Luận Văn Cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO

    LỜI MỞ ĐÀU: 1


    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ WTO VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 3


    Sơ lược về WTO và sự ra đời của WTO .3


    1.1.1. Tiền thân của WTO - GATT 3


    1.1.2. Sự ra đời của WTO 6


    1.2. Cơ cấu tổ chức của WTO .10


    1.2.1. Hội nghị Bộ trưởng .10


    1.2.2. Đại Hội Đồng .7 11


    1.2.3. Các Hội đồng giám sát thực hiện các hiệp định thương mại đa phương .11


    1.2.4. Các cơ quan thực hiện chức năng hành chính 12


    1.3. Khái quát về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 13


    1.3.1. Tiền thân và sự ra đời của cơ chế giải quyết tranh chap WTO 13


    1.3.1.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 13


    1.3.1.2. Sự ra đời cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO 16


    1.3.2. Phạm vi các loại khiếu kiện được giải quyết theo cơ chế giải


    quyết tranh chấp WTO 17


    1.3.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO . .19


    1.3.4. Giải quyết tranh chấp bằng thủ tục của cơ quan giải quyết tranh chấp- DSB . 20


    1.3.5. Giải quyết tranh chấp bằng các phương thức khác trong khuôn khổ WTO 21


    CHƯƠNG 2. Cơ CHÉ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO .23


    2.1. Giải quyết tranh chấp bằng thủ tục của cơ quan giải quyết tranh chấp 23


    2.1.1. Cơ quan giải quyết tranh chấp .23


    2.1.1.1. Cơ cấu tổ chức 23


    2.1.1.2. Chức năng hoạt động và thẩm quyền của cơ quan giải


    quyết tranh chấp WTO 24


    2.1.2. Thủ tục tham vấn 26


    2.1.2.1. Trình tự thủ tục tham vấn 26


    2.1.2.2. Vai trò của thủ tục tham vấn 28


    2.1.3. Nhóm chuyên gia 30


    2.1.3.1. Thành lập và cơ cấu tổ chức của nhóm chuyên gia . 30


    2.1.3.2. Chức năng và hoạt động của nhóm chuyên gia . 33


    2.1.4. Cơ quan phúc thẩm .36


    2.1.4.1.Cơ cấu tổ chức .36


    2.1.4.2. Chức năng và hoạt động của cơ quan phúc thẩm 37


    2.1.5. Thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia và cơ quan phúc thẩm 38

    2.1.5.1. Thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia 39


    2.1.5.2. Thông qua báo cáo của cơ quan phúc thẩm .41


    2.1.6. Quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp .41


    2.1.6.1 .Thực hiện quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp 41


    2.1.6.2. Hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ thực thi quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp .43


    2.2. Giải quyết tranh chấp bằng các phương thức khác trong khuôn khổ WTO 45


    2.2.1. Giải quyết tranh chấp thông qua môi giới, trung gian, hòa giải .45


    2.2.2. Giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài .47


    2.2.2.1. Trọng tài trong khuôn khổ DSU 47


    2.2.2.2. Trọng tài ngoài khuôn khổ DSU 49


    2.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp đặc biệt 51


    2.3.1. Thủ tục giải quyết tranh chấp đặc biệt đối với các quốc gia đang và kém phát triển 51


    2.3.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp đặc biệt được quy định trong các hiệp định thương mai đa biên 55


    CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO . 58


    3.1. Thực tiễn hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO 58


    3.2. Ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO 62


    3.3. Những khuyết điểm của cơ chế giải quyết tranh chap WTO 66


    3.4. Hướng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO .71


    KẾT LUẬN: 78

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 11 tháng 01 năm 2007, từ đó mở ra một bước ngoặc mới trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Trở thành thành viên của WTO bên cạnh những cơ hội to lớn cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức mới cần phải vượt qua.


    Nếu ví Việt Nam như một con thuyền vươn ra biển lớn hội nhập thì con thuyền ấy luôn phải đối mặt với những thách thức mà đại dương mang lại. Và một trong những thách thức lớn nhất đối với Việt Nam khi gia nhập WTO là phải tuân thủ luật chơi chung của nền thương mại toàn cầu trong điều kiện còn hạn chế về kinh nghiệm cũng như đội ngũ nguồn nhân lực có kiến thức pháp luật thương mại quốc tế, nếu vi phạm luật chơi chung đó Việt Nam phải đối mặt với những nguy cơ tranh chấp thương mại từ các thảnh viên khác của WTO. Chính vì thế, việc trang bị những kiến thức về pháp luật thương mại quốc tế nói chung cũng như những quy định của WTO nói riêng về giải quyết tranh chấp là hết sức cần thiết trong hành trang hội nhập, để từ đó Việt Nam có thể chủ động đối phó với những tranh chấp phát sinh cũng như sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế như một công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trong nền thương mại toàn cầu.


    Đó cũng là lý do để người viết chọn nghiên cứu đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới - WTO”.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Cơ ché giải quyết tranh chấp WTO là một phạm trù khá rộng và thiên về kỹ thuật lập pháp cao. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài nghiên cứu, người viết tập trung đi sâu nghiên cứu về thủ tục giải quyết tranh chấp của DSB- là trục xương sống cũng như đóng vai trò chủ đạo trong cơ ché giải quyết tranh chap WTO, đồng thời nghiên cứu một cách tổng quan về các phương thức giải quyết tranh chấp khác trong khuôn khổ WTO và từ đó đưa ra những phân tích, nhận định khách quan về những ưu điểm, khuyết điểm cũng như đề xuất hướng hoàn thiện về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.


    3. Mục đích nghiên cứu


    Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO cũng như đang và sẽ phải đối mặt với những tranh chấp thương mại quốc tế, mục đích mà người viết mong muốn hướng đến là có một cái nhìn khách quan và đa chiều hơn về những tranh chấp thương mại quốc tế đặc biệt là hiệu quả hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chap WTO, những thuận lợi, khó khăn cũng như thách thức của cơ chế giải quyết tranh chấp này đối với các thành viên của WTO nói chung cũng như các nước đang phát triển đặc biệt là Việt Nam nói riêng.

    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để thực hiện đề tài này người viết sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp phân tích luật viết; phương pháp so sánh; thống kê tổng hợp từ thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp để có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.


    5. Kết cẩu để tài


    Đề tài được bố cục gồm ba phàn:


    - Lời nói đầu


    - Phần nội dung gồm ba chương:


    + Chương 1: Khái quát chung về WTO và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO


    + Chương 2: Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO


    + Chương 3: Thực tiễn hoạt động và hướng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp WTO Kết luận
     

    Các file đính kèm:

    • 6-.pdf
      Kích thước:
      27.7 MB
      Xem:
      0
Đang tải...