pháp mô tả - khái quát và phương pháp hệ thống hóa.

    5. Kết cấu của đề tài

    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:

    Chương 1: Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO

    Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp của WTO

    Chương 3: Giải pháp để Việt Nam vận dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...