MỤC LỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI iv LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI VẬN DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY 3 I. Tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) 3 1. Từ cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 3 1.1. Những bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 3 1.2. Sự cần thiết phải xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 5 2. Những điểm mạnh và những hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 6 2.1. Những điểm mạnh 6 2.2. Những hạn chế 10 II. Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may 12 1. Các tranh chấp về thương mại hàng dệt may trong phạm vi của WTO 12 1.1. Đặc điểm về hàng dệt may và thương mại hàng dệt may 12 1.2. WTO và thương mại hàng dệt may 13 1.3. Đặc điểm của các tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ WTO 14 2. Các quy định trong Hiệp định ATC về giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may 15 2.1. Hiệp định ATC 15 2.2. Giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định ATC 16 3. Vì sao phải vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may? 17 3.1. Vì Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO 17 3.2. Vì tranh chấp về hàng dệt may đã nằm trong phạm vi điều chỉnh của WTO 17 3.3. Vì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO góp phần tích cực trong việc thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế dựa trên tự do hoá thương mại và sự bình đẳng giữa các nước giàu và các nước nghèo 17 CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG VIỆC VẬN DỤNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY VÀ RÚT RA BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 19 I. Kinh nghiệm của Trung Quốc 19 1. Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Trung Quốc 19 2. Vụ kiện: Ấn Độ kiện Mỹ về quy tắc xuất xứ hàng dệt may và sự tham gia của Trung Quốc 20 2.1. Tóm tắt vụ kiện 20 2.2. Tiến trình vụ kiện 20 3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 22 II. Kinh nghiệm của Pakistan 23 1. Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Pakistan 24 2. Vụ kiện: chế độ hạn ngạch đối với sợi cotton chải kỹ nhập khẩu từ Pakistan vào Mỹ và sự vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ phía Pakistan 25 2.1. Tóm tắt vụ kiện 25 2.2. Diễn biến 25 2.3. Giai đoạn xem xét tại Cơ quan giám sát dệt may 25 2.4. Giai đoạn đưa vụ kiện lên giải quyết tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO 26 3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 28 III. Kinh nghiệm của Ấn Độ 30 1. Nhận xét chung về thương mại hàng dệt may của Ấn Độ 31 2. Vụ kiện: “Cộng đồng Châu Âu - Thuế chống bán phá giá với ga trải giường và vỏ gối cotton nhập khẩu từ Ấn Độ” và sự vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO từ phía Ấn Độ 32 2.1. Tóm tắt vụ kiện 32 2.2. Diễn biến 32 2.3. Tiến trình vụ kiện khi đưa lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO 33 2.4. Hậu phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm. 34 3. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 34 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG THÀNH CÔNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY 37 I. Dự báo khả năng phát sinh tranh chấp về thương mại hàng dệt may liên quan đến Việt Nam sau khi gia nhập WTO 37 1. Cơ sở để dự báo 37 1.1. Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam 37 1.2. Vị trí thương mại hàng dệt may Việt Nam trên thế giới 37 1.3. Thách thức đối với dệt may Việt Nam hậu WTO 38 2. Khả năng phát sinh tranh chấp về hàng dệt may 40 II. Một số kiến nghị cụ thể 40 1. Đối với Nhà nước 40 1.1. Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và pháp luật của WTO nói riêng 40 1.2. Thành lập bộ phận chuyên trách để đặc biệt theo dõi tiến trình về giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế nói chung và thương mại hàng dệt may nói riêng 42 2. Đối với Hiệp hội ngành Dệt may 43 2.1. Hiệp hội dệt may cần nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp với chính phủ 43 2.2. Hiệp hội dệt may cần tăng cường hơn nữa trong việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện liên quan đến thương mại hàng dệt may 45 2.3. Hiệp hội dệt may cần thành lập một bộ phận chuyên trách về giải quyết tranh chấp kết hợp với bộ phận chuyên trách của Bộ Công Thương 46 3. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu dệt may 46 3.1. Nâng cao nhận thức về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nói riêng 46 3.2. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp khác trong việc chủ động đối phó với các tranh chấp có thể xảy ra 47 4. Các giải pháp khác 48 4.1. Tham gia vào vụ kiện với tư cách bên thứ ba 48 4.2. Thúc đẩy công tác vận động hành lang (lobby) và quan hệ công chúng (public relations) 49 KẾT LUẬN 50 CÁC PHỤ LỤC (được xếp số trang riêng và được đánh ở bên dưới của trang) Phụ lục số 1: Thỏa thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU) 2 Phụ lục số 2: Trích dẫn một số điều của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại năm 1947 31 Phụ lục số 3: Trích dẫn một số điều của Hiệp định về Quy tắc xuất xứ 33 Phụ lục số 4: Hiệp định hàng Dệt may 35 Phụ lục số 5: Trích dẫn một số điều của Hiệp định chống bán phá giá 50 Phụ lục số 6: Sơ đồ quy trình giải quyết tranh chấp 64 Phụ lục số 7: Cơ cấu tổ chức của Tổ chức thương mại Thế giới 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Ngày 11/01/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải tuân theo “luật chơi chung” của WTO, cụ thể phải thực hiện các cam kết trong các hiệp định đa biên, trong đó có Hiệp định hàng Dệt may (ATC) và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được đánh giá là có nhiều ưu việt hơn so với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT trước đây. Và việc vận dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trong trường hợp có sự vi phạm từ phía các thành viên khác, cũng như trong việc tự bảo vệ mình khi bị các nước khác khiếu kiện. Tuy nhiên, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, việc vận dụng thành công cơ chế này cũng là một thách thức lớn. Điều này đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ, cụ thể hơn cả trên lý thuyết cũng như việc giải quyết tranh chấp trong thực tế. Ngoài ra, nghiên cứu việc vận dụng cơ chế này còn đặc biệt quan trọng trong thương mại hàng dệt may, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu hàng dệt may là nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, với kim ngạch trên 5,8 tỷ đôla vào năm 2006. Ngay khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, nhiều thành viên khác của WTO như EU, Mỹ, . cũng đang tìm những sơ hở của những doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam để kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, Trong hoàn cảnh như vậy, việc tìm hiểu kỹ để vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vào giải quyết các tranh chấp về thương mại hàng dệt may là rất cần thiết. Với tất cả những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn vấn đề “Vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đối với Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho công trình tham dự cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2007” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, yếu của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước đang phát triển trong việc vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO khi giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may, đề tài đề xuất giải pháp để Việt Nam vận dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may có thể sẽ xảy ra giữa Việt Nam với các nước thành viên khác của WTO trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của WTO liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ của WTO. Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm cả các quy định của Việt Nam, của WTO về xuất khẩu hàng dệt may và kinh nghiệm của một số nước trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may thuộc khuôn khổ của WTO. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong khuôn khổ của một đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học, do hạn chế về thời gian và cả về thời lượng, đề tài không có tham vọng phân tích mọi vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở phân tích về việc giải quyết tranh chấp liên quan đến thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ của WTO. Khi lựa chọn một số nước đang phát triển để phân tích, nhóm nghiên cứu cũng giới hạn sự lựa chọn chỉ ở ba nước là Trung Quốc – một nước Châu Á nhưng cũng là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và Ấn Độ, Pakistan – hai nước cũng ở Châu Á, tuy có nhiều điểm khác biệt với Việt Nam nhưng cũng là hai nước có thế mạnh trong việc xuất khẩu hàng dệt may. Ba nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan đã gia nhập WTO trước Việt Nam và cũng đã theo đuổi các vụ kiện về thương mại hàng dệt may trong khuôn khổ của WTO. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phân tích, thống kê, hệ thống hoá và luận giải. Phương pháp so sánh luật học cũng được áp dụng để nêu bật những điểm mạnh trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO so với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng như làm rõ những vị trí khác nhau của ba nước Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan khi những nước này tham gia vào quá trình tố tụng tại WTO. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Sự cần thiết phải vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may. Chương 2: Tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước đang phát triển trong việc vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may và rút ra bài học cho Việt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị để Việt Nam vận dụng thành công cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong giải quyết tranh chấp về thương mại hàng dệt may.