Chuyên Đề Cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty giấy Việt Nam - Thực trạng & Giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời giới thiệu
    CHƯƠNG I: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA VỐN TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH DOANH VÀ CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1
    I. Tập đoàn kinh doanh: Khái niệm, đặc điểm và các mô hình 1

    1. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh doanh 1
    1.1. Khái niệm mô hình Tập đoàn kinh doanh 1
    1.2. Tính tất yếu của các Tập đoàn kinh doanh 1
    1.3. Các phương thức hình thành các Tập đoàn kinh doanh 3
    2. Đặc điểm của Tập đoàn kinh doanh 4
    3. Vai trò, ý nghĩa của các Tập đoàn kinh doanh 4
    4. Các hình thức chủ yếu của Tập đoàn kinh doanh 6
    4.1. Căn cứ vào phương thức hình thành và các nguyên tắc tổ chức 6
    4.2. Căn cứ vào các hình thức biểu hiện và tên gọi 7
    II. Cơ chế điều hòa vốn trong các Tập đoàn kinh doanh 8
    1. Vốn và yêu cầu sử dụng vốn có hiệu quả 9
    1.1. Khái niệm vốn 9
    1.2. Tầm quan trọng của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp . 10
    1.2.1. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 10
    1.2.2. Tầm quan trọng của vốn hay yêu cầu sử dụng vốn có hiệu quả 11
    2. Cơ chế điều hòa vốn trong các Tập đoàn kinh doanh 12
    2.1. Sự cần thiết phải tiến hành điều hòa vốn trong các TĐKD. 12
    2.2. Các hình thức điều hòa vốn trong các Tập đoàn kinh doanh. 13
    2.1.1. Các Tâp đoàn điều hòa vốn thông qua các tổ chức tài chính . 13
    2.2.2. Các HOLDING COMPANY ( Công ty Mẹ ) 16
    2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa vốn trong các TĐKD. 17
    2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 17
    2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô. 17
    III. Tổng công ty theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam và cơ chế điều hòa vốn trong các Tổng công ty Nhà nước (TCT) 19
    1. Tổng công ty theo mô hình Tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam. 19
    1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước. 19
    1.2. Một số kết quả ban đầu 20
    2. Cơ chế điều hòa vốn trong các TCT Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. 21
    2.1. Cơ chế điều hòa vốn 21
    2.1.1. Các TCT Nhà nước chưa hình thành các tổ chức tài chính trung gian. 21
    2.1.2. Các TCT Nhà nước đã hình thành các tổ chức tài chính trung gian. 25
    2.2. Một số tồn tại cơ bản của cơ chế điều hòa vốn trong các TCT Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 26
    CHƯƠNG II: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA VỐN Ở TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 28
    I. Khái quát về Tổng công ty Giấy Việt Nam. 28

    1. Lịch sử hình thành và phát triển 28
    2. Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức 30
    3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. 34
    II. Thực trạng cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam. 37
    1. Các hình thức điều hòa vốn hiện nay ở Tổng công ty Giấy Việt Nam 38
    1.1. Điều động tài sản và vốn giữa các doanh nghiệp thành viên 38
    1.2. Trích lập và sử dụng các quỹ tài chính tập trung. 30
    1.3. Điều động vốn bằng cơ chế vay trả với lãi suất nội bộ. 45
    2. Đánh giá công tác điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam 47
    2.1. Một số kết quả đã đạt được trong công tác điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam 47
    2.2. Một số tồn tại cơ bản trong cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam 49
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA VỐN Ở TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 51
    I. Quy hoạch đầu tư phát triển ngành công nghiệp giấy và quan điểm cơ bản của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong công tác điều hòa vốn 51
    1. Quy hoạch đầu tư phát triển ngành công nghiệp Giấy Việt Nam 51
    2. Các căn cứ và quan điểm cơ bản của Tổng công ty Giấy trong công tác điều hoà vốn 54
    II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế điều hòa vốn ở TCT Giấy Việt Nam 55
    1. Tiến tới thành lập công ty tài chính , công ty bảo hiểm ngành Giấy. 55
    2. Ban hành chính sách công khai, cụ thể về kế hoạch và phương thức điều hòa vốn 58
    3. Đầu tư vào các doanh nghiệp thành viên kinh doanh có hiệu quả 60
    4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác điều hòa vốn. 61
    5. Xây dựng hệ thống thông tin tài chính nội bộ 62
    6. Kết hợp sự quản lý, điều tiết về vốn của Tổng công ty với việc đẩy mạnh phân cấp quản lý vốn giữa các doanh nghiệp thành viên. 63
    7. Cổ phần hóa một số doanh nghiệp vừa và nhỏ 64
    8. Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp giấy Việt Nam. 64
    9. Phát hành trái phiếu công trình để huy động vốn 66
    III. Một số kiến nghị với Nhà nước để thực hiện giải pháp. 69
    1. Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhà nước 69
    2. Kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn ngân sách. 70
    3. Kiến nghị phục vụ chương trình đầu tư phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam. 70
    Kết luận 72
    Tài liệu tham khảo 73
    Lời giới thiệu


    Việt Nam đã và đang có sự chuyển mình từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN , bao gồm nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trong những năm qua, dù có những tồn tại song các xí nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế, các xí nghiệp, liên hiệp xí nghiệp, . đã ngày càng bộc lộ những yếu kém trong việc gánh vác vai trò nắm giữ các lĩnh vực kinh tế huyết mạch mà Đảng và nhà nước giao phó. Chính vì vậy, theo Quyết định 91/TTg ra ngày 7-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ, mô hình Tập đoàn kinh doanh đã ra đời và hoạt động ở Việt Nam. Mô hình này có tác dụng thúc đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời thực hiện chủ trương xoá bỏ dần chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp trung ương với doanh nghiệp địa phương, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với mọi thành phần kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
    Từ khi được thành lập, các tổng công ty được thành lập theo Quyết định 91/TTg bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vừa mới được thành lập, các Tổng công ty được thành lập theo Quyết định 91/TTg đã không tránh khỏi những khó khăn nhất định khi tiếp cận mô hình hoạt động mới. Trước những thách thức đó, đặc biệt phải đối mặt với xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu, xu hướng hội nhập khu vực ( đặc biệt là tiến trình hội nhập ASEAN ), để tồn tại và phát triển các Tổng công ty được thành lập theo Quyết định 91/TTg phải không ngừng tự đổi mới toàn diện nhằm nâng cao sức cạnh tranh của chính bản thân mình.
    Điều hòa vốn là một khía cạnh trong các hoạt động tài chính của các Tổng công ty, là nội dung không thể thiếu để đảm bảo cho hoạt động của Tổng công ty nói chung và việc phân phối vốn nói riêng có hiệu quả. Vốn là điều kiện tiên quyết cho sự hoạt động của mỗi doanh nghiệp , do đó nó phải được đầu tư vào những nơi có khả năng sinh lợi cao nhất. Tuy nhiên, thực hiên điều hòa vốn ra sao vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, cũng như sự quan tâm của bản thân đối với sự phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam, sau một thời gian thực tập tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
    Bố cục của chuyên đề như sau:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ chế điều hòa vốn trong các Tập đoàn kinh doanh và các Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam.
    Chương II: Cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam.
    Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam.
    Do sự hạn chế về kiến thức và do thời gian có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô, các cô chú ở Phòng Tài chính - Kế toán Tổng công ty Giấy Việt Nam, . để bài viết của em hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Hà nội ngày12 tháng 5 năm 2001
    Sinh viên
    Phạm Kim Bảng
     
Đang tải...